Số lượt truy cập
Hôm nay 30415
Hôm qua 58866
Tuần này 193985
Tháng này 3231811
Tất cả 193027395
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 19/02/2019
Tăng cường các biện pháp trồng và chăm sóc rừng gỗ lớn.

Hiện nay điều kiện thời tiết vụ Xuân rất thuận lợi trong việc trồng và chăm sóc rừng. Để trồng và chăm sóc rừng sản xuất thâm canh gỗ lớn mang lại hiệu quả cao cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:

Về phương thức và mật độ trồng:

Phương thức trồng:Trồng thuần hoặc trồng hỗn giao.

Mật độ trồng: Tùy theo phương thức trồng, loài cây trồng và nhóm đất để trồng với mật độ phù hợp. Cụ thể: Keo tai tượng Australia dòng 20135, keo lai hom (BV10, BV16, BV32), keo tai tượng Hàm Yên... mật độ từ 1.100-1.660 cây/ha; Bạch đàn mô, hom: 1.660 cây/ha; Mỡ 2.500 cây/ha; Lát hoa: 800 cây/ha; Sao đen, Xoan ta: 1.660 cây/ha.....

 Đối với diện tích rừng trồng gỗ lớn năm thứ nhất nên kết hợp phương thức canh tác nông lâm kết hợp bằng trồng rừng gỗ lớn kết hợp cây nông nghiệp ngắn ngày hoặc cây dược liệu  dưới tán rừng.... để lấy ngắn nuôi dài phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

Cơ cấu giống chủ yếu: Keo tai tượng nhập khẩu Australia, Keo lá tràm, Keo lai mô (dòng BV10, BV16, BV32...), Keo tai tượng, Lát hoa, Trám trắng, Xoan ta, Sao đen.....cây giống yêu cầu xanh tốt, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không nhiều thân, bộ rễ phát triển tốt, có nguồn gốc rõ ràng.

Về kỹ thuật trồng:

- Xử lý thực bì: Xử lý thực bì toàn diện, xong trước khi trồng rừng ít nhất 1 tháng. Thực bì được phát sạch, sát gốc không cao quá 10cm. Thực bì phát dọn xong được thu gom thành giải theo đường đồng mức, không được đốt.

- Đào hố và bón phân: Cuốc hố so le hình nanh sấu. Đối với Lát hoa, Sao đen, Trám trắng, kích thước hố: 40x40x40cm; đối với Keo và Xoan ta... kích thước hố 30x30x30cm.

Lưu ý: Khi cuốc hố để lớp đất mặt tơi xốp sang một bên, lớp đất phía dưới hố sang một bên.

Bón phân và lấp hố:

Bón phân: Dùng phân chuyên dùng bón lót như: N.P.K 5.10.3, N.P.K 6.8.4... với lượng 0,2 kg/hố hoặc 0,2 kg phân vi sinh/hố.

Trộn đều lớp đất mặt với phân bón lót, lấp khoảng 1/3 đáy hố. Phải xong trước khi trồng rừng từ 15 – 20 ngày.

Kỹ thuật trồng: Chọn những ngày râm mát hoặc mưa nhỏ, đất đủ ẩm đem cây đi trồng. Xé bỏ vỏ bầu, đặt cây vào giữa hố, bầu và thân cây thẳng đứng, lấp đất nhỏ, nén chặt xung quanh (tránh làm vỡ bầu). Lấp đất tơi xốp đầy hố thành hình mâm xôi cao hơn mặt đất tự nhiên từ 3-5cm. Cây cao từ 1 m trở lên cần cắm cọc để cố định cây tránh để gió lay gốc. Những nơi gần đường cần rào xung quanh để bảo vệ.

Chăm sóc cây năm 1: Sau khi trồng ít nhất 1 tháng phải kiểm tra tỷ lệ cây sống, tiến hành trồng dặm những cây bị chết. Cây trồng dặm phải có kích thước tương đồng với cây đã trồng, đảm bảo cây sống sau khi trồng dặm đạt trên 90%.

Phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại ....kết hợp xới đất, vun gốc xung quanh hố tạo điều kiện cho cây sinh trưởng  thuận lợi.

Chăm sóc cây năm thứ 2, thứ 3: chăm sóc 1 năm 2 lần: lần 1 tháng 3-4, lần 2 tháng 10-11. Tổ chức phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại. Giữ lại chăm sóc và bảo vệ những cây tái sinh mục đích. Xới đất, vun gốc xung quanh hố kết hợp bón thúc 0,2 kg phân NPK 5.10.3/cây vào lần chăm sóc đầu tiên, trước mùa sinh trưởng; kết hợp tỉa cành, tỉa thân (đối với cây có trên 1 thân). Bón phân theo rạch phần dốc phía trên hố, rạch sâu 4-5 cm, rộng 10-15 cm, dài 30-40cm và cách gốc 10-15 cm.

Nuôi dưỡng rừng: Cần tỉa thưa 1-2 lần tại thời điểm rừng trồng có những biểu hiện cạnh tranh không gian dinh dưỡng mạnh, cây có tán giao nhau. Lần 1 rừng tuổi 4-5, lần 2 rừng tuổi 7-8. Mật độ để lại thích hợp 800-900 cây/ha, lần 2 để lại 500-600 cây/ha, đảm bảo cây để lại phân bố đều trong rừng. Chặt bỏ cây bị sâu bệnh, bị chèn ép, cụt ngọn, không có triển vọng cung cấp gỗ lớn.

Thường xuyên kiểm tra phòng trừ sâu bệnh hại rừng. Tuyên truyền ngăn chặn người chặt phá cây trồng. Cấm chăn thả gia súc khi rừng chưa đạt chiều cao 5 m.

Nguồn tin: TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17442


Các tin khác:
 Làng hoa Đông Cương những ngày cận tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019. (29/01/2019)
 Úm cho lợn con vào mùa đông. (23/01/2019)
 Biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò. (23/01/2019)
 Một số biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho mạ và lúa mới cấy (21/01/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình liên kết hộ trong chăn nuôi gà tại xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân. (16/01/2019)
 Hiệu quả mô hình nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm tại Thành phố Thanh Hóa. (16/01/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ “Xây dựng mô hình sản xuất giống Nghêu (Meretrix lyrata)” theo quy mô hàng hóa. (19/12/2018)
 Thanh Hóa - Kết quả bước đầu từ mô hình cải tạo đàn Dê. (19/12/2018)
 Kết quả mô hình nuôi cá rô phi gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Triệu Sơn. (17/12/2018)
 Thanh Hóa: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi lợn thịt theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm" (12/12/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang