Số lượt truy cập
Hôm nay 55336
Hôm qua 39190
Tuần này 160040
Tháng này 3197866
Tất cả 192993450
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 14/11/2016
Một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản

Rét đậm rét hại dài ngày làm cho nhiều loại cá, tôm bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng. Vấn đề đặt ra cho người nuôi trồng thủy sản là phải làm cách nào để hạn chế tối đa thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra.

Để chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài trong vụ đông xuân, hạn chế thiệt hại do thời tiết lạnh giá gây ra, sau đây là một số biện pháp giúp bà con phòng chống rét cho các loài thủy sản:

1. Điều kiện ao nuôi

- Diện tích ao nuôi tốt nhất từ 500 – 1.000m2 sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc.

- Ao có hình chữ nhật và được thiết kế theo hướng Bắc – Nam.

- Mực nước trong ao từ 1,5m trở lên, tốt nhất 2 – 2,5m.

- Ao cần có nguồn nước vào ra thuận lợi để điều chỉnh mức nước.

2. Chế độ cho ăn

- Cho cá ăn đảm bảo độ đạm lớn hơn 30%, có thể bổ sung thêm một số thức ăn giầu chất béo như bột ngô. Để cá tích mỡ khi vào mùa đông để chống rét.

- Do động vật thủy sản không có khả năng tổng hợp Vitamin C. Nên người nuôi phải thường xuyên bổ sung vitamin C với liều lượng 200 – 300g cho 100kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá nuôi.

- Khẩu phẩn ăn của cá tùy thuộc vào nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ nước trên 20oC ta cho cá ăn từ 1,5 – 3% trọng lượng cá trong ao, nhiệt độ nước 18 – 200C cho ăn 1% trọng lượng cá. Đặc biệt khi nhiệt độ nước dưới 180C ta ngừng cho cá ăn.

3. Quản lý nhiệt độ nước trong ao

Việc quản lý nhiệt độ nước có vai trò quyết định đến sự sống của động vật thủy sản trong mùa đông. Chính vì vậy cần làm những việc sau để giữ nhiệt trong ao

+ Dâng mức nước ao lên trên 1,5m những ngày rét đậm kéo dài cần bơm thêm nước để đạt mức 2 – 2,5m.

+ Thả bèo khoảng 1/3 – 2/3 diện tích ao.

+ Dùng các sọt nhồi rơm phun qua nước vôi cắm xuống ao, dùng gạch xếp xuống các khu vực đáy ao. Khoét các hố sâu từ 30 – 50cm, đường kính 0.8 – 1m về phía cống thoát để cá vào trú đông.

+ Khi nhiệt độ nước xuống dưới 100C, trên mặt ao làm khung tre hoặc nứa và phủ nilon, giữa bề mặt ao và nilon dùng các bóng điện để sưởi ấm cho cá.

4. Phòng bệnh cho cá

Thời tiết mùa đông thường có rét đậm và mưa phùn kéo dài cá hay chúi xuống bùn nên dễ bị mắc các bệnh nấm, ký sinh trùng. Để phòng bệnh cho cá nên cần tạt vôi bột từ 1 – 2 kg cho 100m3 nước ao nuôi/tháng. Cần thay nước hoặc đảo nước trong ao thường xuyên để tạo oxy và giúp bung các khí độc tích tụ trong ao. Sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học như EMC, BioDW, AquaclearS… tạt xuống ao nuôi. Trộn tỏi 1 – 2kg trên 10kg thức ăn cho cá ăn phòng bệnh. Đặc biệt không nên kéo lưới vào những tháng mùa đông vì cá dễ bị xây sát và mắc bệnh.

Thông qua các biện pháp chống rét và phòng bệnh cho cá vào mùa đông sẽ giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi./.  

Nguồn tin: Trung tâm Nghiên cứu & sản xuất giống thủy sản
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 27701


Các tin khác:
 Một số biện pháp phòng và trị bệnh cho cua (16/09/2016)
 Quy trình kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm (07/09/2016)
 Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm càng xanh thương phẩm (05/09/2016)
 Một số giải pháp ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi (05/09/2016)
 Tập huấn quản lý, vận hành và sử dụng máy TTLL VX-1700 cho ngư dân (31/08/2016)
 Nhằm đối phó với mùa mưa lũ trong nuôi trồng thủy sản (05/08/2016)
 BÀN GIAO TÀU VỎ THÉP CHO NGƯ DÂN THANH HÓA (02/08/2016)
 Lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho tôm (09/07/2016)
 Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi mùa mưa (01/07/2016)
 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa tổ chức thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2016 (18/05/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang