Số lượt truy cập
Hôm nay 15657
Hôm qua 58866
Tuần này 179227
Tháng này 3217053
Tất cả 193012637
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 07/09/2016
Quy trình kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm

 

 

I./  Đối với các ao đã bị thiệt hại:

- Đối với những ao tôm bị thiệt hại từ 30 ngày trở lại đây, nên thu gom xác tôm chết lại hoặc sử dụng hóa chất như Chlorine, sản phẩm diệt giáp xác được phép sử dụng để diệt hết tôm nhiễm bệnh và ký chủ gây bệnh tự do, sau 5-10 ngày mới xả bỏ nước ra ngoài môi trường.

- Những ao thiệt hại trong thời gian này không nên thả tôm nuôi tiếp mà nên trồng lại lúa, nuôi tôm càng hoặc cá xen canh với lúa, nuôi đối tượng thủy sản khác.

II./  Đối với ao những ao thiệt hại trước tháng 5 hoặc chưa thả:

1./ Cải tạo ao:

a./  Sên vét bùn đáy:

-  Dùng máy ủi để ủi một lớp đất ở đáy ao.

-  Cào và hút bùn ra khỏi đáy ao.

b./ Ngâm rửa ao:

- Bón vôi CaO liều: 1,5 tấn/ha rồi tiến hành cày trục đáy ao.

- Sau khoảng 2 ngày tiến hành cho nước vào vừa ngập mặt đáy ao, ngâm từ 2-3 ngày rồi tháo nước ra khỏi ao.

2./ Bón vôi:

 Trước khi lấy nước 1 - 2 ngày, bón lót vôi Dolomite 25-30 kg/1.000m2 và Daimetin 50 kg/1.000m2 nhằm tăng hệ đệm và khoáng hóa nền đáy.

3./ Lấy nước        

     - Nước được lấy qua túi lọc bằng vải (katê, mussơlin hoặc xà-ru), chiều dài túi lọc từ 10 - 15 m.

     - Chọn con nước rong, lúc nước lớn đầy sông lấy vào tất cả các ao, với  mức nước đạt mức yêu cầu tối thiểu từ 0,8m trở lên đối với mô hình tôm - lúa; 1,2m trở lên đối với mô hình nuôi bán thâm canh, thâm canh, sau đó tiến hành diệt khuẩn, diệt giáp xác, cá tạp....

4./  Diệt khuẩn-giáp xác: 

     - Tiến hành sau 3 - 4 ngày lấy nước. Dùng chlorine liều 25-30ppm (25-30kg/1.000m3) hoặc các loại hóa chất diệt giáp xác được phép sử dụng trên thị trường như AquaClear; Bosso...

Ghi chú:

-  Khi sử dụng hóa chất Chlorine diệt khuẩn cần lưu ý vào chỉ số pH và hàm lượng vật chất lơ lửng có trong ao để phát huy hết tác dụng của chlorine.

-  Hiệu quả sử dụng giảm khi pH cao, khi đáy ao và nguồn nước có nhiều chất hữu cơ sẽ xảy ra phản ứng phụ, sinh ra chất độc cho tảo nên khó gây màu nước.

- Sau khi sử dụng Chlorine nên chạy quạt để giảm hàm lượng Clo trong ao thời gian từ 10-12 ngày  thì mới sử dụng các sản phẩm khác tiếp tục.

- Đối với các sản phẩm diệt giáp xác nên có thời gian từ 15-20 ngày mới bắt đầu thả tôm.

5./ Diệt nhóm nguyên sinh động vật Protozoa:

- Nhóm Protozoa là nhóm nguyên sinh động vật làm ký chủ cho nhóm vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh gan tụy tôm. Do đó, cần diệt nhóm protozoa  bằng formol (nồng độ 37%) pha với nước để tạt vào ao với liều dùng 30 lít/1.000m2.

6./  Diệt cá tạp (nếu còn cá): tiến hành sau 2 - 3 ngày khi sử dụng formol.

     Dùng một trong hai cách sau:

     + Độ mặn dưới 8‰: dùng rễ dây thuốc cá 10-15kg/1.000m3.

     + Độ mặn trên 8‰: dùng Saponin 10 -15kg/1.000m3.

7./ Bón phân gây màu: sau khi 2-3 ngày tiến hành gây màu.

     Dùng một trong các cách sau:

     + Hỗn hợp 3 - 5kg cám mịn - bột đậu nành (tỉ lệ 1:1) nấu ngâm ủ qua đêm tạt cho 1.000m3/ngày. Sử dụng 3 – 5 ngày liên tục.

     + Phân vô cơ: urê, NPK, DAP với liều 1-3kg/1.000m3 (tốt nhất dùng phối hợp 2 phần phân NPK hoặc DAP với 1 phần phân urê).

     + Các sản phẩm gây màu có bán trên thị trường.

     Ghi chú: Trường hợp ao khó gây màu nên kết hợp phân sinh học. Sau khi bón phân gây màu nên sử dụng chế phẩm vi sinh có chứa nhóm bacilus để cấy vào ao nuôi nhằm tạo nhóm vi sinh vật có lợi cho môi trường để hạn chế sự xuất hiện của các loài gây hại cho môi trường và cho tôm.

8./ Kiểm tra các yếu tố môi trường trước khi thả giống:

- Độ mặn: từ 5‰ trở lên.

- Màu nước: xanh vỏ đậu hoặc màu trà nhạt.

- Độ trong: 3 - 3,5 tấc (30 - 35cm).

- pH = 7.5-8.5, chênh lệch sáng chiều dưới 0.5 (lúc mặt trời chưa mọc và 14-15 giờ)

- Độ kiềm: 80 - 120mg/lít.

9./ Chọn giống:

Chọn con giống đạt chất lượng tốt để thả nuôi thông qua 03 phương pháp:

a./ Chọn giống bằng cảm quan: 

Quan sát bằng mắt thường để đánh giá đàn giống tốt dựa vào các tiêu chuẩn sau:

-    Đồng cỡ, đồng màu, màu sắc tươi sáng.

-    Thân thon đều, đốt dài, đầy đủ phụ bộ.

-    Không có vật bẩn bám vào cơ thể.

-    Bơi ngược dòng, vảy râu khép song song và đuôi xòe rộng khi bơi.

-    Phản ứng nhanh với ánh sáng và tiếng động.

-    Có khả năng đeo bám thành bể, lẩn tránh tốt vật cản.

-    Đường ruột đầy thức ăn và thẳng.

-    Sau khi khuấy tròn dòng nước tôm giống dạt đều khắp thau, lội ngược dòng (nếu gom cục ở giữa là tôm yếu).

b./ Chọn giống bằng phương pháp xét nghiệm mô học, PCR

Tốt nhất nên xét nghiệm con giống để tránh hiện tượng nhiễm bệnh ngay từ ban đầu. Xét nghiệm bằng phương pháp mô học để loại bỏ những mẻ giống có biểu hiện mầm bệnh sau đó nên xét nghiệm bằng phương pháp PCR để loại bỏ những mẻ giống có mang mầm bệnh tiềm ẩn.

c./ Chọn giống bằng cách gây sốc độ mặn và sốc formol (nếu có điều kiện)Đây là phương pháp để loại bỏ các con tôm bệnh và yếu.

     - Chọn bằng cách gây sốc độ mặn: Hạ độ mặn xuống dưới 10‰, nhiệt độ 20oC (dùng nước đá để hạ nhiệt độ) cho tôm vào sau 1 giờ kiểm tra lại tỷ lệ sống nếu > 80% là giống đạt chất lượng tốt.

     - Sốc tôm giống bằng formol liều dùng 2ml/10 lít nước cho 100 con tôm Post sau 15 phút, khuấy nước tạo dòng chảy nhẹ và đếm lượng tôm yếu chết gom tụ ở giữa: Nếu không quá 5 con: giống  tốt. Nếu trên 5 con: giống yếu, không nên bắt.

Ghi chú

- Sau khi đã chọn giống qua 03 phương pháp trên khi chuyển giống về nơi thả nên xử lý nước ương tôm và tôm giống bằng formol liều 250ppm trong thời gian 15 phút có sục khí nhằm mục đích diệt Protozoa, đồng thời tách những con tôm yếu trước khi thả (Nên làm tại trại ương và để tôm lột xác xong mới vận chuyển về ao nuôi).

10./ Mật độ thả: 

     a./ Tôm sú:

     - Mô hình thâm canh mật độ thả từ 20 con/m2

     - Mô hình bán thâm canh mật độ 10 con/m2

     -  Mô hình quảng canh cải tiến mật độ không quá 5 con/m2.  

     b./ Tôm thẻ chân trắng:

     Chỉ nên thả ở mật độ từ 40-50 con/m2.

Nguồn tin: Trung tâm Nghiên cứu & sản xuất giống thủy sản
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 30358


Các tin khác:
 Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm càng xanh thương phẩm (05/09/2016)
 Một số giải pháp ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi (05/09/2016)
 Tập huấn quản lý, vận hành và sử dụng máy TTLL VX-1700 cho ngư dân (31/08/2016)
 Nhằm đối phó với mùa mưa lũ trong nuôi trồng thủy sản (05/08/2016)
 BÀN GIAO TÀU VỎ THÉP CHO NGƯ DÂN THANH HÓA (02/08/2016)
 Lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho tôm (09/07/2016)
 Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi mùa mưa (01/07/2016)
 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa tổ chức thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2016 (18/05/2016)
 Nghi vấn "động trời" về vụ cá chết hàng loạt ở bờ biển Bình – Trị - Thiên (25/04/2016)
 Giả thiết về nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt ở miền Trung (25/04/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang