Số lượt truy cập
Hôm nay 2742
Hôm qua 58866
Tuần này 166312
Tháng này 3204138
Tất cả 192999722
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 22/03/2016
Kinh nghiệm vận chuyển cá giống giảm thiểu tối đa tỷ lệ chết

 1. Chuẩn bị


1.1 Chọn thời điểm thích hợp khi vận chuyển

Thông thường người vận chuyển cá giống thường chọn lúc thời tiết mát như buổi sáng, chiều mát hoặc ban đêm (đối với mùa hè). Trong điều kiện thời tiết vụ thu đông có thể vận chuyển cá giống cả ban ngày.

đích nhằm hạn chế tối đa quá trình hoạt động của cá, giảm quá trình hô hấp và trao đổi chất của cá. Vì vậy sẽ giảm được quá trình tiêu hao lượng oxy hòa tan trong nước khi vận chuyển.
 
1.2 Giảm hàm lượng khí amoniac khi vận chuyển

Khí amoniac sinh ra trong quá trình phân hủy các chất thải của cá và các chất hữu cơ có sẵn trong nước bởi các vi sinh vật yếm khí.

Vì vậy khi cá thải phân ra ngoài thì các vi sinh vật này sẽ sử dụng oxy trong nước để phân hủy chất thải dẫn đến làm giảm nhanh lượng oxy hòa tan trong nước, đồng thời làm tăng lượng khí amoniac, do đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của cá khi vận chuyển.

Vì vậy, cần phải tìm cách giảm hàm lượng khí amoniac bằng cách ức chế hoạt động của các vi sinh vật yếm khí trong quá trình vận chuyển cá giống. Cụ thể:

- Phải dùng nước sạch khi vận chuyển cá giống.

- Phải "luyện cá" từ 1 - 2 ngày, tức là cho cá nhịn đói để hạn chế tối đa các chất thải của cá khi vận chuyển.

- Khi nhốt cá trong bồn hoặc túi vận chuyển phải có máy sục khí hoặc tạo dòng nước chảy nhẹ bằng máy bơm để tránh hiện tượng cá chết ngạt do thiếu oxy.

- Trước khi vận chuyển nên "tắm" cho cá bằng dung dịch muối ăn nồng độ từ 2 - 3% (pha từ 2 - 3 kg muối ăn trong 100 lít nước sạch) trong thời gian từ 7 - 10 phút.

Muối ăn vừa có tác dụng ức chế quá trình hoạt động của các vi sinh vật vừa có tác dụng phòng bệnh cho cá.

2. Quá trình vận chuyển

Thông thường có 2 phương pháp vận chuyển cá giống, đó là vận chuyển kín và vận chuyển hở. Tùy theo từng loại cá, kích thước cá, phương tiện vận chuyển mà ta chọn phương pháp vận chuyển cho phù hợp nhằm giảm tỷ lệ chết của cá.

Cá giống trước khi vận chuyển phải được theo dõi, đánh giá về chết lượng. Cá phải khỏe mạnh, bơi lội nhanh thành đàn, toàn thân sáng bóng không có biểu hiện xây xát, không bị mất nhớt, không bị dị hình, không bị bệnh, kích thước cá phải đồng đều.

2.1 Phương pháp vận chuyển kín

Đây là phương pháp vận chuyển mà cả cá và nước không tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Phương pháp này được áp dụng cho hầu hết các loài cá giống, cá hương, cá bố mẹ. Phương tiện vận chuyển thường là xe máy hoặc ô tô... Dụng cụ vận chuyển là các túi ni lông có bơm khí oxy, mỗi túi có thể tích từ 40 - 45 lít.

Nếu túi không có đáy thì cần buộc gập để tạo đáy túi, khi buộc cần kèm theo ống dẫn bằng nhựa mềm dài từ 15 - 20 cm ở đáy túi, phòng khi lượng oxy trong túi giảm cần phải bơm thêm oxy vào trong túi.

Sau đó đổ nước sạch vào trong túi và cho cá giống vào. Lượng cá giống vận chuyển trong mỗi túi phải phụ thuộc vào kích thước của cá giống. Nếu kích thước cá giống từ 1 - 1,5 cm thì nên đóng từ 3 - 4 kg cá/túi, nếu kích thước cá từ 3 - 4 cm thì chỉ nên đóng 2 - 3 kg cá/túi.

Sau khi cho cá vào thì buộc chặt miệng túi không cho không khí thoát ra ngoài. Nếu khoảng cách vận chuyển đi xa thì cần bơm thêm không khí qua ống nhựa ở đáy túi.

Lưu ý: Đối với phương pháp vận chuyển này thì thời gian vận chuyển không nên quá 7 giờ.

2.2 Phương pháp vận chuyển hở

Là phương pháp vận chuyển mà cả cá và nước tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí bên ngoài. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho quãng đường vận chuyển ngắn (dưới 20 km) với lượng cá giống ít và chủ yếu để vận chuyển cá bố mẹ.

Dụng cụ vận chuyển thường là xô, chậu, sọt có lót ni lon và có trang bị hệ thống sục khí.

Lưu ý: Trước khi thả cá giống xuống ao cần ngâm túi cá xuống dưới nước ao khoảng 15 - 20 phút để cá không bị sốc do chênh lệch nhiệt độ giữa nước ao và nước trong túi cá khi vận chuyển.

Sau đó mở miệng bao cho nước ngoài ao chảy vào túi rồi từ từ cho cá bơi ra ngoài ao. Vào mùa hè, nên thả cá lúc trời mát vào buổi sáng từ 6 - 8 giờ, buổi chiều từ 16 - 18 giờ hoặc thả cá vào ban đêm.

Nguồn tin: Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 29004


Các tin khác:
 Xác cá heo dạt vào vùng triều huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (22/03/2016)
 Đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản nước ngọt (19/03/2016)
  Chủ động con giống trong nuôi trồng thủy sản (15/03/2016)
 Giám sát dư lượng chất độc hại trong thủy sản nuôi (24/12/2015)
 Thanh Hóa hạ thủy tàu cá đầu tiên đóng mới theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ (04/11/2015)
 Hòn Mê khu bảo tồn biển đa dạng sinh học cao, tiềm năng để phát triển bền vững nghề cá và du lịch (26/10/2015)
 Tuần tra, kiểm soát nắm bắt tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển (15/10/2015)
 Hội thảo góp ý 03 thiết kễ mẫu tàu cá vỏ gỗ làm nghề lưới rê, lưới chụp và dịch vụ hậu cần nghề cá cho việc đóng mới tàu cá theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP. (02/10/2015)
 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang là một tiêu chí đánh giá quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội đảm bảo cho sự phát triển bền vững, bởi kết hợp hài hòa ba yếu tố môi trường - xã hội - kinh tế. (29/09/2015)
 Hướng dẫn cách nuôi nghêu của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng (29/09/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang