Số lượt truy cập
Hôm nay 48590
Hôm qua 39190
Tuần này 153294
Tháng này 3191120
Tất cả 192986704
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 12/10/2020
Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

Qua thực tế sản xuất và nghiên cứu cho thấy, sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp không những có tác dụng cải tạo đất, mà còn tạo ra được những sản phẩm nông nghiệp an toàn, bảo đảm tiêu chí sạch. Do đó, những năm gần đây, nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh sản xuất kết hợp với sử dụng phân bón hữu cơ trong quá trình sản xuất.

Từ năm 2019, HTX sản xuất thương mại nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa, bắt đầu sử dụng phân bón hữu cơ vào quá trình trồng, chăm sóc các loại cây trồng. Chỉ sau 1 năm, hiệu quả mang lại đã khá rõ rệt. Bà Lê Thị Quyên, Giám đốc HTX sản xuất thương mại nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, cho biết: Trên cơ sở khảo sát, phân tích nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường, bà nhận thấy rằng, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm nông sản an toàn, được áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ. Vì vậy, ngay từ khi triển khai thực hiện mô hình, HTX đã quyết định sử dụng phân bón hữu cơ vào quá trình sản xuất. Theo đó, HTX đã thu mua các loại phân chuồng, phụ phẩm từ các loại rau, củ, quả, sau đó sử dụng chế phẩm sinh học để ủ thành phân hữu cơ chăm bón các loại cây trồng. Để phân hữu cơ phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của từng loại cây, HTX đã áp dụng công thức ủ riêng cho từng loại cây cụ thể. Từ khi sử dụng phân bón hữu cơ, HTX vừa tiết kiệm được chi phí mua phân bón, lại vừa cải tạo được đất, quá trình sản xuất ít sâu bệnh, sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao, tin tưởng vào chất lượng. Nhờ đó, giá bán sản phẩm tăng hơn từ 20 đến 30% so với sản phẩm thông thường. 

Sản phẩm phân bón hữu cơ tự chế của HTX sản xuất thương mại nông nghiệp sạch Hoằng Đạo.

Khu trồng cây ăn quả tập trung của xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, ngay từ khi bắt đầu trồng đã được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thọ Xuân, định hướng phát triển vùng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Do đó, lượng phân bón được dùng chăm bón cho cây trồng và cải tạo đất hàng vụ, hàng năm đa phần là các loại phân hữu cơ. Để vừa chủ động được chất lượng, số lượng và tiết kiệm chi phí về phân bón, tại đây, nhiều hộ đã kết hợp trồng cây ăn quả với chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc giun quế, từ đó lấy nguyên liệu từ chất thải sản xuất phân bón hữu cơ. Ông Nguyễn Thế Toại, xã Xuân Hồng (Thọ Xuân) cho biết: Đối với gia đình ông, ngoài việc trồng cây ăn quả, ông còn xây dựng chuồng nuôi giun quế với diện tích 2.000m2 để lấy phân bón cho cây trồng. Sau 1 năm nuôi, giun quế tại trang trại đã cho sản lượng phân hữu cơ trung bình khoảng 6 tấn/tháng. Lượng phân bón này không chỉ đủ bón cho diện tích 15 ha cây trồng ăn quả của gia đình mà còn cung cấp cho một số trang trại trên địa bàn. Nhờ đó, hằng năm, gia đình ông tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng chi phí mua phân bón cho cây trồng; đồng thời, phát triển được diện tích trồng cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Đánh giá về vai trò của phân bón hữu cơ đối với sản xuất nông nghiệp, ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, cho biết: Phân hữu cơ vừa cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cho cây trồng, vừa cung cấp cho đất một lượng mùn lớn để duy trì sự hoạt động của các sinh vật và vi sinh vật. Các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ được chuyển đổi từ những thành phần dễ phân hủy trong nguyên liệu hữu cơ như chất xơ, tinh bột, prô-tê-in, a-mi-nô a-xít... Do vậy, phân hữu cơ dễ dàng tác động vào quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, tạo ra các sản phẩm nông sản chất lượng cao và góp phần cải tạo thảm thực vật của đất. Những năm gần đây, do nhận thấy được lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ, nên nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh sử dụng loại phân bón trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tính đến nay, tỷ lệ phân bón hữu cơ được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp mới chiếm 24%, tương đương với khoảng 120.000 tấn/năm. Để khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp, ngày 13-1-2020, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 538/UBND-NN về việc phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương cần phối hợp với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phân bón đẩy mạnh phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ, xây dựng mô hình sản xuất - sử dụng phân bón hữu cơ phù hợp, hiệu quả để áp dụng tại địa phương. Các hiệp hội, doanh nghiệp cần vận động hướng dẫn doanh nghiệp thành viên dần chuyển dịch từ sản xuất phân bón vô cơ sang sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16561


Các tin khác:
 Tăng cường kiểm soát chất lượng phân bón (03/10/2020)
 Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng (03/09/2020)
 Chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ thu mùa (05/08/2020)
 Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (29/06/2020)
 Hơn 4.700 ha lúa trong vụ đông xuân được liên kết sản xuất (23/06/2020)
 Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp (05/06/2020)
 Năng suất lúa vụ đông xuân ước đạt 64 tạ/ha (01/06/2020)
 Sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn nhiều khó khăn (29/05/2020)
 Xã Thiệu Vũ chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa (28/05/2020)
 Huyện Tĩnh Gia phấn đấu gieo trồng 8.200ha cây trồng các loại trong vụ thu - mùa (26/05/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang