Số lượt truy cập
Hôm nay 49456
Hôm qua 39190
Tuần này 154160
Tháng này 3191986
Tất cả 192987570
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 05/03/2020
Áp dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Xu hướng nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng chế phẩm sinh học đang được nhiều hộ dân ở các địa phương trong tỉnh áp dụng nhằm giúp thủy sản nuôi tăng sức đề kháng, hạn chế được dịch bệnh, góp phần nâng cao sản lượng, cung cấp sản phẩm thủy sản sạch và an toàn cho người tiêu dùng.

Áp dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sảnMô hình nuôi tôm công nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học ở xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa).

Trước tình trạng người NTTS trên địa bàn tỉnh thường xuyên gặp nhiều rủi ro và thiệt hại do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc sử dụng các chế phẩm sinh học đang là giải pháp giúp môi trường ao nuôi luôn ổn định, kiểm soát được dịch bệnh, sinh trưởng, phát triển tốt trên đàn thủy sản nuôi. Các chế phẩm sinh học đều có tác dụng chính là phòng bệnh cho tôm, cá, cho nên sử dụng càng sớm càng tốt để phát huy tốt hiệu quả phòng bệnh. Trước khi thả giống vào ao nuôi, đưa chế phẩm sinh học vào nước ao để phục hồi lượng vi sinh vật có lợi và tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Ngoài ra, trong thành phần của một số chế phẩm sinh học có chứa các enzyme (men vi sinh), vitamin, vi chất và khoáng chất có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thu tốt thức ăn, bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu cho môi trường ao nuôi... Lâu nay, nuôi tôm ở vùng triều huyện Hoằng Hóa có nhiều hạn chế về nguồn nước, nhưng cũng nhờ sử dụng chế phẩm sinh học, nhiều hộ nuôi vẫn thu được sản lượng khá, cho lãi hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ nuôi. Anh Trương Văn Toàn, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), cho biết: Sử dụng chế phẩm sinh học là điều kiện cần thiết và an toàn giúp tôm thẻ chân trắng sinh trưởng tốt. Chế phẩm sinh học giúp tôm nuôi có tỷ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh hơn so với sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Mặt khác, sử dụng chế phẩm sinh học giúp phân hủy tốt các chất hữu cơ, làm giảm lớp bùn nhớt ở ao nuôi, giảm mùi hôi của nước trong ao. Tất cả các ao nuôi đều sử dụng chế phẩm sinh học trong toàn bộ quá trình nuôi tôm, từ giai đoạn cải tạo ao nuôi đến khi thu hoạch. Chuẩn bị cho vụ nuôi mới năm 2020, anh Toàn dùng chế phẩm sinh học để xử lý bùn đáy ao bằng cách pha với nước phun tiêu độc trong vòng 10 ngày, sau đó cho nước vào ao và thả con giống.

Tại các vùng NTTS nước ngọt trong tỉnh, người nuôi cũng từng bước áp dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng các loại cá truyền thống để hạn chế tối đa dịch bệnh, khắc phục việc ô nhiễm nguồn nước. Không những vậy việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá nước ngọt còn làm rút ngắn thời gian nuôi, tăng kích cỡ thương phẩm, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Thực hiện NTTS an toàn sinh học cũng đã từng bước khuyến cáo người nuôi không nên tận dụng chất thải trong chăn nuôi hoặc lạm dụng một số hóa chất và kháng sinh cấm trong nuôi cá nước ngọt. Đồng thời, từng bước thay đổi phương thức nuôi truyền thống sang nuôi theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần phát triển NTTS bền vững.

Tại các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương và Tĩnh Gia có hơn 80% diện tích NTTS của toàn tỉnh và đều sử dụng chế phẩm sinh học. Để chuẩn bị cho vụ nuôi chính trong năm, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến cáo các hộ nuôi xử lý, cải tạo ao nuôi thật kỹ, tiêu diệt mầm bệnh trước khi thả nuôi, chọn giống khỏe mạnh và không mang mầm bệnh, nhất là đối với bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng. Khuyến khích các hộ nuôi ứng dụng các chế phẩm sinh học trong NTTS đang được xem là một giải pháp hỗ trợ giúp người nuôi ổn định và phát triển. Đồng thời, người nuôi lưu ý khi sử dụng các loại chế phẩm sinh học cần chú ý đến xuất xứ và sản phẩm phải có tên trong danh mục được phép lưu hành, hướng dẫn của nhà sản xuất.

Có thể thấy, việc áp dụng các chế phẩm sinh học trong NTTS đang tạo nên những bước đột phá khi giúp thủy sản nuôi hấp thụ dinh dưỡng tốt, tăng cường sức đề kháng. Do vậy, các địa phương cần khuyến khích người dân phát triển các mô hình NTTS sử dụng chế phẩm vi sinh để nâng cao năng suất, chất lượng, không gây tác động xấu đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Nguồn tin: http://baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 21257


Các tin khác:
 Phát triển HTX nuôi trồng thủy sản - còn nhiều khó khăn (05/03/2020)
 Tăng cường quản lý các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá (05/03/2020)
 Chấn chỉnh công tác xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác trên địa bàn tỉnh (03/03/2020)
 Nhiều khó khăn trong hoạt động chế biến nông, thủy sản (03/03/2020)
 Gặp mặt đầu xuân Canh Tý năm 2020 - Câu lạc bộ Hưu trí ngành Thủy sản (05/02/2020)
  Hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao (04/12/2019)
 Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tôm hùm và tôm càng đỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (04/10/2019)
 Mô hình nuôi thủy sản đa con cho hiệu quả kinh tế cao (04/10/2019)
 Hơn 1,8 tấn cá giống được thả xuống Sông Mã ở Quan Hóa (27/09/2019)
 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa Tổ chức thả các loài giống thủy sản tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2019 (18/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang