Số lượt truy cập
Hôm nay 53889
Hôm qua 39190
Tuần này 158593
Tháng này 3196419
Tất cả 192992003
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ bảy, 30/03/2019
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tọa đàm kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 – 1/4/2019)

Chiều ngày 22/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tọa đàm kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 – 1/4/2019). Tới dự Buổi tọa đàm có các đồng chí: Lê Đức Giang, Giám đốc Sở; các đồng chí phó Giám đốc Sở, các đồng chí nguyên lãnh đạo Sở phụ trách lĩnh vực thủy sản và Sở Thủy sản trước đây, các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành thủy sản.

            Chiều ngày 22/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tọa đàm kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 – 1/4/2019). Tới dự Buổi tọa đàm có các đồng chí: Lê Đức Giang, Giám đốc Sở; các đồng chí phó Giám đốc Sở, các đồng chí nguyên lãnh đạo Sở phụ trách lĩnh vực thủy sản và Sở Thủy sản trước đây, các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành thủy sản. Tham dự và động viên cán bộ ngành Thủy sản Thanh Hóa có các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT.


Các đại biểu tham dự Buổi tọa đàm

Tại Buổi tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam trong những năm qua. Cùng với sự lớn mạnh và trưởng thành của ngành Thủy sản Việt Nam, quá trình xây dựng và phát triển lĩnh vực thủy sản của tỉnh cũng đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành thủy sản ngày một tăng đạt 20,5% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2018. Tốc độ tăng trưởng trung bình 10 năm qua đạt 7%; năm 2018, giá trị sản xuất đạt 5.294 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 108 triệu USD; thu hút, tạo việc làm cho khoảng 100.000 lao động.

Trong lĩnh vực khai thác thủy sản: Thanh Hóa là tỉnh có số lượng tàu cá lớn thứ 10 của cả nước với gần 7.394 chiếc, tổng công suất 628.500 CV; tàu có công suất từ 90CV trở lên là 1.911 chiếc (đứng thứ 7 cả nước), chiếm 30% tổng số tàu; nhiều tàu cá khai thác xa bờ, tàu DVHC áp dụng công nghệ hiện đại như: máy dò ngang, hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethane (PU foam), máy sản xuất đá vẩy, nước biển lạnh… để nâng cao hiệu quả khai thác, bảo quản sản phẩm.

Tổ chức sản xuất theo Tổ đoàn kết trên biển đến nay toàn tỉnh đã thành lập được 383 tổ đoàn kết trên biển, với 2.042 tàu cá, thu hút 14.294 lao động tham gia; sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 11 nghìn tấn; cơ sở hậu cần nghề cá đã đầu tư, đưa vào khai thác sử dụng: 03 cảng cá; 03 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá với sức chứa 1.764 tàu cá, và 9 khu neo đậu tự nhiên với sức chứa khoảng 2.300 tàu cá; có 35 cơ sở đóng, sửa tàu thuyền, 269 cơ sở hậu cần nghề cá.

Trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản: Đến nay, toàn tỉnh có 19.000 ha nuôi trồng thủy sản, sản lượng 53.720 tấn/năm, tăng gần 2 lần so với mười năm trước, trong đó: Diện tích nuôi nước ngọt 13.440 ha, diện tích nuôi nước lợ 4.084 ha, diện tích nuôi nước mặn 1.313 ha; diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh 1.700 ha, diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến 17.137 ha; các đối tượng nuôi chủ lực là tôm chân trắng, năng suất 15 tấn/ha/vụ; tôm sú, năng suất 300kg/ha/vụ; ngao, năng suất đạt 11 tấn/ha/vụ. Bên cạnh đó, có khoảng 1.800 lồng bè nuôi ngọt, 2.500 ô lồng nuôi nước mặn.

Trong lĩnh vực Chế biến thủy sản: Toàn tỉnh có 81 doanh nghiệp chuyên chế biến, kinh doanh xuất khẩu thủy sản bao gồm các sản phẩm như: thủy sản đông lạnh, bột cá, cá phi lê, tôm, ngao hấp, surimi; thị trường tiêu thụ nội địa chiếm khoảng 60% tổng sản lượng chế biến, thị trường xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng sản lượng chế biến.

Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được chú trọng và duy trì thực hiện; quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; thành lập và đi vào hoạt động 15 mô hình Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ. Tổ chức các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản tại vùng ven biển, cửa sông và các vùng nước nội đồng để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; thả bổ sung giống vào các thuỷ vực tự nhiên, làm tăng mật độ quần thể của các giống loài thủy sản đã thành phong trào và được thực hiện thường xuyên.

Tham dự và thát biểu tại Buổi tọa đàm, Đồng chí Giám đốc Sở đã biểu dương toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, những người đã, đang hoạt động, cống hiến cho ngành Thủy sản, 60 năm qua đã cùng nhau vượt qua khó khăn thách thức đóng góp nhiều công sức, trí tuệ cho ngành, giúp ngành Thủy sản đạt được những thành quả rất quan trọng như ngày hôm nay.

Đồng chí Giám đốc Sở phát biểu tại Buổi Tọa đàm

Đồng chí Giám đốc Sở cũng đánh giá về những khó khăn và thách thức đối với ngành Thủy sản trong năm 2019 cũng như những năm tiếp theo.

Về cơ hội, thách thức: Các Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ là động lực giúp cho thương mại của Việt Nam có nhiều thuận lợi cũng như cả những thách thức. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường, có thể tạo ra cơ hội nhưng cũng có khả năng tạo ra những bất ổn. Các thị trường chính tăng cường kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm như: Hoa Kỳ, EU, Ả rập Xê út, Hàn Quốc… Đặc biệt, việc EC cảnh báo thẻ vàng đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU từ cuối năm 2017 cũng gây khó khăn với ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ngành khai thác thủy sản của tỉnh nói riêng.

Về Tồn tại, khó khăn:

Thứ nhất: Áp lực trong việc giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế, trong đó có ngành thủy sản kèm theo đó là các cơ chế chính sách đặc thù làm cho động lực phát triển ngành bị ảnh hưởng, việc sáp nhập một số đơn vị thuộc sở... cũng tạo tâm lý không tốt đối với cán bộ, CNVC-NLĐ của ngành.

Thứ hai: Ngành thủy sản cần phải triển khai thực hiện theo Luật Thủy sản và các văn bản dưới luật, đây là các vấn đề mới đòi hỏi toàn ngành phải quán triệt, hướng dẫn cho doanh nghiệp và ngư dân thực hiện tốt.

Thứ ba: Thời tiết diễn biến phức tạp theo hướng cực đoan gây bất lợi cho sản xuất thủy sản, tiềm ẩn các vụ tai nạn tàu cá trên biển; riêng trong năm 2018 đã có tới 15 trận thiên tai gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, trong đó ngành thủy sản bị ảnh hưởng trực tiếp, gây thiệt hại lớn trong nuôi trồng, khai thác.

Thứ tư: Phát huy hiệu quả sau đầu tư của các dự án trong nuôi trồng và khai thác chưa cao nên chưa phát huy tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh.

Thứ năm: Số lượng tàu thuyền công xuất nhỏ, đánh bắt gần bờ còn cao (3.580 tàu, chiếm 49,1%), số lượng lao động lớn (8.276 người, chiếm 32,07%), gây áp lực khai thác lên vùng biển ven bờ và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống...

Từ cơ hội, thách thức và những tồn tại khó khăn của ngành như trên, Đồng chí Giám đốc Sở đã yêu cầu ngành Thủy sản phải tập trung nguồn lực và trí tuệ để đưa ngành Thủy sản phát triển một cách nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa, phấn đấu trở thành ngành sản suất hàng hóa chủ lực, lợi thế, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân, góp phần đảm bảo vững chắc chủ quyền an ninh quốc gia trên biển đảo. Đồng chí yêu cầu lĩnh vực thủy sản tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Thứ nhất, Đề nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước hết phải ổn định về tư tưởng khi ngành tổ chức, sắp sếp lại tổ chức, bộ máy; chấp hành tốt công tác phân công, điều động của tổ chức, cho dù ở đâu, đơn vị nào thì việc việc đầu tiên là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cùng đoàn kết và tiếp tục có đóng góp về công sức, trí tuệ để đưa ngành Thủy sản phát triển.

Thứ hai, các đơn vị chức năng đẩy mạnh việc phổ biến, triển khai Luật Thủy sản năm 2017 để đưa nhanh Luật vào cuộc sống; tổ chức triển khai có hiệu quả các trương trình, kế hoạch phát triển thủy sản của Bộ, UBND tỉnh đã ban hành.

Thứ ba, tập trung nghiên cứu khai thác tốt hơn nữa tiềm năng, lợi thế của nuôi trồng thủy sản hiện có; đặc biệt những vùng nuôi còn dư địa như các vùng lòng hồ (đây là những vùng tiềm năng của Thanh Hóa với 3 hồ chứa rất lớn, 07 đập thủy điện, 1023 đập dâng), diện tích trồng lúa có thể chuyển sang nuôi trồng thủy sản (khoảng 9.000 ha) và nuôi biển, nhất là vùng đảo Mê.

Thứ tư, Chỉ đạo phát huy tốt hiệu quả sau đầu tư của các dự án tại các vùng nuôi tập trung: Vùng nuôi Thanh Thủy (Tỉnh Gia); Nga Tân, Nga Thủy (Nga Sơn); Đông - Phong - Ngọc (Hà Trung) ...

Thứ năm, tham mưu UBND tỉnh có giải pháp giảm tàu cá ven bờ, giảm áp lực khai thác lên vùng biển ven bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống, đồng thời quan tâm tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân khi chuyển sang nghề khác.

Thứ 6, Tiếp tục hướng dẫn ngư dân tổ chức khai thác theo tổ, đội để tăng thời gian bám biển; xây dựng liên kết giữa các tàu khai thác xa bờ với các tàu dịch vụ hậu cần nghề cá; cung cấp dịch vụ hậu cần ngay trên biển để tiết kiệm chi phí di chuyển ngư trường; giảm tổn thất sau thu hoạch và giúp đỡ nhau khi khai thác trên biển.

Thứ 7, Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp tục chú trọng và duy trì thực hiện; quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; duy trì việc thả bổ sung giống vào các thuỷ vực tự nhiên, làm tăng mật độ quần thể của các giống loài thủy sản; đây là công việc để duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản song cũng hết sức ý nghĩa, đậm chất nhân văn của ngành Thủy sản.

Lãnh đạo Sở chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí Nguyên Lãnh sở qua các thời kỳ

Nguồn tin: Văn phòng Sở
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 19420


Các tin khác:
 Thả 1 tấn cá giống xuống lưu vực sông Mã (22/03/2019)
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại Thanh Hóa (20/03/2019)
 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá cao công tác phòng chống dịch tả lợn tại Thanh Hóa (20/03/2019)
 Thanh Hóa chốt chặn mọi ngả ngăn dịch tả lợn châu Phi (05/03/2019)
 Đường dây nóng trực phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi (27/02/2019)
 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chỉ đạo trực tiếp công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Thanh Hóa (26/02/2019)
 Triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh (24/02/2019)
 Đồng chí Lê Đức Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn công tác của UBND tỉnh thăm, kiểm tra tình hình sản xuất tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc (20/02/2019)
 Kết quả hưởng ứng” Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Kỷ Hợi năm 2019 (20/02/2019)
 Sở Nông nghiệp và PTNT thăm và làm việc với Công ty CP mía đường Lam Sơn nhân dịp đầu xuân Kỷ Hợi (18/02/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang