Số lượt truy cập
Hôm nay 26361
Hôm qua 58866
Tuần này 189931
Tháng này 3227757
Tất cả 193023341
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 13/04/2018
Hội nghị triển khai phương án liên kết chăn nuôi, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh phục vụ chế biến và xuất khẩu thịt gà.

Ngày 12/4/2018, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa phối hợp với Cục Thú y- Bộ Nông nghiệp và PTNTtổ chức hội nghị triển khai phương án liên kết chăn nuôi, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh đối với gà trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí: Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNTvà đồng chíNguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Tham dự hội nghị còn có đại diện Lãnh đạo Cục chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Cục chế biến và PTTTNS, Cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và đại diện lãnh đạo các Sở: Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ cùng với UBND các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Hoằng Hóa, Như Thanh và thành phố Thanh Hóa.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng chủ trì Hội nghị

Hiện tỉnh Thanh Hóa có tổng đàn gia cầm là 18,3 triệu con, trong đó đàn gà là 13,6 triệu con, sản phẩm thịt gà hơi bình quân hàng năm đạt khoảng 33 ngàn tấn. Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi gà ở Thanh Hóa chủ yếu dưới hình thức phân tán, tận dụng trong nông hộ nên năng suất và hiệu quả chưa cao, công tác quản lý dịch bệnh, an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn, chưa có sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, để đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 15 triệu con gà được nuôi bằng công nghệ cao, sản lượng thịt gà hơi đạt 47 nghìn tấn và hướng tới xuất khẩu, thì việc tăng cường liên kết, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi và xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh rất cần thiết và phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của tỉnh Thanh Hóa.

 Công ty Cổ phần Nông sản Phú Gia đang là doanh nghiệp trong tỉnh đã và đang đi đầutrong việc xây dựng chuỗi liên kết từ chăn nuôi đến chế biến, xuất khẩu thịt gà trên địa bàn tỉnhthông qua phương án liên kết chăn nuôi gà công nghệ cao 4A(An toàn đầu tư, An toàn dịch bệnh, An toàn thực phẩm, An toàn môi trường). Hiện tại, Công ty Phú Gia đã triển khai xây dựng cơ sở sản xuất con giống với quy mô 120 nghìn con gà bố mẹ, 16 triệu con gà giống/năm tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân; liên doanhvới tập đoàn Master Good của Hungari để thành lập Công ty chế biến gia cầm xuất khẩu Viet Avis; đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai đầu tư hạ tầng các khu trang trại chăn nuôi. Dự kiến, đến tháng 11/2018 sẽ tổ chức giết mổ chế biến lô gà đầu tiên, và đến tháng 12/2018 sẽ cung ứng các sản phẩm của Viet Avis ra thị trường. Hướng đến trong giai đoạn 2018 - 2020 là xây dựng khoảng từ 10 đến 25 cụm trang trại, mỗi cụm từ 4 đến 10 chuồng, công suất nuôi 26 nghìn con/chuồng và 6 lứa/năm.  

Mặt quy hoạch trại gà giống hạt nhân tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân của Công ty Phú Gia

Để xây dựng ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh với quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao và hướng tới xuất khẩu ra thị trường quốc tế thì việc xây dựng đề án “Liên kết chăn nuôi; vùng an toàn dịch bệnh phục vụ chế biến và xuất khẩu thịt gà” là cần thiết. Mục tiêu xây dựng được vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà tại 3 huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Ngọc Lặc trong chuỗi chăn nuôi liên kết phục vụ xuất khẩu, bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Gắn kết các cơ sở, doanh nghiệp nhằm hình thành chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi, trứng giống, con giống gia cầm, nguyên liệu phụ trợ cho sản xuất chăn nuôi gia cầm bền vững trong vùng.

Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2018 đến năm 2022, do Công ty CP Nông sản Phú Gia làm chủ đầu tư. Phấn đấu đến tháng 12năm2022, hoàn thiện hồ sơ thủ tục trình Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và dự kiến tháng 12năm2023, OIE sẽ công nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm, Niu-cát-xơn của vùng thực hiện dự án. Để triển khai dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, Công ty CP Nông sản Phú Gia đề nghị Bộ NN&PTNN, UBND tỉnh xác nhận chuỗi liên kết chăn nuôi của doanh nghiệp đang triển khai là ứng dụng công nghệ cao để các đơn vị tham gia trong chuỗi được hưởng cơ chế chính sách của Dự án công nghệ cao. Cho phép doanh nghiệp khai thác quỹ đất, cung cấp nguồn phân hữu cơ từ chăn nuôi phục vụ cho chăm sóc cây trồng. Đề nghị UBND các huyện, các xã trong vùng dự án thực hiện cam kết với chủ đầu tư để tham gia vào chuỗi; thông qua quy hoạch các trang trại, khu vực dân cư vào trong khoảng cách cách ly theo quy định.

    

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng cùng đại biểu tham dự Hội nghị đến thăm trại gà Xuân Phú, huyện Thọ Xuân

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị đồng chí Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng: Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng lớn về chăn nuôi gà và việc tăng cường liên kết sản xuất, gắn với xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh là xu thế tất yếu. Đồng chí cũngkhẳng định: Bộ NN&PTNT hết sức ủng hộ phương án liên kết chăn nuôi gà công nghệ cao 4A của Công ty Cổ phần Phú Gia. Bộ sẽ làm việc với các cơ quan chức năng của các nước mà thị trường xuất khẩu của công ty đang hướng tới để đàm phán, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về thị trường, đồng thời sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách ưu đãi để thực hiện phương án này. Thứ trưởng cũng đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện đề án, Bộ NN&PTNN thành lập tổ công tác phối hợp với địa phương để hỗ trợ chủ đầu tư. Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Vũ Văn Tám ghi nhận những kiến nghị của doanh nghiệp và giao cho các vụ, cục, đơn vị có liên quan trực thuộc tham mưu cho lãnh đạo bộ quyết định.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng nhấn mạnh: Đây là dự án sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và liên kết chặt chẽ, rất đúng với định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Bộ NNPTNT và là hướng đi được tỉnh ưu tiên, khuyến khích. Tuy nhiên, do đây là mô hình mới nên cần phải lường trước được những khó khăn để chủ động vượt qua, nhất là trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp đan xen với chăn nuôi nhỏ lẻ, rất khó kiểm soát dịch bệnh. Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ, việc triển khai thực hiện dự án thể hiện rõ quyết tâm của Bộ NN&PTNN, của tỉnh, của các địa phương và các đơn vị có liên quan.Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị SởNN&PTNN phối hợp với các vụ, cục, đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ NN&PTNN hoàn chỉnh các thủ tục của dự án; tính toán quá trình phát triển từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp. Đề án làm rõ giải pháp về vùng an toàn dịch bệnh, thể chế quản lý, đầu tư cơ sở vật chất; phải tiếp cận các tiêu chuẩn về an toàn dịch bệnh của OIE một cách cụ thể, từ đó xây dựng lộ trình và giải pháp để đạt chuẩn. Đồng thờiphải xác định rõ tổ chức hệ thống thú y, thể chế quản lý, cụ thể hóa trách nhiệm của các cấp chính quyền và cơ quan liên quan, cũng như các chính sách và nguồn lực để thực hiệndự án. Tỉnh ủng hộ, tạo điều kiện về chủ trương đầu tư của doanh nghiệp và dự án được hưởng chính sách hiện hành của tỉnh.Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp &PTNN hoàn thiện đề án chậm nhất trong tháng 5 năm 2018trình UBND tỉnh phê duyệt./.

Nguồn tin: Lê Trần Thái – PGĐ TT NCƯDKH KT chăn nuôi
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20161


Các tin khác:
 Hiệu quả từ Dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình cải tạo đàn trâu địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để nâng cao năng suất chất lượng”tại Thanh Hóa (02/04/2018)
 Ứng dụng công nghệ phù hợp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn (22/01/2018)
 Ứng dụng công nghệ phù hợp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn (22/01/2018)
 Quy trình thực hành chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ (22/01/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi VietGAHP Hoằng Phượng, Thôn Phượng Mao, xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (05/12/2017)
 Khắc phục khó khăn, khôi phục và phát triển chăn nuôi sau mưa lũ (19/10/2017)
 Tăng cường các biện pháp phòng chống thiên tai cho vật nuôi (16/08/2017)
 Những biện pháp tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi lợn thời gian qua, định hướng phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian tới. (16/08/2017)
 Ngành Chăn nuôi Gia cầm Thanh Hóa những năm qua; thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển trong thời gian tới (16/08/2017)
 Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, Lê Như Tuấn thăm trang trại bò sữa thống nhất của Công ty TNHH bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa (14/08/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang