Số lượt truy cập
Hôm nay 14304
Hôm qua 58866
Tuần này 177874
Tháng này 3215700
Tất cả 193011285
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 17/09/2021
Nghề nuôi ong mật ở rừng núi Am Các.

Định Hải là xã có địa hình 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, nơi đây có quần thể chùa Am Các đã được công nhận di tích lịch sử quốc gia, có rừng tái sinh với độ che phủ cao là nơi rất thuận lợi cho việc nuôi ong.

Ông Nguyễn Hùng là thương binh nặng 1/4 ở phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn. Nhiều năm qua, với vai trò là Chủ tịch Hội làm vườn và Trang trại thị xã Nghi Sơn, ông Hùng đã có nhiều hoạt động tích cực giúp cho các hội viên xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ vươn lên làm giàu. Đặc biệt 2 năm trở lại đây Hội làm vườn và trang trại thị xã Nghi Sơn đã góp phần xây dựng mô hình nuôi ong rừng lấy mật ở xã Định Hải, thị xã Nghi Sơn. Trao đổi với chúng tôi Ông Nguyễn Hùng - Phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn cho biết: "Rừng Am Các so với mặt nước biển là gần 1.000m, tách biệt với khu dân cư, môi trường trong sạch, hoa trong sạch".

Những năm trước đây, công việc nuôi ong ở đây chủ yếu là manh mún, nhỏ lẻ, các hộ nuôi lấy mật sử dụng cho gia đình. Năm 2019 nhận thấy tiềm năng và lợi thế của địa phương, chính quyền xã đã phối hợp cùng với Hội làm vườn và trang trại thị xã Nghi Sơn tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là cung ứng giống ong. Nhờ đó đến nay xã Định Hải đã có 300 hộ dân tham gia thực hiện mô hình này, với tổng số lên tới hơn 2.000 đàn, sản lượng 15 ngàn lít mật ong/năm.

Để nâng cao giá trị sản xuất cho nghề nuôi ong, xã Định Hải đã phối hợp với Hội Làm vườn thị xã Nghi Sơn, định hướng các hộ nuôi đúng quy trình kỹ thuật, nhằm đảm bảo chất lượng mật. Bên cạnh đó, để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho các hộ nuôi, hội Làm vườn cũng phối hợp với xã và các hộ, tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, chuyển giao kỹ thuật nuôi ong theo hướng thâm canh, tăng năng suất, sản lượng mật cho đàn ong theo tiêu chuẩn Vietgap. Anh Lê Minh Hải - thôn 8, Định Hải, thị xã Nghi Sơn cho biết: "Mình nuôi ong tự nhiên, 6 tháng là mình đánh mật, mùa rét cho bổ sung, ăn dặm, duy trì đàn ong qua đầu năm nhân giống lên, cung cấp cho bà con của huyện. Trước nuôi nhỏ lẻ, không ăn thua, sau  vào hội làm vườn, được đi đào tạo, học hỏi người đi trước. Nuôi so với trước, thu nhập hơn hẳn".

Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và được chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP thì vấn đề nâng cao chất lượng phải được đưa lên hàng đầu, chính vì thế ông Hùng đã trăn trở để giúp bà con nuôi ong nâng cao chất lượng mật.

Để đưa sản phẩm đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, Hội làm vườn mà trực tiếp là ông Hùng đã nghiên cứu sản xuất ra máy tinh lọc mật ong, đây là sản phẩm có thể tách được toàn bộ các tạp chất còn tồn dư trong mật, sản phẩm được gia nhiệt tách bọt, tách men tự sinh được lọc qua màng lọc tinh, tách bớt thủy phần trong mật ong, tạo ra sản phẩm sánh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Nguyễn Hùng - Phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn nói: "Cách đây hơn 4 năm, tôi tham gia mặt hàng tại hội chợ, một số sản phẩm trên miền núi, gửi mật ong xuống bán, thời gian nắng nóng đến ngày thứ 2 các chai mật ong sùi lên, có chai nổ, bật nắp. Nếu mật ong truyền thống, bà con nuôi để thế này không thể trở thành hàng hóa được. Trong đầu tôi nghĩ, làm sao phải xử lý được men, tạp chất. Nếu mật ong thu hoạch, để lâu sẽ chuyển màu, vi khuẩn có hại đã hoạt động. Mật ong rất tốt cho sức khỏe, ngược lại nếu để lâu sẽ gây ra độc tố".

Mật ong của bà con sau khi thu hoạch quay ra sẽ được thu mua lại, đưa vào máy lọc mật để tách lọc tạp chất, giúp mật không bị lên men, không bị biến màu và đậm đặc hơn. Ông Nguyễn Hùng - Phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn cho biết thêm: "Mật rừng Am Các đưa ra thị trường được phản hồi thơm ngon, có giá trị y học, gửi đi kiểm tra mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam của cấp quốc gia được đánh giá có nhiều vi lượng, nhiều chất hơn".

Nuôi ong lấy mật là nghề cổ truyền đã có từ lâu đời, vốn đầu tư thấp, ít rủi ro nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ong nuôi trên núi Các ở xã Định Hải cho sản phẩm mật hoa rừng, với rất nhiều loài hoa phong phú có trong rừng tự nhiên trên núi, chất lượng tốt, mật đặc, tỉ lệ nước trong mật thấp, chỉ khoảng 16-18%. Với thương hiệu Mật ong rừng Am Các được kiểm định và có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, có mã vạch truy xuất nguồn gốc và thời hạn bảo hành cụ thể trên nhãn hiệu, đây sẽ là cơ hội để sản phẩm mật ong rừng Am Các thâm nhập thị trường, trở thành một sản phẩm hàng hóa thực sự./.


Nguồn tin: TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13818


Các tin khác:
 Hướng dẫn làm bẫy và đặt bẫy bả chua ngọt tiêu diệt sâu keo mùa thu. (17/09/2021)
 Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng ngô sinh khối. (17/09/2021)
 Nguyên nhân gà đẻ trứng non và biện pháp  (17/09/2021)
  Vai trò của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp. (17/09/2021)
 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão. (13/09/2021)
 Sử dụng Vitamin C trong chăn nuôi. (17/08/2021)
 Vụ chiêm xuân 2021 - Thanh Hóa được mùa toàn diện. (17/07/2021)
 Thanh Hoá: Phát triển các mô hình liên kết sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế vụ Đông Xuân 2020 – 2021. (17/07/2021)
 Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi vịt biển tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. (12/07/2021)
 Nguy cơ xâm nhập bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa. (17/06/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang