Số lượt truy cập
Hôm nay 3810
Hôm qua 58866
Tuần này 167380
Tháng này 3205206
Tất cả 193000790
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 17/09/2021
Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng ngô sinh khối.

Ngô sinh khối là cây ngô được thu hoạch ở giai đoạn bắp ngô chín sáp để làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Thay vì thu hoạch để lấy hạt lúc bắp ngô đã chín hoàn toàn, cây ngô thu hoạch làm thức ăn cho gia súc ở giai đoạn bắp ngô chín sáp sẽ đảm bảo độ mềm, giàu dinh dưỡng và sự ngon miệng cho vật nuôi. Toàn bộ cây ngô (thân, lá, bắp) thường được băm/xay nhỏ để cho gia súc ăn trực tiếp, hoặc chế biến sâu hơn thành các thức ăn cho gia súc như ủ chua, viên nén hoàn chỉnh cho gia súc ăn cỏ... Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của chăn nuôi bò sữa, bò thịt và các gia súc ăn cỏ tại nước ta thì việc phát triển mô hình trồng ngô sinh khối là rất cần thiết, nhằm dự trữ thức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Vì vậy, để nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu trong chăn nuôi thì cần phải lưu ý một số vấn đề trong kỹ thuật như sau:

1. Thời vụ trồng:

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và hệ thống luân canh cây trồng từng địa phương để lựa chọn khung thời vụ thích hợp nhất. Đẩy mạnh việc phát triển ngô sinh khối ở vụ đông trên chân đất hai vụ lúa bằng kỹ thuật gieo ngô trên chân đất ướt, làm đất tối thiểu sau khi thu hoạch lúa vụ mùa, kết hợp thoát nước thật tốt. Đây là kỹ thuật chúng ta đã áp dụng từ lâu đối với sản xuất ngô vụ đông trên chân đất lúa và rất khả thi để mở rộng sản xuất ngô sinh khối với diện tích lớn, tập trung, tranh thủ được thời vụ...

2. Giống:

Một trong những yêu cầu quan trọng của ngô sinh khối, đó là giống phải có khả năng chịu được mật độ dày (8-9 vạn cây/ha). Bên cạnh đó, giống phải có khả năng chống chịu tốt, cây to khỏe, chống đổ tốt, sạch bệnh, bộ lá xanh bền… như: NK7328, PSC747,CP 333…

3. Kỹ thuật canh tác

a. Làm đất

Làm đất sạch cỏ dại, cày rạch hàng, lên luống hoặc không tùy điều kiện đất và thời vụ.

Nếu có điều kiện, nên gieo hạt bằng máy gieo với chức năng rạch hàng, rải phân, gieo và lấp hạt hoặc máy gieo đẩy tay.

b. Giống và mật độ gieo trồng

Lượng giống cho 1 ha: 27 - 30 kg; mật độ thích hợp:  7,7 - 8,3 vạn cây/ha; khoảng cách gieo: 60 - 65 cm x 20 cm/cây.

c. Bón phân: (Tính cho 1 sào 500 m2)

- Tùy từng chân đất và loại giống mà có lượng bón phù hợp. Có thể tham khảo lượng bón như sau: Phân chuồng: 400- 500 kg (125-150 kg phân hữu cơ vi sinh). Bón lót toàn bộ trước khi gieo hạt. Phân đạm urê: 18 - 20 kg, lân supe: 25 - 30 kg, kali chlorua: 6 - 8 kg. Tập trung chăm sóc bón phân vào các giai đoạn như: Khi ngô 5 - 7 lá, 9 - 10 lá, trước khi trỗ khoảng 10 ngày.

- Trường hợp sử dụng phân bón tổng hợp NPK, có thể chọn loại phân và lượng bón để đạt mức bón tương đương.

d. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

- Tưới nước đảm bảo đủ ẩm; đối với vùng trung du, miền núi cần bố trí thời vụ để tránh hạn, đặc biệt ở các giai đoạn trước, trong và sau khi trổ cờ, tung phấn, phun râu.

- Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh sớm, đặc biệt là một số loại như: Sâu đục thân, Sâu xám, Rệp muội, Bệnh gỉ sắt, bệnh khô vằn, đốm lá...

đ. Thu hoạch

Thời điểm lý tưởng cắt cây ngô xanh để ủ chua là khi 50% số bắp trên cây ở giai đoạn chín sáp. Thu hoạch toàn bộ thân cây bao gồm cả bắp, cắt thành các lát từ 3 - 5 cm.


Nguồn tin: Lê Kiên - CTV Khuyến nông
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18621


Các tin khác:
 Nguyên nhân gà đẻ trứng non và biện pháp  (17/09/2021)
  Vai trò của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp. (17/09/2021)
 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão. (13/09/2021)
 Sử dụng Vitamin C trong chăn nuôi. (17/08/2021)
 Vụ chiêm xuân 2021 - Thanh Hóa được mùa toàn diện. (17/07/2021)
 Thanh Hoá: Phát triển các mô hình liên kết sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế vụ Đông Xuân 2020 – 2021. (17/07/2021)
 Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi vịt biển tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. (12/07/2021)
 Nguy cơ xâm nhập bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa. (17/06/2021)
 Chăm sóc lúa mùa sau cấy (16/06/2021)
 Khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa trong vụ mùa. (04/06/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang