Số lượt truy cập
Hôm nay 54911
Hôm qua 39190
Tuần này 159615
Tháng này 3197441
Tất cả 192993025
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 10/08/2021
Quyết liệt thực hiện các giải pháp gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc bắt buộc các tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) trước ngày 30-8-2021, tại hội nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhằm khắc phục “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC). Hiện, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương ven biển đang triển khai quyết liệt thực hiện các giải pháp triển khai lắp đặt thiết bị GSHT cho tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên theo quy định.

Triển khai lắp đặt thiết bị GSHT trên tàu cá, xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) đã xây dựng kế hoạch, thành lập tổ công tác chỉ đạo lắp đặt thiết bị GSHT và rà soát các tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên trên địa bàn xã. Tổ chức hội nghị thông báo cho các chủ tàu cá về việc hỗ trợ lắp đặt thiết bị GSHT trên tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên; báo giá dịch vụ giám sát hàng hải do Tập đoàn Công nghiệp viễn thông quân đội (Viettel) - Chi nhánh Thanh Hóa cung cấp; ký bản cam kết đối với các chủ tàu cá về việc lắp và vận hành thiết bị GSHT trên tàu cá. Thông báo danh sách chủ tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị GSHT, tàu cá đã quá hạn đăng kiểm, không có giấy phép khai thác hải sản, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Niêm yết danh sách các chủ tàu cá lắp đặt thiết bị GSHT tại nhà văn hóa các thôn, phân công thành viên tổ công tác phối hợp cùng Viettel - Chi nhánh Thanh Hóa đến từng chủ tàu cá gửi thông báo và vận động lắp đặt thiết bị GSHT theo quy định. Đến ngày 3-8-2021, xã Ngư Lộc có 88 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị GSHT theo quy định và hiện đã có 32 tàu cá đăng ký lắp đặt, 4 tàu cá đã lắp xong. Khó khăn lớn nhất hiện nay của địa phương trong công tác triển khai lắp đặt thiết bị GSHT trên tàu cá là các chủ tàu cá chưa tự giác chấp hành khai báo phương tiện đã chuyển nhượng đi nơi khác hoặc tự giải bản. Thủ tục cải hoán tàu cá theo quy định để ngư dân được hỗ trợ theo Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 17-7-2021 của HĐND tỉnh còn gặp khó khăn, vướng mắc cho chủ phương tiện. Do điều kiện kinh tế của một số chủ phương tiện còn khó khăn, nghề khai thác không hiệu quả nên chưa chấp hành làm tục đăng ký, đăng kiểm đúng thời gian quy định. Huyện Hậu Lộc có 314 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị GSHT theo quy định. Tính đến ngày 2-8-2021, toàn huyện đã có 160 tàu cá lắp đặt thiết bị GSHT, đạt 50,6%. Hiện có 115 chủ tàu cá đang lắp đặt và 6 chủ tàu đã ký hợp đồng với đơn vị cung cấp thiết bị GSHT. Để thực hiện lắp đặt thiết bị GSHT trên tàu cá đúng tiến độ, huyện Hậu Lộc phối hợp với Đồn Biên phòng Đa Lộc, Trạm Thủy sản Hòa Lộc, Trung tâm Đăng kiểm tàu cá và nhà cung cấp thiết bị GSHT tiến hành lập kế hoạch triển khai ở 5/6 xã (riêng xã Đa Lộc đã hoàn thành lắp đặt thiết bị GSHT). Đồng thời, rà soát tàu cá có chiều dài 15m trở lên trên địa bàn, hướng dẫn các chủ tàu cá thuộc đối tượng hỗ trợ kinh phí theo Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 17-7-2021 của HĐND tỉnh hoàn thiện hồ sơ theo quy định (đối với chủ tàu đã lắp thiết bị GSHT); tổ chức ký kết hợp đồng lắp đặt thiết bị GSHT trước ngày 30-8-2021 (đối với chủ tàu cá chưa lắp đặt thiết bị GSHT). Ông Trịnh Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: Hiện địa phương đang tập trung chỉ đạo, đôn đốc UBND xã ven biển thành lập và đi vào hoạt động tổ công tác cấp xã để triển khai thực hiện rà soát tàu cá trên địa bàn huyện xong trước ngày 5-8-2021; lắp đặt thiết bị GSHT và hướng dẫn hồ sơ thủ tục giấy tờ có liên quan cho tất cả các chủ tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên trên địa bàn. Tập trung hướng dẫn các chủ tàu cá còn lại sau khi rà soát thực hiện cam kết và ký kết hợp đồng với Viettel - Chi nhánh Thanh Hóa để lắp đặt thiết bị và kết nối hệ thống. Chủ tịch UBND xã ven biển chịu trách nhiệm duy trì và thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo tiến độ, kết quả lắp đặt thiết bị GSHT và rà soát tàu cá của địa phương vào 11 giờ ngày thứ 6 hàng tuần để UBND huyện tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Ngư dân phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.292 phương tiện khai thác hải sản từ 15m trở lên, đây là đối tượng bắt buộc phải lắp thiết bị GSHT theo quy định tại Luật Thủy sản 2017, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP và cũng là điều kiện bắt buộc để EC xem xét tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản của nước ta. Tuy nhiên, tính đến ngày 2-8-2021, toàn tỉnh mới lắp đặt thiết bị GSHT cho 626 phương tiện, đạt 48,5% và có 282 chủ tàu cá đăng ký lắp đặt thiết bị GSHT. Nguyên nhân tàu cá có chiều dài 15m trở lên lắp thiết bị GSHT đạt tỷ lệ thấp tại các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, thị xã Nghi Sơn... là do tình hình khai thác hải sản hiệu quả không cao, nguồn lợi thủy sản suy giảm, nhất là dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, kéo dài, tác động lớn đến mọi mặt đời sống xã hội. Việc lắp đặt thiết bị GSHT chi phí mua thiết bị từ 17 - 20 triệu đồng/thiết bị, chi phí dịch vụ duy trì hoạt động của thiết bị từ 330.000 – 400.000 đồng/thiết bị/tháng, gây khó khăn đối với ngư dân. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngư dân lắp đặt thiết bị GSHT, ngày 17-7-2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ mua thiết bị GSHT và phí thuê bao dịch vụ thiết bị GSHT cho chủ tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương ven biển đến từng địa bàn các xã, phường nghề cá ven biển để tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân, chủ tàu cá về các quy định để được thụ hưởng chính sách hỗ trợ thiết bị GSHT và phí dịch vụ thuê bao GSHT; hướng dẫn các thủ tục giấy tờ liên quan và yêu cầu chủ tàu ký cam kết thực hiện các quy định về trách nhiệm của chủ tàu cá khi tham gia khai thác trên biển. Để đến ngày 30-8-2021, tất cả các tàu cá trên địa bàn tỉnh lắp đặt xong thiết bị GSHT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố ven biển tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc các chủ tàu cá thực hiện lắp thiết bị GSHT và thực hiện các thủ tục giấy tờ có liên quan để đủ điều kiện trước khi tham gia khai thác trên biển theo quy định. UBND các địa phương phối hợp với Chi cục Thủy sản, Đồn Biên phòng tuyến biển tổ chức rà soát, xác minh tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên thuộc diện phải lắp đặt thiết bị GSHT; yêu cầu các chủ tàu cá thực hiện xóa đăng ký tàu cá trong các trường hợp chìm đắm tàu, giải bản, hư hỏng hoàn toàn để đưa ra khỏi danh sách quản lý. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tàu cá trước khi ra khơi phải đủ điều kiện theo quy định, kiên quyết không cho các tàu cá đi hoạt động trên biển khi không đủ các thủ tục, giấy tờ, nhất là trang thiết bị theo quy định và xử lý nghiêm tàu cá vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 24139


Các tin khác:
 Sản lượng tôm toàn tỉnh đạt 3.000 tấn (23/07/2021)
 Ngư dân tích cực khai thác vụ cá Nam (23/06/2021)
 Bảo vệ con nuôi thủy sản trong mùa nắng nóng (05/06/2021)
 Xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản và các hành vi vi phạm khác qua hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (05/06/2021)
 Tích cực thực hiện Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven biển (01/06/2021)
 Khai thác hiệu quả tiềm năng, phát triển bền vững ngành thủy sản (30/05/2021)
 Để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển (30/05/2021)
 Nâng cao năng lực khai thác và chế biến thủy, hải sản (17/05/2021)
 Tăng cường công tác quản lý tàu cá hoạt động thủy sản (13/05/2021)
 Nuôi cá lồng tự phát trên vịnh Nghi Sơn – cảnh báo những hệ lụy (13/05/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang