Số lượt truy cập
Hôm nay 28036
Hôm qua 58866
Tuần này 191606
Tháng này 3229432
Tất cả 193025016
Browser   (Today) Chi tiết >>
Chủ nhật, 02/05/2021
Tập trung chăm sóc, bảo vệ cây trồng cuối vụ

Vụ đông xuân 2020-2021, toàn tỉnh gieo trồng 198.181 ha; trong đó, lúa 115.441 ha, ngô 14.947,5 ha, lạc 6.941 ha, rau đậu các loại 17.953 ha và còn lại là các cây trồng khác. Các cây trồng hiện đang sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với cây lúa, hiện đang bước vào giai đoạn cuối vụ, đây là thời điểm quyết định đến năng suất.

Tuy nhiên, những ngày qua, không khí lạnh kèm theo mưa ẩm kéo dài, xen kẽ những ngày nắng, nên là điều kiện thuận lợi để các đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại nặng trên lúa, như: bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đạo ôn lá, đen lép hạt, rầy nâu và rầy lưng trắng. Do đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang tập trung chăm sóc bảo vệ cây trồng thời điểm cuối vụ, nhất là lúa đông xuân.

Tại huyện Hậu Lộc, thời điểm hiện tại, trên một số diện tích lúa đông xuân đã xuất hiện một số loại sâu bệnh, như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn. Do đó, huyện đang chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến cáo bà con nông dân tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh. Bà Hoàng Thị Tôn, xã Tiến Lộc cho biết: Từ trung tuần tháng 3, qua hệ thống loa truyền thanh xã kết hợp với việc thăm đồng, bà phát hiện diện tích lúa của gia đình xuất hiện sâu cuốn lá. Theo khuyến cáo của UBND xã, những diện tích lúa bị nhiễm có mật độ 2 đến 5 con/m2, bà sử dụng chà tre phát lá để diệt sâu non và ổ trứng, kết hợp với việc bẫy đèn. Đối với diện tích có mật độ từ 10 con/m2 trở lên, bà tiến hành phun trừ vào thời điểm sau khi bướm nở rộ khoảng 5 đến 7 ngày, bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm ruộng, bà Tôn nhận thấy: Để việc phòng, trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao, quan trọng nhất là người dân phải tuân thủ nghiêm nguyên tắc “4 đúng”.

Nông dân xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) phun thuốc bảo vệ phòng, trừ sâu bệnh theo nguyên tắc “4 đúng”, bảo vệ lúa đông xuân.

Được biết, để chủ động công tác phòng, trừ sâu bệnh, bảo đảm năng suất, chất lượng cho cây trồng trong vụ đông xuân, ngay từ đầu vụ, huyện Hậu Lộc đã dự báo được những loại sâu bệnh có thể phát sinh, phát triển theo từng thời điểm cụ thể. Thời điểm hiện tại, trên một số diện tích lúa đông xuân đã xuất hiện một số loại sâu bệnh gây hại, tuy nhiên mật độ ở mức thấp. Vì vậy, huyện đang chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, đôn đốc bà con nông dân thực hiện biện pháp phòng trừ bằng phương pháp thủ công đối với diện tích có mật độ nhiễm chưa đến ngưỡng. Đối với diện tích đã đến ngưỡng cần phun trừ, khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Thời điểm này, trên địa bàn huyện Hoằng Hóa xuất hiện một số loại sâu bệnh phổ biến, như: bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, chuột gây hại; trên cây ngô xuất hiện bệnh đốm lá... Để chủ động phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng, thời gian qua, huyện đã cử cán bộ chuyên môn kiểm tra, theo dõi tình hình sâu bệnh. Đồng thời, cùng với các địa phương thông tin, tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến của sâu bệnh để thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời, phù hợp. Một số diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh gây hại đến ngưỡng phải phun trừ, song phân bố rải rác, cục bộ, huyện đang chỉ đạo, đôn đốc bà con nông dân thực hiện phun trừ bằng các loại thuốc nằm trong danh mục khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

Qua theo dõi, nắm bắt tình hình thực tế của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, cho thấy: Hiện tại, bệnh đạo ôn lá gây hại nhẹ tại các huyện Cẩm Thủy, Thường Xuân, Như Xuân, Thọ Xuân...; bệnh khô vằn gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, phân bố tại các huyện Thường Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Đông Sơn... Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại nhẹ, phân bố tại các huyện Quan Hóa, Thường Xuân, Đông Sơn, thị xã Nghi Sơn. Chuột hại nhẹ đến trung bình tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Bá Thước, Thường Xuân..., cục bộ hại nặng tại huyện Hoằng Hóa. Trên cây ngô, sâu keo mùa thu gây hại nhẹ tại các huyện Yên Định, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa.

Để chủ động phòng, trừ, giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra, nhất là đối với diện tích lúa trong giai đoạn cuối vụ, ngành nông nghiệp cùng các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, trừ các loại sâu bệnh hại trên lúa, nhất là các đối tượng bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu và rầy lưng trắng. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, trên trà lúa trỗ từ ngày 20-4 trở đi cần theo dõi chặt chẽ, kịp thời phát hiện vết bệnh để có biện pháp phòng, trừ kịp thời. Đối với những ruộng đã có vết bệnh của đạo ôn lá, cần tiến hành phun trừ ngay; đồng thời, kết hợp phun phòng, trừ bệnh đạo ôn cổ bông khi trời tạnh ráo bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu đã được cơ quan chuyên môn hướng dẫn. Bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả theo nguyên tắc “4 đúng”.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14909


Các tin khác:
 Kết quả tích tụ, tập trung đất đai tại huyện Đông Sơn (29/04/2021)
 Kết quả bước đầu tích tụ, tập trung đất đai (26/04/2021)
 Để cây ăn quả phát triển bền vững: Tiềm năng phát triển cây ăn quả (23/04/2021)
 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng nhiễm mặn (12/04/2021)
 Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp (08/04/2021)
 Hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp (31/03/2021)
 Phát triển các mô hình liên kết sản xuất lúa ở huyện Hoằng Hóa (25/03/2021)
 Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hiệu quả (25/03/2021)
 Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (18/03/2021)
 Chăm sóc cây trồng vụ đông xuân (16/03/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang