Số lượt truy cập
Hôm nay 19036
Hôm qua 58866
Tuần này 182606
Tháng này 3220434
Tất cả 193016018
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 22/04/2020
Một số quy định về an toàn thực phẩm thủy sản.

Nhằm quản lý chặt chẽ việc chấp hành các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm thủy sản, Chi cục Thủy sản đã thành lập đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tàu cá năm 2020 tại 1 số địa phương, đơn vị. Đây là 1 trong những nội dung quan trọng, được Chi cục Thủy sản triển khai trong tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2020. Tại các Cảng cá, bến tầu Chi cục Thủy sản đã treo bano, áp phích tuyên truyền cho ngư dân, chủ tầu và các địa phương việc tuân thủ quy định của Nhà nước về an an toàn thực phẩm thủy sản. Cùng với đó, chi Cục đã trực tiếp gặp gỡ các chủ tầu cá, phát tờ rơi, tuyên truyền về các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thủy sản. Kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm thủy sản tại các tầu cá. Tính đến nay, chi cục đã phát trên 7 nghìn tờ rơi cho các chủ tầu, ngư dân, cấp 300 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các chủ tầu cá trên 15m theo quy định.

Sau đây là một số quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm thuỷ sản:

I. Những quy định chung về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trên tàu cá

1. Đối tượng cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên tàu cá: Tàu cá có chiều dài trên 15 mét.

2. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho tàu cá cấp tỉnh: Chi cục Thủy sản Thanh Hóa.

3. Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở/chủ tàu cá.

4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong 03 năm.

II Những điều cần biết để đảm bảo an toàn thực phẩm trên tàu cá

6 CẦN:

Một: Tàu cá phải đủ nước sạch, nước đá sạch và dụng cụ chứa đựng để bảo quản thủy sản.

Hai: Bảo quản lạnh thủy sản sau khi đánh bắt và duy trì nhiệt độ bảo quản theo quy định.

Ba: Thuyền trưởng/Chủ tàu cá phải ghi nhật ký khai thác và hồ sơ theo dõi xử lý, chế biến trên tàu bảo đảm dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc và đánh giá chất lượng thuỷ sản.

Bốn: Hàng năm, thuyền viên phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Năm: Mọi thuyền viên phải giữ gìn vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt và trong khi làm việc trên tàu

Sáu: Trên tàu phải có người chịu trách nhiệm chính về vệ sinh an toàn và chất lượng thủy sản.

6 KHÔNG:

Một: Không sử dụng kháng sinh, hoá chất độc hại để bảo quản nguyên liệu thủy sản.

Hai: Không sử dụng nước tại bẩn cảng để rửa thủy sản, boong tàu, hầm tàu, dụng cụ chứa thủy sản.

Ba: Những người mang bệnh truyền nhiễm không được có mặt trên tàu cá.

Bốn: Nghiêm cấm mang hóa chất bảo quản và chất kháng sinh cấm sử dụng lên tàu cá dùng cho việc chế biến và bảo quản thủy sản.

Năm: Không sử dụng máy xay đá, dụng cụ bảo quản thủy sản bị gỉ sét,  gây nhiễm độc cho thực phẩm.

Sáu: Không sử dụng chung bơm xả nước thải và bơm lấy nước sạch.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong an toàn thực phẩm tàu cá

 (Quy định tại Khoản 1,5,6 Điều 11 và Khoản 2 Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018)

- Phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp).

- Phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy sản có chất bảo quản là chất, hóa chất cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được áp dụng.

- Phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với hành vi bảo quản, vận chuyển, khai thác các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.

- Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi cố ý khai thác loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người bị cấm dùng làm thực phẩm theo quy định của pháp luật./.

Nguồn tin: TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15877


Các tin khác:
 Hoằng Hóa: Phun thuốc trừ sâu bằng thiết bị bay điều khiển từ xa (22/04/2020)
 Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cuối vụ chiêm xuân 2019 – 2020 (17/04/2020)
 Giới thiệu một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi hạn chế ô nhiễm mỗi trường (09/04/2020)
 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản. (07/04/2020)
 Phân vùng khai thác và khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn. (03/04/2020)
 Hiệu quả kinh tế của giống ớt Santa 8.0 ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc (30/03/2020)
 Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp (30/03/2020)
 Giải pháp tăng sức sống cho gà con hiệu quả trong chăn nuôi - Giảm tỷ lệ chết khi nuôi gà. (27/03/2020)
 Một số tồn tại, hạn chế trong thực hành chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi nông hộ và giải pháp (27/03/2020)
 Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Xuân 2020 (20/03/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang