Số lượt truy cập
Hôm nay 42015
Hôm qua 39190
Tuần này 146719
Tháng này 3184545
Tất cả 192980129
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 09/03/2020
Triển khai các giải pháp chủ động đối phó với nguy cơ khô hạn cây trồng ở khu vực miền núi và trung du

Đến tháng 3-2020, toàn tỉnh có 610 hồ chứa, trong đó có 321 hồ, chủ yếu ở khu vực miền núi, trung du có mực nước thấp hơn thiết kế từ 1-5m. Riêng hồ chứa nước Cửa Đạt, mực nước đang thấp hơn so với thiết kế 28.82m.

Triển khai các giải pháp chủ động đối phó với nguy cơ khô hạn cây trồng ở khu vực miền núi và trung duHồ Bai Manh (do Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Ngọc Lặc quản lý) đã được tích đủ nước theo thiết kế, phục vụ sản xuất vụ chiêm - xuân 2020.

Đáng chú ý, toàn tỉnh vẫn còn 131 hồ chứa nước (theo thiết kế phục vụ nước tưới cho khoảng 4.000 ha cây trồng), chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi như Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Như Thanh,... đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong đó có 15 hồ chứa không được tích nước, 116 hồ chỉ tích một phần nước. Thậm chí, đến ngày 6-3-2020 đã có 31 hồ chứa nước có mực nước dưới mực nước chết. Các công trình (CT) này đang bị hư hỏng toàn bộ cống, thiết bị đóng mở, cống bị lùng mang, lùng đáy, đập đất bị sạt lở, thấm mạnh phía hạ lưu xuất hiện dòng chảy,... không phục vụ sản xuất theo thiết kế hoặc chưa bảo đảm đủ nước tưới cho cây trồng theo kế hoạch. Các hồ chứa nước nêu trên không phát huy được nhiệm vụ của CT theo thiết kế, gây bất lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn. Ngoài ra, 12 CT thủy lợi đang thi công dở dang, chưa đủ điều kiện tích nước. Theo dự báo của Chi cục Thủy lợi: Vụ chiêm xuân năm 2020, vùng tưới bằng hồ, đập, CT thủy lợi nhỏ ở khu vực miền núi và trung du tỉnh ta vào thời điểm nắng nóng có khoảng 4.000 ha đến hơn 5.500 ha có khả năng xảy ra thiếu nước, khô hạn.

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các công ty khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn đã phối hợp với các địa phương rà soát, kiểm tra tình hình nguồn nước tại các hồ để có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng cây màu ít sử dụng nước. Thực hiện triệt để biện pháp tưới tiết kiệm nước, tưới luân phiên trên tất cả các hệ thống, điều tiết nguồn nước hợp lý, ưu tiên dành nước cho vùng cuối kênh, vùng cao khó tưới. Thường xuyên theo dõi, phát hiện hư hỏng để sửa chữa kịp thời, chống rò rỉ mất nước ở các cống lấy nước hồ chứa. Các nhà máy thủy điện trên địa bàn như Cửa Đạt, Dốc Cáy... vận hành phát điện ưu tiên nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh. 

Nguồn tin: http://baothanhhoa.vn/
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 10828


Các tin khác:
 Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế biển (06/03/2020)
 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp (04/03/2020)
 Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Lê Đức Giang - Giám đốc Sở làm trưởng đoàn đã đến thăm quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Hà Nam.  (03/03/2020)
 Chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để tổ chức Hội chợ nông nghiệp và Tuần lễ dưa xứ Thanh (03/03/2020)
 Chấn chỉnh công tác xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác trên địa bàn tỉnh (03/03/2020)
 Nhân rộng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp (03/03/2020)
 Công bố hiện trạng rừng tỉnh Thanh Hoá năm 2019 (02/03/2020)
 Đồng chí Đặng Tiến Dũng Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra sản xuất và chỉ đạo các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại huyện Tĩnh Gia (27/02/2020)
 Thanh Hóa tiêm vắc-xin phòng cúm cho hơn bảy triệu con gia cầm (25/02/2020)
 Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao (24/02/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang