Số lượt truy cập
Hôm nay 56140
Hôm qua 39190
Tuần này 160844
Tháng này 3198670
Tất cả 192994254
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 15/08/2022
Lợi ích và hiệu quả từ việc nuôi cá biển trong ao đất

Mô hình nuôi cá Chẽm, cá Mú trong ao đất anh Nguyễn Ngọc Nhất, thôn 1 xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá cho biết anh đã có thâm niên trong nghề nuôi trồng thuỷ sản 25 năm nay đặc biệt là nghề nuôi cá biển. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của gia đình anh hơn 3 ha anh đã dành ra 2 ha nuôi tôm sú quảng canh cải tiến và 1 ha anh dành riêng cho nuôi cá biển. Từ năm 2010 trở lại đây đây, Nghề tôm sú rất bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp. Nguyên nhân chính là do nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh diễn biến phức tạp và thường xuyên xảy ra khiến hầu hết các đầm nuôi tôm sú gây chết hàng loạt, có những năm gần như mất trắng hoàn toàn. Tuy nhiên  anh Nhất cho biết 1ha diện tích nuôi cá của anh khá ổn định, cá Chẽm, cá Mú phát triển rất tốt mặc dù lợi nhuận nuôi cá không cao nhưng nó mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình anh trong những năm nuôi tôm sú kém ổn định. Giá cá bán dao động từ 80-110 nghìn đồng/kg, trừ chi phí anh thu về từ 120-150 triệu/ha.

Năm 2021 Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá tổ chức tập huấn xây dựng mô hình  “Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Chẽm trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm”. với tổng diện tích 1ha. Anh đã đăng ký xin tham gia mô hình với quy mô 0.4ha. Do đã có kinh nghiệp nuôi cá Chẽm từ trước nên sau 12 tháng nuôi cá đạt kích cỡ từ 1 - 1,2 kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 80% anh nói cá càng về sau cá phát triển càng nhanh nên anh quyết định để nuôi tiếp đến cuối năm 2022 anh dự kiến cá đạt trọng lượng 2-2.5kg/con tỷ lệ sông đạt 75% sản lượng đạt khoảng 9 tấn giá bán dao động từ 120 đến 130 nghìn đồng/kg, lợi nhuận thu được khoảng 300 triệu đồng/ha.

Ngoài nuôi cá Biển ra anh còn mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao. Anh thường lấy nước của ao nuôi cá Chẽm, cá Mú để làm nước nuôi tôm thẻ chân trắng. Chính vì thế nên nguồn nước cấp cho nuôi tôm thẻ khá ổn định, dịch bệnh ít xảy ra trên tôm.

Năm 2022 anh quyết định mở rộng thêm diện tích 0.5ha nhằm lấy nước nuôi tôm công nghệ cao lại vừa có thu nhập ổn định từ con cá.

Anh Nhất so sanh giữa nuôi tôm và nuôi cá biển thì nuôi tôm lợi nhuật rất cao nhưng đi đôi với rủi ro quá lớn. rất nhiều hộ xung quanh nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao đã thất bại rất nhiều, có nhiều nhà cho thuê hoặc chuyển nhượng hồ đi. Còn nuôi cá mặc dù năng suất và hiệu quả thấp hơn rất nhiều nhưng nó lại cho nguồn thu nhập ổn định. Cá ít dịch bệnh, dễ nuôi và đặc biệt là có thể sử dụng nước nuôi cá để sử dụng cho nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao./.

Nguồn tin: Lê Đình Thuận - Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 8340


Các tin khác:
  Một số quan tâm khi tự phối trộn thức ăn trong chăn nuôi (15/08/2022)
 Thanh Hóa : Hiệu quả mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc (03/08/2022)
  Khởi nghiệp thành công nhờ nuôi vịt siêu thịt kết hợp nuôi cá nước ngọt (03/08/2022)
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Chăn nuôi vịt thịt gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” tại xã Xuân Hưng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (15/07/2022)
  Hiệu quả bước đầu mô hình trồng keo lai mô tại xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành (12/07/2022)
  Làm giàu từ nghề sản xuất con giống thủy sản nước ngọt (08/07/2022)
  Một số lưu ý để sản xuất lúa mùa đạt hiệu quả (06/07/2022)
 QUẢNG XƯƠNG: Mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ (06/07/2022)
 Biện pháp kỹ thuật hạn chế cây lúa ngộ độc hữu cơ do rơm rạ ở vụ mùa. (06/07/2022)
  Mô hình sản xuất lúa thảo dược theo qui trình VietGap (05/07/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang