Số lượt truy cập
Hôm nay 95730
Hôm qua 58866
Tuần này 259300
Tháng này 3297126
Tất cả 193092710
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 21/04/2022
Kỹ thuật chăn nuôi vịt siêu thịt GRIMAUD

Giống vịt Grimaud ít mỡ, tỉ lệ thịt cao, ít tiêu tốn thức ăn, tăng trọng nhanh, thời gian nuôi ngắn hơn các giống vịt địa phương (khoảng 48 - 52 ngày tuổi là có thể bán), nhưng vẫn cho sản phẩm thịt có chất lượng tốt, vịt đồng đều, dễ bán và giống vịt này có thể nuôi khô. Để chăn nuôi giống vịt này cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Con giống

Khi chọn vịt giống, cần phải mua ở cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, uy tín để đảm bảo chất lượng, có giấy kiểm dịch khi xuất bán, được tiêm phòng đầy đủ.

Chọn những con lông bông và mịn, mắt sáng, to, lanh lợi, chân bóng mượt, nhanh nhẹn khỏe mạnh. Không chọn con bị dị tật, hở rốn, yếu, khèo chân, nặng bụng, bết lông, quá bé hoặc quá to so với trung bình của con giống...

2. Chuồng trại

Chọn địa điểm làm chuồng cao ráo, độ dốc vừa phải. Khu vực làm chuồng yên tĩnh, đảm bảo vệ sinh. Chuồng phải thoáng mát sạch sẽ, khô ráo, tránh mưa tạt gió lùa. Nền chuồng nuôi vịt có thể là nền láng xi măng, nền gạch hoặc sàn bằng lưới. Trong chuồng nuôi vịt nên có chất độn chuồng (trấu, phôi bào, rơm....) dày từ 3 - 5 cm. Khi chất độn chuồng ẩm ướt cần tiến hành thay chất độn chuồng hạn để chế các mầm bệnh trong khu vực chăn nuôi.

Hiện nay mô hình nuôi sàn lưới được phổ biến rộng rãi và thích hợp với vịt con từ khi bắt về đến tuần thứ 2. Sàn cần phải làm cao cách mặt đất từ 50 cm. Sàn nuôi vịt được chăng lưới mềm chuyên dụng cho chăn nuôi, phía dưới  là nền xi măng trải trấu, rơm vụn bên dưới.  Tiến hành phân lô trên chuồng phù hợp với đàn vịt nếu quy mô lớn, nên để 200-300 con/ô chuồng để dễ quản lý và chăm sóc.

3. Úm vịt

Vịt con mới mua về cần được úm riêng đến 7-10 ngày( mùa hè), 14 ngày tuổi (mùa đông). Úm vịt bằng đèn hồng ngoại, điều chỉnh bóng đèn lên xuống sao cho vịt không bị quá nóng hay quá lạnh. Chuồng, quây  úm phải đảm bảo để để tránh mèo, chuột chui vào. Với úm nền cần có lớp độn chuồng dải đều, phẳng, dày khoảng 3-5 cm để tránh mất nhiệt và không cản trở vịt con trong quá trình tìm thức ăn, nước uống. Úm với mật độ phù hợp để đảm bảo phát triển đồng đều của vịt, cụ thể như sau:

+ Vịt từ 1-3 ngày tuổi: 35 con/m2

+ Vịt từ 4-7 ngày tuổi: 30 con/m2

+ Vịt từ 9-14 ngày tuổi: 20 con/m2

Nhiệt độ chuồng nuôi 5 ngày đầu đảm bảo 28-320C sau đó giảm dần đến ngày thứ 10 trở đi đạt 22-260C.

Vịt con từ 1 - 2 tuần tuổi: Yêu cầu chiếu sáng 24/24 giờ để kích thích chúng ăn nhiều, mau lớn, hoàn thiện hệ tiêu hóa.

Vịt con mới mua về nên cho nhịn đói, sau 4 giờ mới cho ăn. Nếu vịt chưa khô lông thì cho nhịn đói đến 6 giờ. Trong thời gian nhịn đói cho vịt uống nước (Cho uống nước lúc này còn hạn chế triệu chứng khô chân cho vịt). Trong 2 tuần đầu nên cho vịt ăn tự do cả ngày và đêm.

Trong 1 - 5 ngày đầu, cho vịt uống thêm kháng sinh phòng bệnh đường ruột như: Oxytetracylilin hoặc Ampicillin và các Vitamin, B-complex.

4. Chăm sóc, quản lý giai đoạn nuôi thịt

Mật độ muôi vịt: + Vịt từ 15-30 ngày tuổi: 10 con/m2

+ Vịt từ 31 ngày trở đi: 4-5 con/m2

Chiếu sáng:  Vịt con từ 3 - 4 tuần tuổi: Yêu cầu chiếu sáng 16 - 18 giờ để chúng có thời gian nghỉ ngơi. Vịt con từ 4 tuần tuổi trở đi: Sử dụng ánh sáng tự nhiên.

Thức ăn: đóng vai trò quan trọng, vì vậy thức ăn sử dụng cho vịt cũng phải xuất phát từ các cơ sở sản xuất thức ăn đảm bảo công tác vệ sinh.

Ðể vịt ăn được nhiều, hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt cần cho ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp để thức ăn thường xuyên mới, có mùi thơm sẽ kích thích vịt ăn được nhiều hơn, vịt đạt tốc độ tăng trưởng. Đối với con vịt này giai đoạn 15 ngày đến 40 ngày là giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất. Từ 41 ngày trở đi tốc độ tăng trưởng chậm lại. Người chăn nuôi cần nắm để có chế độ cho ăn phù hợp để vịt đạt trọng lượng và tiết kiệm thức ăn nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hàng ngày, tiến hành làm vệ sinh, quét dọn sạch sẽ chất thải của vịt. Ðịnh kỳ 1 lần/tuần thực hiện khử trùng chuồng trại.

Nuôi vịt thịt lượng nước uống cũng phải cung cấp nhiều (thường gấp 2 lần so với lượng thức ăn sử dụng). Nước uống cho vịt là nước sạch, tự động chảy từ bồn xuống máng uống, đảm bảo máng luôn đầy đủ nước và không bị bẩn. Máng uống phải dễ cọ rửa, làm vệ sinh, vịt uống được nhưng không tắm được.

5. Phòng bệnh:

Hàng ngày kiểm tra sức khỏe đàn vịt vào buổi sáng. Nếu phát hiện cá thể nào đi đứng khó khăn, xã cánh, chảy nước mắt, phân dính lông, phân trắng... cho cánh ly ngay, theo dõi và xử lý.

Thực hiện tiêm phòng vaccin theo lịch: 01 ngày tuooit tiêm phòng bệnh rụt mỏ, 3 -7 ngày tuổi tiêm phòng bệnh viêm gan; 12 -14 ngày tuổi tiêm phòng bệnh dịch tả; 18 - 20 ngày tuổi tiêm phòng bệnh cúm gia cầm./.


Nguồn tin: Hà Linh - TT Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14234


Các tin khác:
 Thành công trong chuyển giao KH&CN và ứng dụng vào sản xuất giống, nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps Militaris L.ex Fr.) tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa (18/04/2022)
  Nuôi cá Hồng Mỹ trong ao hồ - Một hướng đi mới, an toàn hiệu quả (15/04/2022)
  Vai trò, ý nghĩa của vắc xin phòng bệnh trong chăn nuôi nông hộ (15/04/2022)
  Cam Hùng Hải Vân Du - Thạch Thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh (15/04/2022)
  Tập huấn nâng cao năng lực về truyền thông quản lý rừng bền vững (14/04/2022)
 Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên bàn giao giống Vịt Biển cho các hộ dân tham gia mô hình “Phát triển mô hình chăn nuôi Vịt Biển an toàn sinh học” (04/04/2022)
 Máy tinh lọc mật ong (11/03/2022)
 Ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà  (11/03/2022)
  Một số bài học kinh nghiệm và hiệu quả kinh tế trong nuôi cá chẽm qua đông trong ao đất (11/03/2022)
  Hướng dẫn kỹ thuật chế biến thức ăn viên hỗn hợp trong chăn nuôi (11/03/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang