Hội nghị Đánh giá kết quả sản xuất vụ đông năm 2019 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2020 các tỉnh phía Bắc
Năm 2020, kinh tế của huyện Thiệu Hóa liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển, hình thành nhiều mô hình, vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với liên kết tiêu thụ nông sản, đạt hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao; các xã của huyện có điều kiện huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới (NTM).
Có lẽ không quá để nói rằng chưa bao giờ huyện Hoằng Hóa có sức vươn mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và phát triển kinh tế của người dân như hiện nay. Giao thông thuận lợi, môi trường được giữ gìn, du lịch phát triển, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ ngày càng nhiều, các ngành nghề trồng trọt, nuôi trồng thủy sản được duy trì và phát triển...
Với 11 sản phẩm nông nghiệp chủ lực; trong đó, có 6 sản phẩm nằm trong mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và 5 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Thế nhưng, Thanh Hóa lại chưa có sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mang tính chất thương hiệu vùng miền.
Đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế, kinh tế tập thể (KTTT) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Thông qua các mô hình KTTT đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất giữa người dân với doanh nghiệp, thị trường nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Toàn tỉnh hiện có 673 HTX nông nghiệp, với gần 79.320 thành viên. Những năm gần đây, cùng với việc đổi mới hoạt động theo Luật HTX năm 2012, nhiều HTX đã thực hiện đổi mới phương thức sản xuất, tăng các khâu dịch vụ cạnh tranh, trở thành đầu mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn ở địa phương.