Số lượt truy cập
Hôm nay 58068
Hôm qua 39190
Tuần này 162772
Tháng này 3200598
Tất cả 192996182
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 19/02/2019
Một số kỹ thuật cần thiết trong quá trình chăm sóc và bảo vệ lúa vụ Xuân 2018-2019 giai đoạn sau khi cấy đến đẻ nhánh.

Để lúa vụ Chiêm Xuân 2018-2019 đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao cần tập trung thực hiện một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa giai đoạn sau khi cấy đến đẻ nhánh như sau:

1. Các biện pháp chăm sóc:

Đối với diện tích lúa đã cấy và bón phân thúc lần 1: Cần duy trì mực nước nông từ 1-3 cm trong ruộng để lúa đẻ nhánh thuận lợi. Trường hợp lúa có biểu hiện thiếu dinh dưỡng, đẻ nhánh kém có thể bón bổ sung phân ure 2-3 kg+ 1-2 kg kali clorua/sào hoặc phun bổ sung phân bón qua lá theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thường xuyên thăm ruộng để phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh có thể phát sinh gây hại.

Đối với diện tích lúa đã cấy nhưng chưa bón phân thúc lần 1: Giữ mực nước nông từ 1-3 cm trong ruộng, kết hợp tỉa dặm (đối với lúa gieo thẳng), chắm dặm (đối với lúa cấy), đồng thời chăm sóc bón thúc lần 1 cho lúa theo phương châm: Bón nặng đầu nhẹ cuối, bón tập trung, không được bón lai rai nhất là phân đạm. Bón phân thúc lần 1 cho cây lúa với lượng đạm Ure 6-8kg, kali clorua2-3kg (Căn cứ theo từng chân đất và giống lúa có thể điều chỉnh lượng bón cho phù hợp) hoặc có thể sử dụng phân NPK chuyên dùng bón thúc, lượng bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời điểm bón là khi lúa đã bén rễ hồi xanh và bắt đầu có lá mới. Thời gian bón nên vào buổi chiều, khi trời quang mây, lặng gió, kết hợp làm cỏ sục bùn kỹ để tăng hiệu quả phân bón.

Đối với diện tích lúa chưa cấy: Tập trung chỉ đạo cấy nhanh gọn (Tốt nhất là kết thúc trước ngày 25/2/2019). Khuyến kích mở rộng diện tích mạ khay cấy máy. Trước khi cấy cần làm đất nhuyễn, bón lót đầy đủ bằng phân chuồng hoai mục 4-5 tạ/sào (hoặc phân hữu cơ vi sinh) + NPK chuyên dùng bón lót. Sau cấy cần giữ mực nước nông trong ruộng để thuận lợi cho lúa đẻ nhánh và quá trình chăm sóc, tuyệt đối không để ruộng bị khô hạn, nứt nẻ nhất là đối với lúa gieo thẳng.

Lưu ý: Không cấy và bón phân thúc cho lúa khi nhiệt độ ngoài trời <15 0C.

2. Phòng trừ sâu bệnh:Vụ Xuân 2018-2019 theo dự báo sẽ có điều kiện thời tiết nghiêng ấm, dự báo sâu bệnh hại sẽ diễn biến phức tạp, vì vậy cần quan tâm chỉ đạo phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại có thể phát sinh như: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, dòi đục nõn, bọ trĩ, ốc bươu vàng, chuột, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh lùn sọc đen phương nam... Hướng dẫn nông dân thực hiện áp dụng các biện pháp IPM, ICM để hạn chế sâu bệnh, thực hiện phòng trừ theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, khi thực hiện phòng trừ sâu bệnh cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng, không sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục cho phép.

Lưu ý: Đối với bệnh lùn sọc đen phương Nam cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh,sự phát sinh của rầy lưng trắng để có biện pháp xử lý triệt để ngay từ đầu vụ, tránh lây lan diện rộng. Thường xuyên thăm đồng, đặc biệt trên các chân ruộng sâu trũng, bón phân không cân đối, bón thừa đạm, cấy dày, để phát hiện kịp thời sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ./.

Nguồn tin: TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17422


Các tin khác:
 Tăng cường các biện pháp trồng và chăm sóc rừng gỗ lớn. (19/02/2019)
 Làng hoa Đông Cương những ngày cận tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019. (29/01/2019)
 Úm cho lợn con vào mùa đông. (23/01/2019)
 Biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò. (23/01/2019)
 Một số biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho mạ và lúa mới cấy (21/01/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình liên kết hộ trong chăn nuôi gà tại xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân. (16/01/2019)
 Hiệu quả mô hình nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm tại Thành phố Thanh Hóa. (16/01/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ “Xây dựng mô hình sản xuất giống Nghêu (Meretrix lyrata)” theo quy mô hàng hóa. (19/12/2018)
 Thanh Hóa - Kết quả bước đầu từ mô hình cải tạo đàn Dê. (19/12/2018)
 Kết quả mô hình nuôi cá rô phi gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Triệu Sơn. (17/12/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang