Số lượt truy cập
Hôm nay 21873
Hôm qua 58866
Tuần này 185443
Tháng này 3223269
Tất cả 193018853
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 10/07/2019
Nâng cao năng suất, chất lượng rừng tự nhiên bằng biện pháp kỹ thuật Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.

Rừng là một hệ sinh thái có khả năng tự tái tạo, tự phục hồi và luôn vận động phù hợp với điều kiện ngoại cảnh. Với 393.100,95 ha diện tích có rừng tự nhiên, trong đó 172.581,75 ha là rừng sản xuất. Nguồn tài nguyên rừng tỉnh ta đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự gia tăng về dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… thì việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh rất cần thiết.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh là quá trình xúc tiến là lợi dụng tối đa các quy luật tái sinh và diễn thế tự nhiên của thực vật, cộng với sự can thiệp hợp lý của con người trong khoảng thời gian nhất định, phục hồi những hệ sinh thái rừng có giá trị cao về kinh tế và phòng hộ mới sinh. Chính vì vậy, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh là một trong những giải pháp quan trọng mang lại hiệu quả cao.

 1. Các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên:

- Phát dây leo, cỏ dại, cây bụi chèn ép cây mục đích tái sinh

- Làm đất cho hạt nảy mầm và xới gốc cho cây sinh trưởng

 

   Xúc tiến tái sinh nâng cao chất lượng rừng

- Sửa gốc tỉa chồi

- Chặt bỏ cây phi mục đích có hại cho tái sinh

Thực chất của các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên là toàn bộ những tác động tạo điều kiện cho tái sinh tự nhiên diễn ra thuận lợi nhất và theo hướng có lợi cho con người. Tùy hoàn cảnh cụ thể và điều kiện kinh tế mà có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp thích hợp.   

2. Kỹ thuật xúc tiến tái sinh

* Nơi có mật độcây tái sinh ít: Từ 300-1.000 cây tái sinh/ha, chiều cao cây tái sinh và thảm thực bì < 1m, có cây mẹ ở gần mà hạt có thể đến được nơi tái sinh nhờ gió, động vật.

Trường hợp này cần xúc tiến tái sinh và chăm sóc trong 6 năm:

- Trong 2 năm đầu: Phát thực bì cạnh tranh xung quanh cây tái sinh, bán kính 1,5m. Nơi có diện tích > 20 m2 mà không có cây tái sinh thì phát dây leo, bụi rậm trên toàn diện tích và xới đất theo các đám nhỏ 1m2, mỗi đám cách nhau 3-5m, tạo điều kiện thuận lợi cho nảy hạt mầm nhằm tăng mật độ cây tái sinh.

 

Phát cây cạnh tranh với tái sinh

 

- Từ năm thứ 3 đến năm thứ 6: Tạo điều kiện thuận lợi cho cây tái sinh sinh trưởng tốt bằng cách phát toàn bộ dây leo và cây bụi cạnh tranh, tỉa loại bỏ những cây bị sâu, bệnh, khuyết tật, những cây dưới tán cây khác (Năm thứ 3: Loại bỏ những cây sinh trưởng kém mà mọc gần nhau dưới 2,5 m, năm thứ 4-6: Tỉa cành của những cây có chiều cao trên 3m đến ½ chiều cao của cây để cây có hình dáng đẹp, nâng cao chất lượng gỗ. Mật độ cây tái sinh để lại từ 800-1.600 cây/ha.     

* Nơi có mật độcây tái sinh nhiều: > 1000 cây tái sinh/ha, chiều cao cây tái sinh <1m.

Cần chăm sóc trong 4 năm để cây tái sinh sinh trưởng tốt: Phát dây leo, cây bụi xung quanh cây tái sinh, loại bỏ những cây bị sâu, bệnh, khuyết tật, cây sinh trưởng kém.

 

- Năm thứ 1: Tỉa loại bỏ những cây mọc sát nhau dưới 2,5m. Nếu cây tái sinh phân bố không đều, cần phát thực bì và xới đất theo đám rộng 1m2, mỗi đám cách nhau 3-5m để giúp hạt nảy mầm.

- Năm thứ 2-3: Quan sát những diện tích phát thực bì năm 1 để phát hiện cây con tái sinh, phát thực bì cạnh tranh với cây tái sinh.

- Năm thứ 4: Tỉa cành của những cây có chiều cao trên 3m đến ½ chiều cao của cây để cây có hình dáng đẹp, nâng cao chất lượng gỗ. Mật độ để lại từ 800-1.600 cây/ha.

* Nơi có chiều cao cây tái sinhtừ1-3m:

 Trường hợp này cần chăm sóc trong 3 năm: Phát toàn bộ dây leo và cỏ và cây bụi xung quanh cây tái sinh. Bảo vệ không cho gia súc vào. Tỉa loại bỏ những cây bị sâu, bệnh, khuyết tật, cây sinh trưởng kém.

- Năm thứ 1: Tỉa loại bỏ những mọc sát nhau dưới 2,5 m.

- Năm thứ 2-3: Mật độ để lại từ 800-1.600 cây/ha. Tỉa cành những cây cao trên 3m đến ½ chiều cao của cây để cây có hình dáng đẹp, nâng cao chất lượng gỗ.

* Nơi có chiều cao cây tái sinh >3m:

Cần chăm sóc trong 1 năm: Phát toàn bộ dây leo và cây bụi cạnh tranh, tỉa loại bỏ những cây bị sâu, bệnh, khuyết tật, cây sinh trưởng kém. Mật độ để lại từ 800-1600 cây/ha. Tỉa cành đến ½ chiều cao cây để cây có hình dáng đẹp, nâng cao chất lượng gỗ.

3. Bảo vệ rừng

Trong quá trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, không chăn thả gia súc và phải phòng chống cháy rừng.

Nguồn tin: ThS Trịnh Thị Luyện - TTKN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 21823


Các tin khác:
 Hiệu quả mô hình trồng rau sạch công nghệ cao tại Đà Nẵng (10/07/2019)
 Tăng cường công tác phòng chống hạn vụ Thu Mùa năm 2019. (28/06/2019)
 Mô hình Sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm – hướng đi đúng cho sản xuất lúa gạo hàng hóa. (28/06/2019)
 Phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô (27/06/2019)
 Giống ngô Dekalb DK6919S và DK9955S kháng sâu keo mùa thu – lựa chọn mới cho nông dân tỉnh Thanh Hóa (13/06/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (16/05/2019)
 Hội thảo đầu bờ mô hình sử dụng phân đạm xanh Hà Bắc N46TE & phân lân supe Đức Giang 20% P2O5 trên cây ngô và cây lúa tại Thanh Hóa. (14/05/2019)
 Thanh Hóa: Mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI- mang lại lợi ích cho bà con nông dân. (07/05/2019)
 Biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi trong mùa hè. (26/04/2019)
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm. (26/04/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang