Số lượt truy cập
Hôm nay 26207
Hôm qua 39190
Tuần này 130911
Tháng này 3168737
Tất cả 192964321
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 25/03/2021
Phát triển các mô hình liên kết sản xuất lúa ở huyện Hoằng Hóa

Đến cánh đồng thôn Quỳ Chữ, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) những ngày tháng 3. Thời điểm này, lúa vụ đông xuân 2020-2021 đang đẻ nhánh rộ, cả cánh đồng là một màu xanh mướt. Ông Lê Văn Bàn, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Quỳ Chữ, xã Hoằng Quỳ, cho biết: Toàn bộ cánh đồng trồng lúa 50 ha của thôn Quỳ Chữ đều được HTX sử dụng liên kết với các công ty giống khu vực phía Bắc để sản xuất hạt giống lúa lai F1. Vì vậy, quá trình trồng, chăm sóc hay thu hoạch đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình. Nhờ đó, diện tích lúa luôn sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng kháng sâu bệnh cao, năng suất bình quân đạt từ 2,5 - 3 tấn/ha, lãi đạt từ 35 đến 40 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 2 đến 3 lần so với diện tích trồng lúa thông thường. Email

Tại các xã Hoằng Sơn, Hoằng Trung, Hoằng Xuân, mô hình liên kết sản xuất lúa thuần chất lượng cao NA6, Bắc Thơm số 7 đang mở ra một hướng đi mới trong sản xuất cho bà con nông dân. Theo đó, toàn cánh đồng liên kết được canh tác duy nhất một giống lúa do doanh nghiệp cung ứng. Việc canh tác được thực hiện cơ giới hóa đồng bộ, kiểm soát kỹ thuật canh tác theo yêu cầu, nên năng suất đạt tới 68 đến 70 tạ/ha/vụ. Sau thu hoạch, sản phẩm của mô hình được doanh nghiệp cam kết thu mua với giá cao hơn từ 15 đến 20% so với giá thị trường. Điều đáng nói, do được tổ chức sản xuất theo cánh đồng lớn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí trong các khâu sản xuất, năng suất lúa trong mô hình liên kết cao hơn so với canh tác truyền thống. Vì vậy, mô hình có lợi nhuận cao hơn canh tác truyền thống từ 750 đến 800 nghìn đồng/sào/vụ, tương đương 15 đến 16 triệu đồng/ha/vụ. 

Nông dân xã Hoằng Quỳ chăm sóc lúa đông xuân.

Từ hiệu quả kinh tế những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển các mô hình liên kết sản xuất lúa. Theo đó, cùng với việc thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để xây dựng vùng lúa thâm canh tập trung có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn vận động bà con nông dân đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng. Sử dụng chỉ 1 đến 2 giống lúa để gieo trồng trên 1 cánh đồng; thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa thương phẩm. Qua đó, toàn huyện đã xây dựng được vùng lúa thâm canh tại 27 xã, với tổng diện tích 3.250 ha/vụ; trong đó, mỗi vụ có gần 200 ha lúa được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp.

Ông Lê Văn Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hoằng Hóa, cho biết: Lợi nhuận của diện tích liên kết sản xuất hạt giống lúa và lúa thương phẩm cao hơn 2 đến 3 lần so với diện tích sản xuất lúa truyền thống. Tuy nhiên, yêu cầu lao động phải có trình độ thâm canh cao, tuân thủ nghiêm ngặt các khâu kỹ thuật về chọn tổ hợp sản xuất phù hợp, nhất là đối với diện tích sản xuất hạt giống lúa. Do đó, huyện Hoằng Hóa luôn chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật cho người dân về các kỹ thuật mới trong sản xuất hạt giống lúa. Tập trung mở rộng sản xuất các hạt giống lúa lai F1 với các tổ hợp lai hai dòng chủ động được nguồn giống, tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đưa các giống lúa thương phẩm mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, được người tiêu dùng ưa chuộng vào gieo trồng. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao vai trò của các HTX dịch vụ nông nghiệp để thực sự là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14940


Các tin khác:
 Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hiệu quả (25/03/2021)
 Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (18/03/2021)
 Chăm sóc cây trồng vụ đông xuân (16/03/2021)
 Xây dựng nông nghiệp thành một trụ cột tăng trưởng (12/03/2021)
 Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp trong vụ đông xuân (10/03/2021)
 Phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (02/03/2021)
 Phát triển nông nghiệp theo nhu cầu của thị trường (05/02/2021)
 Bảo đảm kế hoạch, thời vụ sản xuất vụ đông xuân (01/02/2021)
 Phát triển cây ăn quả tập trung gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm (29/01/2021)
 Hiệu quả từ các mô hình trồng rau thủy canh (22/01/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang