Số lượt truy cập
Hôm nay 20887
Hôm qua 39190
Tuần này 125591
Tháng này 3163417
Tất cả 192959001
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 02/01/2020
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển

Sản xuất nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu hay còn gọi nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu  lần đầu tiên được FAO đưa ra năm 2010 trong một báo cáo đề dẫn tại hội nghị toàn cầu về nông nghiệp, an ninh lương thực  và biến đổi khí hậu. Nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu hướng tới cả 3 mục tiêu: An ninh lương thực bền vững, thông qua tăng trưởng sản xuất lương thực và tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế; Tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu  của các hệ thống sản xuất nông nghiệp và  giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động nông nghiệp.

Nuôi trồng thủy sản ven biển là lĩnh vực dễ bị tổn thương và rủi ro nhất trước sự tác động của biến đổi khí hậu. Để đối phó với biến đổi khí hậu cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa giảm thiểu, thích ứng và tăng trưởng sản lượng và hiệu quả kinh tế. Với 3 trụ cột chính là:Thích ứng biến đổi khí hậu, giảm thiểu biến đổi khí hậu và đảm bảo tăng trưởng sản xuất. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ven biển, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất là rất lớn vì đối tượng thủy sản là động vật thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường, khả năng bắt bồi, sinh trưởng và nguy cơ xuất hiện bệnh phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường ao nuôi. Vì vậy để thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu đối với hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản, các vấn đề về kỹ thuật, tổ chức sản xuất đã và đang là vấn đề đặt ra đối với các nhà khoa học, cơ quan quản lý và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản.

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:

Theo kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học trong nước và thế giới. Diễn biến cực đoan của khí hậu khoảng thời gian gần đây ở Việt nam và vùng Bắc trung bộ tập trung 4 yếu tố chính: Nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng và các hiện tượng cực đoan.

1. Nhiệt độ:

Nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất  đều có xu thế tăng. Mức tăng lớn nhất của nhiệt độ thấp nhất có thể lên đến khoảng 0,14 - 1,04oC/thập kỷ . Số đêm lạnh có xu hướng giảm 0,13 -5%/thập kỷ. Số ngày nóng có xu thế tăng, với mức tăng lớn nhất vào khoảng 0,2 %- 4/thập kỷ .Theo số liệu thống kê những năm gần đây, số đợt nắng nóng ngày càng gia tăng.

Nhiệt độ là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sinh vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến số lượng và  kích thước cá thể của các loài động vật, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và hô hấp của các loài thực vật. Mỗi loài đều có điểm chết và điểm phát triển tối ưu về nhiệt độ. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể làm cho động vật thủy sản bị chết.

2. Lượng mưa:

Mưa cực đoan có xu thế giảm ở hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Tổng lương mưa của những ngày mưa trong năm tại tại hầu hết các trạm quan trắc giảm. Tại Bắc Trung bộ, mưa cực đoan có xu thế tăng đáng kể trên hầu hết các trạm, tăng nhanh hơn ở các trạm phía Nam và chậm hơn ở các trạm phía Bắc.

Mưa lớn ảnh hưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thoái. Mưa lớn làm cho độ mặn các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng của các loài sinh vật thủy sinh, làm cho các loài này bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Thời tiết nắng nóng kèm theo những đợt mưa lớn làm thay đổi pH, ngọt hóa môi trường gây sốc cho đối tượng nuôi mặn lợ, có thể gây chết hàng loạt. Hiện tượng mưa lớn diện rộng có xu thế tăng mạnh, số ngày mưa lớn có xu thế giảm trên các vùng khí hậu phía Bắc. Hiện tượng El Nino có xu thế mạnh hơn và kéo dài  hơn.  El Nino gây thâm hụt lượng mưa ở hầu hết các vùng của Việt Nam, đã tạo những kỷ lục về số tháng liên tục hụt mưa và lượng mưa lớn nhất trong 24h ở một số nơi.

3. Nước biển dâng:

Nước biển dâng sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập nước, nước mặn xâm nhập, làm chết các loài thực vật, động vật nước ngọt.

Biến đổi khí hậu đã gâp áp lực trực tiếp và gián tiếp đến nuôi trồng thủy sản tại Bắc và Bắc Trung Bộ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống của người dân trong . Những tác động của của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật, ảnh hưởng đến số lượng và kích thước cá thể của quần thể sinh vật, gây ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm nguồn nước; làm cho sinh vật cảm thấy “khó chịu” hoặc căng thẳng và dễ bị nhiễm bệnh; làm xuất hiện các bệnh lạ; các loài ngoại lai, tảo độc và sứa phát triển mạnh, chiếm ưu thế, xâm lấn các loài bản địa; gây ra cái chết của cá và và các loài động vật hai mảnh vỏ, gây tổn hại đến nuôi trồng thủy sản.

 của biến đổi khí hậu còn làm ảnh hưởng đến nơi sinh sống của các loài sinh vật, làm ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng trong các vùng nuôi thủy sản, hủy hoại ao nuôi và công trình thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản, tăng chi phí xây dựng mới, tu bổ, kiên cố cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng tới lợi nhuận của người nuôi

4. Các hiện tượng cực đoan:

4.1. Bão và áp thấp nhiệt đới:

Bão và áp thấp nhiệt đới là hiện tượng cực kỳ nguy hiểm, thường gắn liền với gió mạnh, mưa lớn, lũ lụt, sóng cao, nước biển dâng nên gây ra thiệt hại to lớn về người và tài sản trên phạm vi rộng, ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế xã hội và cuộc sống người dân. Trong những năm gần đây, bão xuất hiện với cường độ mạnh đã tàn phá nhiều cánh rừng ngập mặn cũng như rừng phòng hộ, làm suy thoái hệ sinh thái ven biển và làm ảnh hưởng lớn tới nghề nuôi trồng thủy sản. Tốc độ lớn hơn 15 m/s thường xuất hiện chủ yếu trong bão, giông, tố, lốc,vòi rồng, gió mùa, gió Lào,… Tốc độ gió lớn nhất năm có xu thế giảm ở hầu hết các vùng của Bắc và Bắc Trung bộ. Số lượng các cơn bão có cường độ mạnh tăng lên, tốc độ gió mạnh nhất có thể đến trên 40 m/s, đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh ven biển.

4.2. Dông, lốc và lũ lụt:

Trong 3 thập kỷ qua đã ghi nhận có sự gia tăng về số các trận lũ và lưu lượng đỉnh lũ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Có thể thấy, nguy cơ gia tăng lũ lụt do BĐKH và một số nguyên nhân do con người đã biểu hiện rõ ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

4.3. Hạn hán và nắng nóng:

Hạn hán là một trong những thiên tai phổ biến, diễn ra từ từ nhưng có tác động lớn đến môi trường, kinh tế - xã hội, chính trị và sức khỏe con người. Hạn nặng đã xuất hiện nhiều hơn ở nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta, tần suất hạn cao chủ yếu tập trung vào các tháng thuộc vụ đông xuân (từ tháng 1 đến tháng 4) và vụ hè thu (từ tháng 5 đến tháng 8). Số ngày và số đợt nắng nóng hàng năm có xu thế tăng. Các tỉnh Bắc Trung Bộ, là nơi có tần suất nắng nóng lớn nhất và gay gắt nhất ở Việt Nam.

4.4.Cực đoan gió mùa: Gió mùa mùa đông thường gây rét đậm, rét hại, mưa lớn, gió mạnh khu vực Miền Bắc, có khi gây mưa lớn cả ở Bắc Trung Bộ. gió mùa tương tác với bão và áp thấp nhiệt đới thường gây ra những đợt mưa lớn kỷ lục.

Trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển thì nuôi tôm nước lợ chịu nhiều bất lợi do của biến đổi khí hậu gây ra. Ngược lại, một số hình thức nuôi tôm cũng đã và đang làm tăng phát thải khí nhà kính (như: nuôi bán thâm canh, thâm canh, hoặc nuôi ở quy mô công nghiệp). Những hình thức nuôi có khả năng làm giảm phát thải khí nhà kính, như: nuôi tôm cua xen rừng ngập mặn, nuôi tôm xen rong câu, nuôi kết hợp cá nước lợ, cua ghẹ, nuôi luân canh tôm - rong câu... Như vậy, để thích ứng với của biến đổi khí hậu, cần xác định các tác động của của biến đổi khí hậu và tình trạng thực tế, từ đó xây dựng giải pháp đặc thù cho từng mô hình nuôi nhằm dần dần thích ứng với những điều kiện bất lợi do của biến đổi khí hậu gây ra.

Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ do đặc thù địa hình và điều kiện tự nhiên, là vùng thường xuyên phải chịu tác động bất lợi của thời tiết và khí hậu, như hạn hán, bão, lũ lụt, gió Tây Nam khô nóng, nước biển dâng, đặc biệt là gia tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa… gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản trong vùng. Trong 40 năm gần đây, khu vực này  có nhiệt độ mùa hè tăng từ 1,4-1,8oC lên 3,1-3,7oC . Mức tăng nhiệt độ này bắt đầu vượt ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng cho sự sinh trưởng của các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Vào mùa mưa, lượng mưa tăng mạnh đã gây lũ lụt, nhưng đến mùa khô thì không có mưa, gây hạn hán. Lượng mưa thay đổi cũng làm thay đổi độ mặn và dòng chảy của các sông và cửa sông chính. Nhìn chung, các tác động của của biến đổi khí hậu lên nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản ven biển nói riêng có thể được giảm nhẹ thông qua các biện pháp thích ứng hiệu quả của người nuôi và các tổ chức cộng đồng. Cụ thể là quản lí trang trại hiệu quả, sử dụng hợp lí các nguồn thức ăn và năng lượng trong hoạt động nuôi, thực hiện chuyển dịch mùa vụ, né vụ theo lịch của các cơ quan quản lí ban hành để thích ứng với diễn biến bất lợi của thời tiết, giảm thiểu khí nhà kính từ hoạt động nuôi trồng thủy sản./.

Nguồn tin: KS. Bùi Mạnh Hùng - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18437


Các tin khác:
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (11/12/2019)
 Thanh Hóa: Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề : “Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất cây trồng vụ Đông 2019” tại Nga Sơn (11/12/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình sản xuất nghêu giống theo quy mô hàng hóa. (05/12/2019)
 Nâng cao vai trò khuyến nông trong nhân rộng các mô hình nông nghiệp (04/12/2019)
 Giải pháp kỹ thuật trong sản xuất vụ đông 2019 - 2020. (12/09/2019)
 Một số lưu ý khi sử dụng vacxin cho vật nuôi. (12/09/2019)
 Bệnh Marek, nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp. (12/09/2019)
 Những yếu tố gây giảm đẻ trên gà sinh sản. (12/09/2019)
 Một số lưu ý trong thâm canh cây khoai lang. (12/09/2019)
 Một số nguyên tắc chung trong phòng trừ sâu bệnh. (12/09/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang