Số lượt truy cập
Hôm nay 23472
Hôm qua 39190
Tuần này 128176
Tháng này 3166002
Tất cả 192961586
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 16/09/2016
Một số biện pháp phòng và trị bệnh cho cua

 

Các tác nhân gây bệnh cho cua có thể là nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các sinh vật gây bệnh khác. Cần lấy phương châm: phòng bệnh là chính trị, trị bệnh phải kịp thời.

1. Phòng bệnh:

1.1. Giữ môi trường trong sạch cho cua.

Ao, đầm, chuồng, lồng nuôi cua phải xây dựng ở nơi có nguồn nước sạch không bị ảnh hưởng hoá chất, kim loại nặng, phải được dọn tẩy thường xuyên trong quá trình nuôu cũng như sau mỗi lần thu hoạch.

1.2. Tăng cường kiểm tra, quản lý, chăm sóc:
Việc nuôi cua cần có chế độ chăm sóc quản lý chặt chẽ. Hàng ngày kiểm tra 2-3 lần ao nuôi, quan sát tình trạng sức khoẻ của cua, khả năng sử dụng thức ăn, các hoạt động của cua nhất là về ban đêm.

1.3. Dùng thuốc phòng bệnh cho cua:

Trước khi đưa cua thả vào ao nuôi nên tẩy trùng bằng các dung dịch thuốc: Xanh Malachite 1g/m3 nước; Formalin 20-30ml/m3; sulfat đồng 2-4g/m3 để tắm cho cua trong thời gian 20-30 phút.

Cũng có thể dùng các hoá chất trên đây pha bằng 1/7 đến 1/10 nồng độ trên đây để phun trên mặt ao nhỏ.
Để phòng bệnh qua thức ăn, có thể rửa sạch thức ăn rồi ngâm vào thuốc tím nồng độ 0,5ppm, trong 20-30 phút sau rửa lại cho sạch rồi mới cho ăn. Nơi có điều kiện nên cho cua ăn thức ăn chín.

2. Phòng trị một số bệnh thường gặp
2.1. Bệnh giáp xác chân tơ (Rhizocephala) ký sinh trên cua:

Hệ thống rễ của ký sinh trùng giáp xác chân tơ (gọi là rễ trong) phát triển lan toả khắp đầu ngực và phát triển vào trong các tổ chức cơ của chân bò và phần bụng. Ký sinh trùng đôi khi làm mất khả năng sinh sản và thay đổi nội tiết của vật chủ ảnh hưởng đến lột vỏ, hoạt động và sinh trưởng của cua.

- Phòng trị bệnh: áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp

2.2.Bệnh sen biển ký sinh ở cua (Dichelaspis Warwickii)

Sen biển ký sinh nhiều làm cho cua chậm lớn, các chân tơ bám chặt vào mang, vỏ cua gây tổn thương dẫn đến hô hấp kém.

- Phòng trị bệnh: áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

2.3. Bệnh sun bám trên cua (Chelononbia Leach)
Sun bám trên vỏ các phần phụ của cua làm cho chúng khó vận động và khó lột xác.

- Phòng trị bệnh: áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, việc nghiên cứu trị bệnh chưa kết quả.

2.4. Bệnh cua sữa

- Bệnh virus dạng Herpes (Herpes like virua Disease)
Dấu hiệu của bệnh là cua bò chậm chạp, lờ đờ, chết dần trong 1 thời gian ngắn, máu trắng bệch trông giống màu nước vo gạo nên gọi là bệnh cua sữa.

- Phòng trị bệnh: áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Loại bỏ các con cua bị bệnh, khử trùng kỹ các ao, đầm, chuồng, lồng nuôi cua bằng các chất khử mạnh. Việc nghiên cứu trị bệnh chưa kết quả.

2.5. Bệnh run chân do Reovirus và Rhabdovirus ở cua
Cua bị bệnh bỏ ăn, lờ đờ, sau đó chân run rồi tê liệt. Cua chết nhiều khi bị nhốt trong bể nên gọi là cua run chân.
- Phòng trị bệnh: áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Loại bỏ cá thể bị bệnh, tẩy trùng kỹ các dụng cụ nhốt cua. Việc nghiên cứư trị bệnh chưa kết quả.

2.6. Bệnh run chân do Rickettsia

Bệnh Rickettsia ký sinh trong các mô tim, chân bò và ruột, huyết trong làm cho cua kém ăn hoạt động yếu. Bệnh nặng chân bò run nên còn gọi là bệnh cua run chân.

- Phòng trị bệnh: Bệnh này còn ít báo cáo về nghiên cứu phòng trị bệnh. Khi cua bị bệnh áp dụng phòng trừ tổng hợp.


 

Nguồn tin: Trung tâm Nghiên cứu & sản xuất giống thủy sản
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 30115


Các tin khác:
 Quy trình kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm (07/09/2016)
 Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm càng xanh thương phẩm (05/09/2016)
 Một số giải pháp ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi (05/09/2016)
 Tập huấn quản lý, vận hành và sử dụng máy TTLL VX-1700 cho ngư dân (31/08/2016)
 Nhằm đối phó với mùa mưa lũ trong nuôi trồng thủy sản (05/08/2016)
 BÀN GIAO TÀU VỎ THÉP CHO NGƯ DÂN THANH HÓA (02/08/2016)
 Lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho tôm (09/07/2016)
 Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi mùa mưa (01/07/2016)
 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa tổ chức thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2016 (18/05/2016)
 Nghi vấn "động trời" về vụ cá chết hàng loạt ở bờ biển Bình – Trị - Thiên (25/04/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang