Số lượt truy cập
Hôm nay 68729
Hôm qua 58866
Tuần này 232299
Tháng này 3270125
Tất cả 193065709
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ bảy, 29/11/2014
Kỹ thuật nuôi và vỗ béo trâu thịt

Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.

Tuy nhiên, hiện nay, ở nước ta chủ yếu là giết thịt loại trâu già, trâu loại thải nên màu thịt xẫm, ít mềm hơn và nặng mùi hơn thịt trâu non, vì vậy người tiêu dùng không ưa chuộng. Từ thực tế đó, cho thấy cần quan tâm khai thác tiềm năng sản xuất thịt của trâu, cải tiến quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tìm kiếm các biện pháp cải tiến chất lượng sản phẩm, kể cả kỹ thuật giết mổ và xử lý thịt.

Để tăng năng suất và chất lượng thịt trâu, cần tiến hành vỗ béo trâu. Thời điểm vỗ béo trâu ở lứa tuổi còn non (từ 24 tháng tuổi) sẽ cho tỷ lệ xẻ thịt cao, chất lượng và độ mềm của thịt tốt, hiệu suất vỗ béo cũng cao hơn. Bởi vì trâu non có tốc độ lớn nhanh, bộ răng chắc khoẻ nên khả năng tiêu hoá và đồng hoá thức ăn tốt hơn, khả năng tích luỹ cũng cao hơn.

Tuy nhiên, cũng có thể vỗ béo trâu già, những con không có khả năng sinh sản và làm việc. Loại trâu này thường gầy yếu, tỷ lệ thịt xẻ thấp và chất lượng thịt không cao. Vỗ béo loại trâu này để nhằm tăng 15 - 20% khối lượng cơ thể. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả trên đồng bãi, kết hợp ăn cỏ, rơm và thức ăn tinh tại chuồng.

Đối với các tỉnh phía Bắc, vỗ béo trâu vào mùa thu là tốt nhất vì lúc này lượng cỏ phong phú, thời tiết mát mẻ. Đối với các tỉnh phía Nam, có thể vỗ béo trâu quanh năm, nhưng vỗ béo vào mùa mưa từ tháng 5 - 10 là kinh tế nhất.

Thời gian vỗ béo thường là 3 tháng.

- Tháng thứ nhất: tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại, tẩy giun sán cho trâu, cho ăn đủ rơm, cỏ. Đối với những con gầy yếu, cho ăn thêm những loại thức ăn giàu đạm để nhanh chóng phục hồi cơ thể, tạo đà cho những tháng tiếp theo.

- Tháng thứ 2: chăn thả gần, cho ăn cỏ thoả mãn, tăng lượng thức ăn tinh, đảm bảo đủ nước uống.

- Tháng thứ 3: cho trâu ăn loại thức ăn giàu bột đường, chăn thả gần chuồng hoặc nhốt hoàn toàn để hạn chế tiêu hao năng lượng và tăng tích luỹ mỡ.

Trong điều kiện chăn thả gia đình ở nước ta có 2 phương thức vỗ béo thích hợp là:

- Vỗ béo bằng chăn thả: chăn thả trâu trên bãi chăn 8 - 10 giờ/ngày để tận dụng cỏ tươi mà không tốn công thu cắt và vận chuyển. Ban đêm, bổ sung thức ăn tinh và muối ăn cho trâu. Cách vỗ béo này áp dụng cho những nơi có đồng bãi chăn thả rộng và năng suất cỏ tươi tương đối khá, bảo đảm cho trâu mỗi ngày thu lượm được 20 – 25 kg cỏ.

- Vỗ béo bằng hình thức bán chăn thả: Áp dụng cho những nơi ít bãi chăn (vùng đồng bằng, ven đô, khu công nghiệp). Trâu chỉ tận dụng được một phần hoặc một nửa khẩu phần thức ăn trên bãi chăn, phần còn lại phải bổ sung tại chuồng nuôi, trong đó lưu ý đến thức ăn tinh./.

Nguồn tin: Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 19889


Theo dòng sự kiện:
 Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 13 (2022-2023) (02/02/23)
 Agribank Bắc Thanh Hóa hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (02/12/22)
 Nông thôn mới thông minh - bước tiến và những thách thức ban đầu (28/11/22)
 Hướng dẫn, hỗ trợ đưa các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (28/11/22)
 Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp (28/11/22)
 Lan tỏa chuyển đổi số ở HTX để phát triển kinh tế tập thể (28/11/22)
 Phối hợp hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (17/04/22)
 Nhiều giải pháp đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại huyện Bá Thước (14/03/22)
 Bưu điện Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam hợp tác hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (09/03/22)
 Hội nghị triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tại VNPT Thanh Hóa (03/03/22)


Các tin khác:
 Nỗi lo hệ thống đê điều, hồ đập trong mùa mưa, bão (25/09/2020)
 Hiệu quả mô hình nuôi chạch lấu (25/09/2020)
 Tài liệu Hội thi sáng tạo (28/07/2020)
 Thanh Hóa xây dựng nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững (25/04/2020)
 Thành công bước đầu từ công nghệ cắt ghép cây ăn quả (23/03/2020)
 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến (18/03/2020)
 Hội nghị giới thiệu phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn (14/07/2019)
 Kỹ thuật nuôi cá 'hot' nhất hiện nay (03/07/2019)
 Biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP bằng phương pháp đốt (03/07/2019)
 Quy trình sản xuất giá thể mạ khay và phương pháp sản xuất mạ khay (03/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang