Số lượt truy cập
Hôm nay 114779
Hôm qua 58866
Tuần này 278349
Tháng này 3316175
Tất cả 193111759
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 26/11/2014
Nghị định mới về việc quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển


Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải tuân theo quy định về danh mục các loài thủy sản bị cấm khai thác; các phương pháp khai thác, ngư cụ bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng; khu vực bị cấm khai thác và khu vực bị cấm khai thác có thời hạn.

Đó là một trong những nội dung của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển vừa được Chính phủ ban hành, thay thế Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006.

Khác với Nghị định 123/2006/NĐ-CP phân vùng biển Việt Nam thành 2 vùng là vùng biển ven bờ và vùng biển xa bờ, Nghị định mới quy định, vùng biển Việt Nam được phân thành 3 vùng khai thác thủy sản theo thứ tự:

Vùng biển ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển tại bờ biển và tuyến bờ; Vùng lộng là vùng biển được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng; Vùng khơi là vùng biển được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.

Phân vùng khai thác thủy sản đối với từng loại tàu cá

Nghị định quy định cụ thể vùng được phép khai thác thủy sản đối với từng loại tàu cá, phụ thuộc vào công suất máy chính của tàu.

Cụ thể, tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cả, không được khai thác tại vùng biển ven bờ và vùng lộng; tàu từ 20-90 CV khai thác tại vùng lộng và vùng khơi; còn tàu dưới 20CV hoặc tàu không lắp máy khai thác tại vùng biển ven bờ, không được khai thác tại vùng lộng, vùng khơi và vùng biển cả.

Các tàu làm nghề lưới vây cá nổi nhỏ, nghề khai thác nhuyễn thể không bị giới hạn công suất khi hoạt động khai thác trong vùng biển ven bờ và vùng lộng.

Ngoài quy định về công suất máy chính của tàu, tàu khai thác hải sản còn phải đáp ứng đầy đủ quy định về đảm bảo an toàn khi tàu hoạt động trên từng vùng biển.

Tàu cá khai thác thủy sản dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp UBND của 2 tỉnh có biển liền kề có thỏa thuận riêng về việc cho phép tàu cá tỉnh bạn vào khai thác thủy sản trong vùng biển ven bờ của tỉnh mình.

Tàu cá hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi phải được đánh dấu để nhận biết.

Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam

Nghị định quy định cụ thể điều kiện đối với tàu cá, thuyền viên và người làm việc trên tàu cá khi khai thác thủy sản ở vùng biển cả hoặc vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác.

Cụ thể, tàu cá phải có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp I hoặc cấp không hạn chế (trường hợp hoạt động tại vùng biển của quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á thì tàu cá phải có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp II trở lên); đã được đăng ký, đăng kiểm (GCN an toàn kỹ thuật tàu cá phải còn thời gian hiệu lực ít nhất là 3 tháng); phải trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc tương ứng với vùng biển hoạt động và phải có đủ biên chế thuyền viên.

Thuyền trưởng, máy trưởng phải có bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng...

Ngoài các điều kiện trên, tàu cá hoặc nhóm tàu cá đi hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển các nước, vùng lãnh thổ khác phải có Hiệp định hợp tác khai thác thủy sản giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ có biển hoặc có hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân của quốc gia, vùng lãnh thổ có biển, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ có biển chấp thuận. Đồng thời, trên tàu hoặc cùng 1 nhóm tàu phải có ít nhất 1 người biết thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu đến khai thác. Thuyền viên trên tàu phải có hộ chiếu phổ thông.

Khi khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam, nếu xảy ra sự cố tai nạn hoặc  tình huống nguy hiểm cần sự cứu giúp, thuyền trưởng phải phát tín hiệu cấp cứu và liên hệ kịp thời với nhà chức trách của quốc gia có biển gần nhất, thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam để được giúp đỡ. Đồng thời, phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nguồn tin: Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 28580


Các tin khác:
 Nâng cao hiệu quả đánh bắt thủy sản xa bờ, bảo đảm chủ quyền biển đảo (26/11/2014)
 Chống rét cho cá (20/11/2014)
 Quy định về thủ tục đưa tàu đi khai thác ở ngoài vùng biển Việt Nam (19/11/2014)
 Hướng dẫn chính sách tín dụng phát triển Thủy sản (19/11/2014)
 Ban hành các Thông tư hướng dẫn triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP (26/08/2014) (19/11/2014)
 Thanh Hóa: Thành công sản xuất giống cá Lăng chấm bằng phương pháp nhân tạo (19/11/2014)
 Nuôi thương phẩm cá Chình trong ao đất tại Thanh Hóa khuyến cáo cho hướng nghiên cứu tiếp theo (19/11/2014)
 Xử lý phèn trong ao mùa mưa (06/11/2014)
 Luật Thủy sản quy định về việc bảo vệ thủy, hải sản như thế nào? (06/11/2014)
 Hội nghị triển khai một số chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ (18/09/2014)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang