Số lượt truy cập
Hôm nay 82568
Hôm qua 58866
Tuần này 246139
Tháng này 3283965
Tất cả 193079549
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 29/07/2014
Bệnh không truyền nhiễm hại lúa và biện pháp phòng chống

1. Nguyên nhân gây bệnh

- Các yếu tố đất đai bất lợi gây ra:

* Bệnh do thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng trong đất gây ra: các vùng đất bạc màu, bón phân ít, chăm sóc kém rễ bị mắc các bênh này.

- Bệnh do thiếu Đạm: lá héo vàng, cây cằn cỗi, chót lá biến vàng, sau một thời gian ngắn phiến lá bị vàng, rồi khô chết.

- Thiếu Lân: Cây có ít chồi, lá màu xanh đậm, lá thẳng đứng, số lượng và trọng lượng hạt giảm,lá có đốm vàng và trở thành nâu khi bị khô.

- Thiếu Kali:Triệu chứng thiếu Kali trên ruộng sau khoảng 1- 2 tháng: lá lúa có màu vàng cam vàng nâu, khởi đầu là chóp lá, sau lan dần ra cả lá, kích thước và trọng lượng hạt giảm, thiếu lân vào thời kỳ làm đòng ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất lúa.

 - Thiếu các nguyên tố vi lượng cũng gây ra bệnh

- Thừa Đạm: Cây lốp đổ, thân lá xanh tốt dẫn đến ảnh hưởng đến giai đoạn sinh trưởng sinh thực ( hạt ), ảnh hưởng năng xuất.

* Bệnh do chế độ nước bất thường gây ra: Làm cây khô héo sinh trưởng phát triển kém, lá vàng.

* Bệnh do các yếu tố thời tiết bất lợi gây ra:

Ví dụ trên lúa:Có bệnh nghẹt rễ lúa

+ Triệu chứng: Khi mắc bệnh cây lúa có biểu hiện như sau: Cây sinh trưởng phát triển chậm, lá biến vàng, lúa đẻ nhánh ít. Đặc biệt rễ lúa có màu đen, rễ không phát triển được, có thể dẫn đến thối.

+ Nguyên nhân:

-       Do trong đất lúa có sẵn các chất độc từ vụ trước qua quá trình làm đất bà con không rửa độc được ( đặc biệt là các chân ruộng trũng ).

-       Do quá trình cày bừa không kỹ dẫn đến đất bị chặt, cây lúa thiếu oxi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của rễ lúa.

-       Do quá trình bón phân không cân đối làm cho kết cấu đất rắn chắc.

-       Do điều kiện thời tiết, khí hậu.

+ Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh

-       Cây lúa thường mắc bệnh nghẹt rễ vào giai đoạn lúa bén rễ hồi xanh đến giai đoạn đẻ nhánh.

-       Cây lúa thường bị bệnh nghẹt rễ trên các chân ruộng trũng, khó thoát nước hoặc là ruộng cạn, giữ nước kém. Các chân ruộng bón phân không cân đối, làm đất không kỹ.

-       Bệnh nghẹt rễ tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm ( nấm thối thân, đốm nâu, tiêm lửa…phát sinh và gây hại.

+ Biện pháp phòng chống bệnh ghẹt rễ::

-       Cày bừa kỹ, cay để ải cho đất tơi xốp, thoáng khí.

-       Cấy với mật độ khoảng cách hợp lý, độ sâu vừa phải ( cấy nông tay thẳng hàng. Không cấy vào thời điểm nhiệt độ dưới 150.

-       Bón phân cân đối, cần bón vôi cải tạo đất trước khi gieo cây.

-       Khi cây lúa mắc bệnh nghẹt rễ chúng ta cần tác động bằng các biện pháp sau:

-       Làm cỏ xục bùn tạo độ thông thoáng cho rễ lúa.

-       Phun phân qua lá: K–H.701/702, Atonic, KOMIX…

-       Thoát nước chân ruộng cho oxi vào ruộng.

-       Bón thêm vôi, lân làm thay đổi độ chua của đất, khử các chất độc trong đất, giúp cho rế lúa phát triển bình thường trở lại.

-       Tuyệt đối không được bón đạm, sau khoảng 1 tuần nhổ cây lúa thấy rễ trắng lúc này ta có thể bón đạm.

Ngoài ra cón một số nguyên nhân:

- Nhiệt độ quá thấp: Làm cho mạ bị chết, lúa chết.

- Nhiệt độ quá cao: Nhiệt độ cao kéo dài làm cho hạt lép, cây héo lá vàng.

- Thiếu ánh ánh sáng ( rợp ): Lá cây có màu xanh nhợt nhạt.

+ Nói chung công việc chuẩn đoán các bệnh không truyền nhiễm, phần biệt nó với các bệnh truyền nhiễm là một vấn đề khó, không chỉ với những người trực tiếp sản xuất mà con khó đối với những nhà khoa học.

+ Muốn chuẩn đoán bệnh không truyền nhiễm ta phải căn cứ vào lượng phân bón, nước, thời tiết khí hậu, đất đai, địa hình, thời vụ.

2. Tác hại của bệnh không truyền nhiễm

Cây trồng bị không truyền nhiễm sẽ có thể bị bệnh truyền nhiễm kế tiếp do những lý do sau:

- Bệnh không truyền nhiễm làm cây suy yếu, sức chống bệnh bị giảm sút tạo điều kiện cho một số bệnh truyền nhiễm phá hại.

Ví dụ:Thiếu phân cây lúa thiếu dinh dưỡng: lá vàng còi cọc rễ bị bệnh truyền nhiễm như: Bệnh tiêm lửa, bệnh đốm nâu do nấm bán ký sinh xâm nhập gây hại

Thừa đạm cây lúa rế mắc các bệnh như đạo ôn, bạc lá vi khuẩn gây hại….

- Bệnh không truyền nhiễm do các yếu tố thời tiết gây ra như bệnh nứt vỏ, thui búp tạo cơ sở cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Bệnh không truyền nhiễm ( sinh lý ) tiết ra các chất tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển.

Vì vậy việc phong và chữa các bệnh không truyền nhiễm giúp cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh là một biện pháp rất quan trọng làm giảm tác hại của các bệnh truyền nhiễm gây ra.

 3. Biện pháp phòng chống bệnh không truyền nhiễm ( Bệnh sinh lý ):

- Làm đất kỹ, nhuyễn.

- Bón phân cân đối NPK và các nguyên tố trung và vi lượng.

- Cải tạo đất và đồng ruộng bằng cách bón vôi trước khi cấy.

- Tưới tiêu chủ động, hợp lý ( đủ nước )

- Thời vụ thích hợp.

- Chăm sóc tốt ( Làm cỏ, xục bùn…)

Tác giả: Mạnh Hùng – P.KNTT- TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14736


Các tin khác:
 Một số kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng rừng keo tai tượng thâm canh (08/07/2014)
 Giải pháp kỹ thuật trong sản xuất rau trái vụ (08/05/2014)
 Thông báo mời chào hàng cạnh tranh (28/03/2014)
 Qua 3 năm ứng dụng máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ bằng nghề lưới vây sâu rút chì (20/11/2013)
 Mô hình sử dụng đồng bộ phân bón Tiến Nông (03/09/2013)
 Hội nông dân Nông Cống với phong trào phát triển kinh tế. (08/08/2013)
 39 trang trại chăn nuôi ở Vĩnh Lộc đạt giá trị trên 1 tỷ đồng/năm (08/08/2013)
 Xã Tế Lợi, huyện Nông Cống Phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao (08/08/2013)
 Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ruộng lúa (07/05/2013)
 Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà (07/05/2013)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang