Số lượt truy cập
Hôm nay 119860
Hôm qua 58866
Tuần này 283430
Tháng này 3321256
Tất cả 193116840
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 25/02/2014
Chống rét cho mạ và chăm sóc lúa

Vụ xuân năm nay các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ được chỉ đạo 90% cấy trà xuân muộn, khung thời vụ có thể kéo dài đến hết tháng 2 nhưng tốt nhất là kết thúc gieo thẳng, cấy trước 25/2.

Các địa phương cần chuẩn bị ngay lượng giống dự phòng để gieo mạ hoặc gieo thẳng kịp thời nếu rét đậm, rét hại kéo dài. Tập trung vào các giải pháp chống rét cho mạ và chăm sóc lúa xuân giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, có bộ rễ khỏe, đẻ nhánh sớm và tập trung, là tiền đề cho vụ lúa xuân thắng lợi. Những việc cần làm ngay là:

- Đối với các diện tích mạ đã gieo, tiếp tục có các biện pháp giữ ấm như che phủ nilon (không sử dụng nilon hoặc bạt che phủ tối màu), không bón thêm phân đạm và có thể bón thêm phân lân, rắc tro bếp hoai mục để giữ ấm hoặc phun các chế phẩm phân bón lá có các chất vi lượng như kẽm (Zn), molipden (Mo), đồng (Cu), Bo (B)… với tác dụng tổng hợp các chất dinh dưỡng và các chất điều hòa sinh trưởng giúp mạ tăng sức chống chịu với thời tiết bất thuận nhưng không được xử lý khi nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C. Khi thời tiết ấm lên, cần chờ cho mạ ra rễ mới thì mang đi cấy.

- Lựa chọn thuốc trừ cỏ an toàn tuyệt đối cho lúa cấy và lúa gieo thẳng.

+ Đối với lúa cấy dùng Fenrim 18.5WP (gói 15 gr/sào Bắc bộ), phun hoặc rắc 3 - 7 ngày sau cấy, giữ nước mặt ruộng nông thường xuyên.

+ Đối với lúa gieo thẳng, dùng Prefit 300EC hoặc NewHeco 600EC (chai 100 ml chia đều cho 2 - 3 bình dùng cho 2 - 3 sào Bắc bộ, phun trừ cỏ 1 - 3 ngày sau khi gieo thẳng).

+ Ngoài thời điểm trên, nông dân vẫn chưa phun được thuốc cỏ thì sau gieo cấy 15 - 20 ngày, dùng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Pitagor 550WP (gói 25 gr/sào Bắc bộ).

+ Sử dụng thuốc trừ ốc bươu vàng StarPumper 800WP và Boxer 15GR khi thấy ốc xuất hiện gây hại theo khuyến cáo của nhà SX.

- Với các diện tích lúa mới cấy và đã gieo thẳng, cần duy trì lớp nước mặt ruộng nông thường xuyên (2 - 3 cm), không được để ruộng bị khô hạn, dân gian đã có câu “lúa chiêm lấy nước làm áo”, do khi lúa mới cấy, bộ rễ chưa kịp ăn sâu xuống đất, nếu ruộng bị se, khô bề mặt sẽ khiến bộ rễ lúa dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết giá rét, thậm chí gây chết lúa.

Không bón đạm trong những ngày nhiệt độ dưới 15 độ C, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và tiến hành chăm sóc khi thời tiết ấm dần, tranh thủ tỉa dặm, bón thúc sớm bằng các loại phân tổng hợp, dễ tiêu, chuyên dùng để lúa bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh thuận lợi.

- Phun sản phẩm phân bón qua lá 1 cách có chọn lọc, ưu tiên dòng sản phẩm giàu các nguyên tố vi lượng để bổ sung dinh dưỡng và tăng sức chống chịu rét, hạn cho cây lúa qua con đường lá như sản phẩm phân bón lá cao cấp Polyfeed 19 - 19 - 19 (5 chim én) kết hợp cùng với thuốc kích thích ra rễ, kích thích sinh trưởng, đẻ nhánh tập trung là Kithita 1.4SL (DD) giúp cây lúa nhanh chóng ra rễ mới, trắng, khoẻ, lúa sớm hấp thu phân bón qua rễ, giúp cây lúa có khả năng tự phục hồi, sinh trưởng phát triển khỏe, cân đối, đẻ nhánh sớm và tập trung.

Phân bón lá cao cấp Polyfeed 5 chim én được SX bởi Israel của Cty CP BVTV 1 Trung ương ngoài bổ sung 3 nguyên tố đa lượng là đạm, lân, kali cho cây trồng thì còn có 6 nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng là sắt (Fe), mangan (Mn), molipden (Mo), Bo (B), kẽm (Zn) và đồng (Cu) có tác dụng giúp cây lúa phục hồi nhanh sau rét, tổng hợp các chất dinh dưỡng và hình thành nên các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây lúa khỏe, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi như hạn, rét, kích thích ra rễ, nhanh bén rễ, hồi xanh, thuận lợi cho cây lúa đẻ nhánh sớm và rất tập trung.

Sử dụng Polyfeed 5 chim én và Kithita 1.4SL (DD) là giải pháp hiệu quả cứu lúa trong các vụ xuân rét, tạo tiền đề cho các vụ xuân đạt năng suất cao. 

Nguồn tin: NNVN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17163


Theo dòng sự kiện:
 Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm (07/11/22)
 Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Cu Ba tham quan, trao đổi kinh nghiệm với Nhà máy chế biến tinh bộ sắn Phúc Thịnh (03/10/22)
 Thiệu Hóa chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ đông (07/09/22)
 Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở khu vực miền núi (16/08/22)
 Đồng chí Cao Văn Cường, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra công tác phát triển cây gai nguyên liệu năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn huyện Như Thanh và Nông Cống (25/07/22)
 Như Thanh tập trung lãnh đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh (18/07/22)
 Hội thảo xác định thích nghi, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thạch Thành (15/04/22)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất (11/02/22)
 Phạm vi phân bố và mức độ gây hại của bệnh khảm lá sắn tại Thanh Hóa (26/12/21)
 Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa (23/12/21)


Các tin khác:
 Sử dụng phân bón lá cho lúa (23/06/2015)
 Sâu tơ hại rau và biện pháp phòng trừ (23/06/2015)
 Cách trồng bầu an toàn (23/06/2015)
 Một số sâu bệnh hại chính trên cây lúa và biện pháp phòng trừ (23/06/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang