Số lượt truy cập
Hôm nay 30316
Hôm qua 58866
Tuần này 193886
Tháng này 3231712
Tất cả 193027296
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 06/07/2022
Một số lưu ý để sản xuất lúa mùa đạt hiệu quả

Vụ mùa năm 2022, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 154.000 ha, trong đó diện tích lúa chiếm 114.650 ha. Thực tế cho thấy trong vụ mùa, đầu vụ gieo cấy thường trong nền nhiệt độ cao, cuối vụ thường gặp mưa bão, thời gian sinh trưởng ngắn, áp lực sâu bệnh lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng phát triển của lúa mùa. Đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu các yếu tố thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều (nắng nóng, hạn hán, mưa bão xảy ra bất thường). Vì vậy, để đảm bảo sản xuất lúa mùa hiệu quả, bà con nông dân cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Biện pháp kỹ thuật canh tác:

Cần áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác như làm đất, giống lúa, các biện pháp chăm sóc, nước tưới, bảo vệ nhằm tạo điều kiện cho bộ rễ lúa ăn sâu, phát triển rộng, hạn chế lúa đổ ngã, thân, lá sạch sâu bệnh, bố trí thời vụ để lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, trong đó lưu ý một số vấn đề sau:

Trong quá trình làm đất cần bổ sung thêm các chế phẩm như: Pennat P, Tricodecma, phân bón vi sinh đa chủng Azotobacterin, Emic... theo hướng dẫn trên bao bì. Các chế phẩm này có tác dụng làm phân hủy nhanh rơm rạ thành mùn hữu cơ cho ruộng lúa, giảm axit gây ngộ độc đất giúp hạn chế lúa bị ngộ độc hữu cơ.

Về nước tưới: Sau khi cấy, cần tập trung giữ nước, tránh để ruộng bị khô hạn. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh, cần rút nước phơi ruộng để khống chế lúa đẻ nhánh lai rai, giúp bộ rễ ăn sâu, lúa đanh cứng, chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt. Thời gian lúa đứng cái làm đòng cần đưa nước vào ruộng kết hợp bón thúc đón đòng.

Về công tác bón phân: Cây lúa trong vụ mùa thường sinh trưởng nhanh hơn trong vụ xuân nên cần lưu ý kỹ thuật bón phân cho phù hợp. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết diễn biến khó lường như hiện này. Vì vậy, bón phân cho lúa mùa cần bón lót cao, bón thúc sớm để lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh sớm, tăng số dảnh hữu hiệu, bông to. Bón theo phương châm: bón tập trung, bón nặng đầu nhẹ cuối, lượng bón tuỳ theo từng chân đất và giống lúa. Bón phân cân đối N,P,K, nên sử dụng các loại phân bón tổng hợp chuyên dùng cho lúa, bổ sung phân bón có chứa silic để giúp lúa cứng cây, chống đổ tốt, bón phân bón có chứa Bo để lúa cứng cây và hạt mẩy.

Đặc biệt cần khắc phục hiện tượng đó là, giai đoạn đầu vụ nếu lúa bị ngộ độc hữu cơ, phát triển chậm, nhiều bà con nông dân thường sốt ruột bón nhiều phân, nhất là phân Urê dẫn đến giai đoạn giữa vụ và cuối vụ chất độc giảm, bộ rễ lúa hồi phục và phát triển mạnh, hút dinh dưỡng cộng với lượng đạm do nước mưa dẫn đến thừa phân, cây lúa dễ bị lốp đổ khi trỗ bông vào hạt.

Lưu ý: Khi bón phân cho lúa cần giữ mực nước nông 3-5cm và kết hợp với làm cỏ sục bùn để tăng hiệu quả phân bón; không bón thừa đạm vì lúa dễ bị sâu bệnh và đổ khi gặp mưa bão.

2. Phòng trừ sâu bệnh

Một số sâu bệnh hại chính trong vụ mùa: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân bướm hai chấm, rầy nâu, nhện gié, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn.

- Rầy nâu: Thường phát sinh giai đoạn làm đòng đến đỏ đuôi. Phun khi rầy còn nhỏ. Nên sử dụng các thuốc trừ rầy đặc hiệu có tính lưu dẫn mạnh.

- Nhện gié: Vụ mùa nóng ẩm nên thuận lợi cho nhện gié phát sinh gây hại. Nhện gié có kích thước rất nhỏ, không phát hiện được bằng mắt thường. Khi trên cây lúa biểu hiện triệu chứng gây hại mới tiến hành phun thuốc thì đã muộn. Để phòng trừ nhện gié phải thường xuyên thăm đồng giai đoạn lúa làm đòng quan sát kỹ phần bẹ lá lúa, nếu có vết nám như vết cạo gió thì tiến hành phun thuốc trừ nhện ngay.

- Đối với bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn: Do vi khuẩn gây hại, phát sinh trong điều kiện nóng ẩm. Bệnh gây hại nặng từ giai đoạn làm đòng đến trỗ bông, thường phát sinh sau các đợt mưa giông bão. Biện pháp hữu hiệu phòng trừ bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn là: sử dụng giống kháng bạc lá, bón phân cân đối, tăng cường đi thăm đồng sau khi có các cơn mưa giông bão làm rách lá lúa. Khi bệnh chớm xuất hiện, sử dụng các loại thuốc đặc trị để phun theo khuyến cáo của các cơ quan bảo vệ thực vật.

- Bệnh lem lép hạt: Thường phát sinh giai đoạn lúa trỗ bông gặp thời tiết mưa nhiều, đêm và sáng sớm nhiều sương, bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra, nên phun phòng trừ khi lúa trỗ báo và sau khi lúa trỗ thoát.

Lưu ý: Không nên phun thuốc bảo vệ thực vật khi lúa đang phơi màu. Phun khi lá lúa đã khô. Phun xong, nếu chưa đủ 3 – 4 giờ mà gặp mưa phải phun lại. Phun kỹ, đều. Những ruộng bị bệnh, sâu nặng, ổ bệnh, ổ rầy nên phun kép, lần 2 sau lần 1 từ 3 – 5 ngày.

- Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM trên đồng ruộng, theo nguyên tắc 4 đúng và theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn./.

 

 

Nguồn tin: Nguyễn Trọng Minh – Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 7453


Các tin khác:
 QUẢNG XƯƠNG: Mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ (06/07/2022)
 Biện pháp kỹ thuật hạn chế cây lúa ngộ độc hữu cơ do rơm rạ ở vụ mùa. (06/07/2022)
  Mô hình sản xuất lúa thảo dược theo qui trình VietGap (05/07/2022)
 Trồng rau thủy canh: Hướng đi mới trong việc sản xuất rau sạch tại Hợp tác xã Phú Lộc huyện Hậu Lộc (05/07/2022)
 Thanh Hóa : Hiệu quả bước đầu mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc (02/06/2022)
 Tập huấn kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân (27/05/2022)
 Một số biện pháp phòng bệnh cho thủy sản nước ngọt trong giai đoạn chuyển mùa (27/05/2022)
  Quản lý rủi ro trong nuôi ngao nhằm thích ứng với biến đổi kí hậu tại Thanh Hóa (26/05/2022)
 Mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngô ngọt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại Vĩnh Lộc (19/05/2022)
 Một số biện pháp khắc phục hiện tượng bất thường trong sản xuất lúa mùa. (04/05/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang