Số lượt truy cập
Hôm nay 12219
Hôm qua 58866
Tuần này 175789
Tháng này 3213615
Tất cả 193009199
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 06/05/2021
Kiểm soát dịch bệnh ở các vùng nuôi ngao

Trước thực trạng ngao nuôi chết hàng loạt tại các địa phương ven biển, các ngành có liên quan của tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh ở các vùng nuôi, giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

Ngày 6-4-2021, trên địa bàn xã Quảng Nham (Quảng Xương) xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết, với diện tích 62 ha của 36 hộ nuôi. Trong đó, 20 ha ngao từ 350 - 400 con/kg, tỷ lệ chết từ 10,7% - 50%, 42 ha ngao từ 100 - 200 con/kg và 180 - 200 con/kg, tỷ lệ chết là 16,7% - 19%. Ngày 5-4-2021, tại phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn) xảy ra hiện tượng ngao nuôi chết rải rác với diện tích ngao chết 84 ha của 77 hộ nuôi. Trong đó, tỷ lệ chết 30% khoảng 5 ha của 4 hộ nuôi, tỷ lệ ngao chết từ 5% - 10% khoảng 79 ha của 73 hộ nuôi. Trước đó, ngày 1-3-2021 tại phường Hải Ninh (thị xã Nghi Sơn) xảy ra hiện tượng ngao nuôi của 4 hộ nuôi có diện tích là 3,3 ha với tỷ lệ chết khoảng 20 - 25%. Theo kết quả xét nghiệm của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, thì các chỉ tiêu đều âm tính với vi khuẩn Vibrio, âm tính với bệnh Perkinsus sp (đây là bệnh phải công bố dịch). Theo phản ánh của người nuôi, vào thời điểm trước khi ngao chết 1 ngày có hiện tượng nước màu đỏ, váng đỏ, đây có thể là hiện tượng tảo nở hoa, ngao bị độc tố của tảo gây chết ban đầu. Kết hợp với mật độ nuôi ngao tại thời điểm kiểm tra là 2.000 con/m2, cao hơn gấp 6 lần (tiêu chuẩn thích hợp nhất là 250 - 300 con/m2) là những nguyên nhân ban đầu gây ra hiện tượng ngao chết tại phường Hải Ninh. Tình trạng ngao nuôi chết hàng loạt ở các vùng triều trên địa bàn các huyện Hậu Lộc, Quảng Xương và thị xã Nghi Sơn liên tục xảy ra trong những năm gần đây mà một phần nguyên nhân được các ngành có liên quan xác định là do mật độ thả nuôi quá cao, khiến nguồn thức ăn trong tự nhiên không đủ, nên ngao gầy yếu, sức đề kháng kém. Khi thời tiết thay đổi, môi trường có biến động đã làm cho ngao bị chết hàng loạt. Nếu không kịp thời rút kinh nghiệm và thực hiện theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn thì khó có thể hạn chế được tình trạng ngao chết hàng loạt do mật độ nuôi quá dày. 

Khu vực nuôi ngao ven sông Yên của người dân phường Hải Ninh (thị xã Nghi Sơn) xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt trong những ngày đầu tháng 4 vừa qua.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.250 ha diện tích nuôi ngao, sản lượng hàng năm khoảng 15.000 tấn. Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên ngao, giảm thiểu thiệt hại do ngao chết hàng loạt, các hộ nuôi cần tuân thủ các biện pháp kỹ thuật cũng như khuyến cáo của các ngành chuyên môn. Chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, cỡ giống lớn và trong quá trình thả nuôi thực hiện giám sát thu mẫu định kỳ để đánh giá môi trường và mầm bệnh, nhằm sớm xác định yếu tố nguy cơ để cảnh báo cho người nuôi tránh được những rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các hộ nuôi tuân thủ mật độ thả ngao theo khuyến cáo của Tổng cục Thủy sản, duy trì mật độ thả 180 - 200 con/m2, cỡ giống thả nuôi 400 - 600 con/kg, dưới 250 con/m2 đối với cỡ nuôi từ 500 - 800 con/kg, 250 - 350 con/m2 đối với cỡ giống từ 800 - 2.000 con/kg. San phẳng mặt bãi ngao nuôi, hạn chế để xuất hiện các vũng nước đọng lại trên bãi nuôi ngao, tránh hiện tượng đọng nước cục bộ. Kiểm tra bãi nuôi thường xuyên và vệ sinh bãi nuôi, giảm thiểu mùn và hữu cơ để ngăn ngừa sự phát triển dịch hại. Vệ sinh lưới vây để tạo sự thông thoáng lưu thông nước khi triều lên xuồng. Khi có biến động về thời tiết như nắng nóng kéo dài, nước biển đổi màu bất thường, mùi bất thường, thủy triều đỏ... hoặc có hiện tượng ngao chết bất thường tiến hành quan trắc (nước và bùn), thông báo các biến động, cần thiết có thể hướng dẫn phun nước lên mặt bãi để giữ ổn định môi trường. Quan trắc vùng nuôi ngao đã cảnh báo về yếu tố độ mặn vùng nuôi ngao giảm xuống thấp vào các thời điểm mở cống xả nước nội đồng và sau các đợt mưa bão có khả năng gây chết ngao do sốc độ mặn. Vệ sinh bãi ngao, thu gom xác ngao chết đưa ra khỏi khu vực nuôi ngay sau khi phát hiện ngao chết càng nhanh càng tốt, nhằm hạn chế việc ô nhiễm môi trường làm ngao chết trầm trọng hơn. Tạm dừng thả nuôi mới cho đến khi xử lý xong nguyên nhân gây chết ngao và các chỉ tiêu môi trường trở lại ngưỡng cho phép.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20330


Các tin khác:
 Thanh Hóa cấp giấy phép khai thác hải sản cho trên 2.200 tàu cá (22/04/2021)
 Nhiều hoạt động trong “Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa” năm 2021 (19/04/2021)
 Chăm sóc thủy sản vụ xuân hè (16/04/2021)
 Tập trung khắc phục hiện tượng thủy sản nuôi bị chết (15/04/2021)
 Hiệu quả kinh tế từ các mô hình nuôi tôm công nghiệp (15/04/2021)
 Sức bật từ vùng chiêm trũng (15/04/2021)
 Nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh (05/04/2021)
 Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu (25/03/2021)
 Thực hiện cấp giấy phép khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh (25/03/2021)
 Khó khăn trong phát triển cá rô phi đơn tính (12/03/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang