Số lượt truy cập
Hôm nay 25549
Hôm qua 39190
Tuần này 130253
Tháng này 3168079
Tất cả 192963663
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 03/11/2020
Để ngành nông nghiệp phát triển an toàn

Toàn tỉnh hình thành được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung với diện tích ước đạt 12,56 nghìn ha; trong đó, diện tích gieo trồng áp dụng quy trình VietGAP là 4.000 ha. Bên cạnh đó, nhờ việc sản xuất theo hướng an toàn nên có 17% diện tích rau, quả được tiêu thụ thông qua 219 chuỗi cung ứng an toàn. Tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 1.960 tỷ đồng, chiếm 14,4% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, lợi nhuận bình quân khoảng 45 - 50 triệu đồng/ha/vụ.

Thực tế cho thấy, những chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện đã được người sản xuất vận dụng linh hoạt. Đồng thời, huy động nguồn lực, tận dụng lợi thế tự nhiên để phát triển nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, an toàn, góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện sức khỏe, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao chính là một trong những giải pháp hiệu quả để phát triển nông nghiệp an toàn. Trong cả 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, người dân trên địa bàn tỉnh đều chú trọng ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng nông sản cũng như hiệu quả kinh tế. 

Mô hình trồng dưa chuột baby trong nhà lưới của Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương)

Trong lĩnh vực trồng trọt thể hiện rõ nhất là phát triển nông nghiệp hữu cơ, công nghệ tưới nhỏ giọt, áp dụng các tiến bộ của cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 vào sản xuất, nhất là tăng cường liên kết, hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp. Tại huyện Hoằng Hóa, địa phương có truyền thống sản xuất rau màu, nắm bắt được nhu cầu của thị trường và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, người dân đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao để mở rộng, phát triển sản xuất rau an toàn (RAT). Tính đến cuối tháng 10-2020, trên địa bàn huyện phát triển được hơn 61 ha RAT theo tiêu chuẩn VietGAP và hơn 78.258m2 sản xuất rau trong nhà lưới với những sản phẩm, như: cải, su hào, cà chua, dưa chuột... Ông Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng Hoằng Hợp, cho biết: Để đáp ứng nhu cầu của thị trường về thực phẩm an toàn và thích ứng với biến đổi khí hậu, người dân địa phương đã được các cấp chính quyền hướng dẫn, hỗ trợ để phát triển diện tích RAT tập trung theo quy trình VietGAP; từ khâu làm đất, chọn giống, sử dụng phân bón,... đến kỹ thuật sơ chế, đóng gói, dán tem mác sản phẩm. Từ đó, tập quán sản xuất của các hộ dân đã được thay đổi, các bước sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn được áp dụng nghiêm ngặt, hiệu quả. Nhờ đó, sản phẩm làm ra bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nên hiện nay, khoảng 25% sản lượng RAT theo mô hình VietGAP của xã đã được ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các siêu thị, như: BigC, Coopmart và các bếp ăn tập thể của một số đơn vị, doanh nghiệp.

Mô hình trồng rau thủy canh tại xã Đông Tiến (Đông Sơn).

Hiện tại, rau màu đã trở thành sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp khi thể hiện được tính ưu việt cả trong diện tích sản xuất và giá trị kinh tế. Toàn tỉnh hình thành được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung với diện tích ước đạt 12,56 nghìn ha; trong đó, diện tích gieo trồng áp dụng quy trình VietGAP là 4.000 ha. Bên cạnh đó, nhờ việc sản xuất theo hướng an toàn nên có 17% diện tích rau, quả được tiêu thụ thông qua 219 chuỗi cung ứng an toàn. Tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 1.960 tỷ đồng, chiếm 14,4% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, lợi nhuận bình quân khoảng 45 - 50 triệu đồng/ha/vụ.

Cùng với trồng trọt, ngành nông nghiệp tỉnh cũng khuyến khích, hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhằm giảm tỷ lệ dịch bệnh do có biện pháp xử lý chuồng trại, thú y, thức ăn, vệ sinh môi trường, bảo đảm sức khỏe đàn vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng thu nhập. Sự vào cuộc quyết liệt của ngành nông nghiệp và các địa phương đã thúc đẩy hình thành và nhân rộng những mô hình chăn nuôi an toàn trong Nhân dân. Tính đến nay, toàn tỉnh đã hình thành được 5 vùng chăn nuôi lợn an toàn nông hộ theo tiêu chuẩn VietGAHP, với sự tham gia của 1.925 hộ chăn nuôi thuộc 95 nhóm thực hành sản xuất chăn nuôi tốt (GAHP), 1.140 hộ chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ, 6 trang trại chăn nuôi lợn theo quy trình GAHP với quy mô 15.000 con lợn thịt/năm và có 1 sản phẩm chăn nuôi là “Trứng sạch Hiền Nhuần” của Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Hiền Nhuần tại xã Đông Tiến (Đông Sơn) được xếp hạng 3 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh...

Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Duy Hòa, thôn Phong Lương, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương), với quy mô 500 con/lứa và 100 lợn nái đã được cấp chứng nhận VietGAHP. Trang trại hoạt động theo quy trình khép kín, áp dụng khoa học - kỹ thuật. Khu chuồng trại được đầu tư xây dựng kiên cố, xa khu dân cư, chất thải chăn nuôi được phân loại, xử lý, bảo đảm vệ sinh môi trường. Ông Hòa, cho biết: Chuồng nuôi được trang bị hệ thống làm mát không khí, quạt thông gió, quạt khử mùi, hệ thống nước uống tự động, hầm biogas xử lý chất thải. Tất cả đều được xây dựng theo quy trình khép kín nên vận hành rất thuận lợi, hiệu quả. Lịch tiêm phòng được ghi chép vào sổ cẩn thận. Lợn được nuôi theo công nghệ an toàn sinh học nên không chỉ lớn nhanh, chất lượng thịt tốt tạo ra một thương hiệu “lợn sạch”. Vì vậy bếp ăn trong các trường học bán trú trên địa bàn huyện và một số địa phương trong tỉnh tin dùng sản phẩm của trang trại.

Nhờ đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, đến nay toàn tỉnh đã tổ chức xây dựng và xác nhận 783 chuỗi cung ứng nông sản an toàn; tỷ lệ thực phẩm tiêu dùng được cung ứng qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận ước đạt 26,1%. Một số chuỗi được mở rộng, phát triển cả về quy mô, sản lượng cũng như thị trường tiêu thụ, nhờ đó giá trị sản phẩm trong chuỗi được nâng lên, giá thành sản phẩm cao hơn với giá ngoài thị trường từ 20 - 30%.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bảo đảm môi trường đang từng bước thay đổi nhận thức của người dân về tái cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từ đó tăng thu nhập, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Để đạt hiệu quả cao, ngoài việc hoàn thiện thủ tục hành chính, như: Rà soát các quy định, ban hành bổ sung các tiêu chuẩn kỹ thuật để siết chặt quản lý chất lượng nông sản, cần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ, máy móc tiên tiến vào chế biến nông sản an toàn; thực hiện các chuỗi sản xuất liên kết tạo ra các nông sản an toàn. Ban hành quy định, hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi và tổ chức triển khai, nhằm củng cố niềm tin của người tiêu dùng trong nước và tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15746


Các tin khác:
 Thanh Hoá gieo trồng được hơn 33.700 ha cây trồng vụ đông (26/10/2020)
 Dấu ấn “tam nông” (26/10/2020)
 Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa (24/10/2020)
 Thanh Hóa chủ động các biện pháp tiêu thoát nước, bảo vệ cây trồng (14/10/2020)
 Hiệu quả từ mô hình tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất quy mô lớn (12/10/2020)
 Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp (12/10/2020)
 Tăng cường kiểm soát chất lượng phân bón (03/10/2020)
 Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng (03/09/2020)
 Chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ thu mùa (05/08/2020)
 Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (29/06/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang