Số lượt truy cập
Hôm nay 21693
Hôm qua 39190
Tuần này 126397
Tháng này 3164223
Tất cả 192959807
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 08/04/2021
Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá tình hình, diễn biến dịch bệnh và triển khai các biện pháp cấp bách trong phòng chống dịch bệnh Viên da nổi cục trên trâu, bò và bệnh khảm trên cây sắn ở 11 huyện miền núi

Được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh, ngày 07/4/2021 Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá tình hình, diễn biến dịch bệnh và triển khai các biện pháp cấp bách trong phòng chống dịch bệnh Viên da nổi cục trên trâu, bò và bệnh khảm trên cây sắn ở 11 huyện miền núi.


Đồng chí Hoàng Viết Chn, Phó Giám đốc Sở phát biểu tại Hội nghị

Tham gia Hội nghị có đại diện Lãnh đạo UBND, Trưởng phòng Nông nghiệp, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp của 11 huyện miền núi. Hội nghị đã nghe báo cáo tổng hợp tình hình, diễn biến dịch bệnh và triển khai các biện pháp cấp bách trong phòng chống dịch bệnh Viên da nổi cục trên trâu bò và bệnh khảm trên cây sắn trên địa bàn tỉnh của các cơ quan chuyên môn Sở. Hội nghị nghe các địa phương báo cáo kết quả triển khai, những khó khăn vướng mắc, đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.


Các đại biểu tham dự Hội nghị

Đối với công tác phòng chống dịch bệnh Viên da nổi cục trên trâu, bò: Ngay từ cuối năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ở các tỉnh, thành phố trong nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo có những giải pháp, biện pháp cụ thể phòng, chống dịch bệnh; đồng thời, đã ban hành đầy đủ, kịp thời hệ thống văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả công tác phòng, chống bệnh.

Sau khi có thông tin dịch bệnh Viên da nổi cục trên trâu, bò, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã trực tiếp làm việc với UBND các huyện có dịch để phối hợp chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch; Chi cục Chăn nuôi và Thú y phân công cán bộ chuyên môn trực tiếp bám sát địa bàn để kiểm tra, hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Chỉ đạo UBND các xã có dịch thành lập tổ công tác phòng chống dịch để điều tra tổng đàn, nắm bắt tình hình dịch bệnh và thực hiện cam kết giữa người chăn nuôi với chính quyền địa phương không bán chạy, không giết mổ, không vứt xác gia súc chết, gia súc bệnh ra môi trường. Thực hiện nuôi nhốt toàn bộ trâu, bò trong vùng dịch, không thả rông trâu bò trong vùng dịch. Tích cực đấu mối với Cục Thú y, các doanh nghiệp cung ứng, chuẩn bị các điều kiện và hướng dẫn quy trình kỹ thuật để tổ chức tiêm phòng vắc xin Viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò. Tính đến 16h ngày 06/4/2021, tổng số vắc xin đã tiêm là 189.850 con trâu bò trên địa bàn của 26/27 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

Tổ chức thực hiện phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm, bãi chăn thả tại các thôn có dịch 02 ngày 01 lần, các thôn chưa có dịch tiêu độc 03 ngày 01 lần bằng các loại hóa chất sát trùng liên tục trong vòng 03 tuần tại các hộ chăn nuôi có trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh. Đồng thời, phun thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng tại các hộ chăn nuôi có trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh. Tổng số hóa chất đã huy động để thực hiện tiêu độc, khử trùng là 33.225 lít (trong đó nguồn tỉnh 21.000 lít, nguồn huyện 12.225 lít), vôi bột 130,5 tấn, 4.980 lít thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng …

Về tình hình, diễn biến và công tác phòng, trừ dịch bệnh khảm trên cây sắnTại Thanh Hóa, cuối năm 2019 bệnh đã phát sinh và gây hại trên các giống sắn HL-S11, KM140 tại các huyện Thường Xuân, Như Xuân với tổng diện tích nhiễm 26,5 ha. Năm 2020 bệnh KLS tiếp tục phát sinh gây hại nặng tại các huyện Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân tổng diện tích nhiễm 1.615,93 ha; trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh các huyện đã chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng trừ, tiêu hủy bệnh (như đã huy động trên 6.500 lượt người tham gia giúp dân nhổ bỏ, tiêu hủy 1.512,95 ha, phun trừ bọ phấn trắng 1.547,55 ha, trồng mới và trồng dặm lại 1.355,75 ha, chuyển sang cây trồng khác 99 ha).

Hiện nay, theo báo cáo của các huyện và kết quả tổng hợp của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, bệnh KLS đã phát sinh gây hại tại huyện Như Xuân, Thường Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, tổng diện tích nhiễm (đến ngày 06/4/2021) là 1.765,37 ha (Như Xuân 610,8 ha; Thường Xuân 990,57 ha; Như Thanh 102 ha, Ngọc Lặc 62 ha). Tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, cao 30%, cục bộ 80-100%. Bọ phấn trắng lứa 2 đã phát sinh, mật độ phổ biến 5 con/m2, điểm cao 10 con/m2, cục bộ có điểm 30 con/m2.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu sản xuất trồng trọt năm 2021 và chủ động phòng chống bệnh KLS kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra; trong niên vụ 2021-2022, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Công văn số 927/SNN&PTNT-TT&BVTV ngày 12/3/2021 về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh KLS trên địa bàn tỉnh trong năm 2021; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã ban hành công văn số 66/TT&BVTV-KDTV ngày 29/01/2021 về việc triển khai một số biện pháp phòng chống bệnh KLS trên địa bàn tỉnh trong năm 2021; đồng thời Sở thành lập các đoàn công tác, phân công cán bộ phối hợp với các địa phương để chỉ đạo và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ bệnh KLS. Các huyện có diện tích trồng sắn, đặc biệt các huyện bệnh KLS đã phát sinh gây hại đã triển khai các giải pháp cấp bách để phòng chống dịch bệnh.

Tại Hội nghị, sau khi nghe báo cáo tổng hợp về tình hình, diễn biến dịch bệnh và triển khai các biện pháp cấp bách trong phòng chống dịch bệnh Viên da nổi cục trên trâu bò và bệnh khảm trên cây sắn, đại biểu các huyện cơ bản thống nhất với báo cáo tổng hợp về tình hình chung của dịch bệnh, các giải pháp trong phòng chống dịch do Sở Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo.

Hội nghị nghe các địa phương báo cáo tình hình và kết quả phòng, chống dịch tại địa phương, những kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch.

Các địa phương cũng chỉ ra những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ; đề xuất, kiến nghị với tỉnh một số nội dung trong công tác phòng chống dịch Các huyện thể hiện quyêt tâm cao trong công tác phòng chống dịch và cam kết: Từ 10-15/4/2021 sẽ thực hiện song công tác tiêm phòng dịch bệnh Viên da nổi cục trên trâu, bò, đảm bảo không để lây lan dịch bệnh. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh khảm trên cây sắn.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Hoàng Viết Chọn, Phó giám đốc Sở chủ trì Hội nghị đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác phòng chống dịch ở các địa phương, nhiều huyện đã có sáng kiến hay, tập trung nguồn lực, kịp thời triển khai thực hiện tốt các giải pháp trong phòng chống dịch như huyện: Như Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Thạch Thành. Bên cạnh đó cũng còn có địa phương, công tác phòng chống còn chậm chễ, chưa quyết liệt. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến tại Hội nghị, Sở nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Đối với dịch bệnh Viên da nổi cục trên trâu bò

+ Triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đúng theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 21/12/2020; Chỉ thị số 29/CT-UBND ngày 29/12/2020; nhất là 5 nhiệm vụ do Chủ tịch UBND tỉnh giao cho chủ tịch UBND các huyện tại Công điện số 06/CĐ-UBND ngày 31/3/2021.

+ Tập trung hướng dẫn người dân thường xuyên vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi; chủ động giám sát gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

+ Rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi, số lượng trâu, bò trên địa bàn thực hiện tiêm phòng theo kế hoạch, phấn đấu cơ bản hoàn thành trước ngày 10/4/2021 và hạn cuối là 15/4/2021.

+ Các huyện lập hồ sơ hỗ trợ cho chủ vật nuôi có gia súc buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

+ Yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y giao 01 đồng chí Lãnh đạo Chi cục trực tiếp theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng chống dịch cho 11 huyện miền núi; cử 06 các bộ xuống 06 huyện 30a để hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng chống dịch.

+ Sở Nông nghiệp và PTNT cam kết có đủ vắc xin để các huyện tiến hành tiêm phòng, đề nghị các địa phương khẩn trương triển khai công tác tiêm phòng và cam kết không để dịch lây lan.

- Đối với bệnh khảm trên cây sắn

+ Tổ chức tập huấn, thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho hộ nông dân nắm chắc về tác hại của bệnh, triệu chứng bệnh, hình thức lây lan và các biện pháp phòng trừ, quy trình tự để giống sạch bệnh khảm lá áp dụng của Cục Trồng trọt ban hành kèm theo công văn số 622/TT-CLT ngày 29/5/2019.

+ Trên diện tích đã nhiễm bệnh, đối với những ruộng sắn có tỷ lệ bệnh <70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ cây bị bệnh, thu gom, đốt; đối với các ruộng sắn có tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom, đốt và chuyển đổi trồng cây trồng khác.

+ Trên diện tích chưa trồng, đề nghị các địa phương không tiếp tục trồng sắn, lựa chọn các cây trồng khác như: cây ngô, cây rau màu,... để gieo trồng ít nhất 1 vụ để cắt nguồn bệnh và tuyệt đối không trồng các loại cây (cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt,...) là ký chủ của bọ phấn trắng. Kết thúc vụ gieo trồng trước ngày 30/4/2021.

Nguồn tin: Văn phòng Sở
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 35743


Các tin khác:
 Hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp (29/03/2021)
 Thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại lưu vực sông Mã (28/03/2021)
 Công nhân, viên chức, lao động Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức hiện thực hóa khát vọng xây dựng quê hương Thanh Hóa văn minh, thịnh vượng (25/03/2021)
 Huyện Yên Định cần quyết liệt triển khai, thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò (22/03/2021)
 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP (16/03/2021)
 Báo cáo đánh giá xã hội (12/03/2021)
 Kế hoạch hành động tái định cư (12/03/2021)
 Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội (12/03/2021)
 Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (12/03/2021)
 Ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2021 (10/03/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang