Số lượt truy cập
Hôm nay 13194
Hôm qua 58866
Tuần này 176764
Tháng này 3214590
Tất cả 193010174
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 24/09/2021
Phát triển cây vầu theo hướng bền vững

Trước đây, vầu chỉ là cây mọc tự nhiên trong rừng, không có giá trị kinh tế và gần như bị người dân khu vực miền núi lãng quên. Khoảng 10 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm đến các huyện miền núi thu mua vầu để chế biến. Theo đó, cây vầu trở nên có giá trị, đồng thời, mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân của các huyện miền núi.

Nhận thấy giá trị và tiềm năng phát triển của cây vầu, những năm gần đây, người dân ở các huyện miền núi đã chú trọng chăm sóc, trồng mới diện tích vầu. Một số huyện, như: Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước đã xem vầu là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương. Thế nhưng, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để cây vầu phát triển hiệu quả, bền vững.

Diện tích trồng vầu tại xã Tam Lư.

Tìm hướng phát triển bền vững cho cây vầu, huyện Quan Sơn đã tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ dân nâng cao năng suất, chất lượng cho diện tích vầu tự nhiên và vầu trồng thông qua thực hiện các biện pháp phát dọn vệ sinh rừng vầu, chặt bỏ cây sâu bệnh, già cỗi và những gốc khai thác quá cao, tạo đất tơi xốp, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cây, kỹ thuật bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho đất để cây sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, chỉ đạo các xã, thị trấn quan tâm bảo vệ tốt diện tích rừng nói chung và diện tích rừng vầu nói riêng, không để xảy ra tình trạng cháy rừng. Ngoài ra, để nâng cao năng suất, chất lượng cho diện tích vầu trồng mới, huyện đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn hướng dẫn các hộ dân thực hiện kỹ thuật ươm hạt vầu giống để trồng thay thế cho diện tích cây vầu đang bị thoái hóa do khai thác nhiều năm và sử dụng giống cây trồng trên diện tích rừng hỗn giao. Cùng với đó, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến các sản phẩm lâm sản từ vầu. Đáng chú ý, để nâng cao giá trị cho cây vầu, huyện Quan Sơn đã triển khai xây dựng và phát triển mô hình quản lý rừng bền vững của Hội đồng quản trị rừng thế giới – FSC. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp, hiện huyện Quan Sơn đã phát triển được hàng nghìn ha vầu tập trung. Đáng nói, toàn huyện có 3.045 ha vầu, luồng được Hội đồng quản trị rừng thế giới cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững – FSC.

Huyện Lang Chánh có khoảng 400 ha vầu, trong đó có khoảng 200 ha do người dân tự trồng, còn lại là diện tích mọc tự nhiên. Để nâng cao giá trị và phát triển bền vững cho cây vầu, trước mắt, huyện Lang Chánh đang vận động, khuyến khích người dân chăm sóc, bảo vệ, phục tráng rừng vầu tự nhiên, mở rộng diện tích rừng vầu trồng mới. Đồng thời, tiếp tục tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vầu theo hướng thâm canh, nhân rộng mô hình ươm giống cây vầu để chủ động nguồn giống trong việc mở rộng diện tích vầu. Về lâu dài, huyện đang xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển diện tích trồng vầu theo hướng thâm canh gắn với thu hút doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ cây vầu theo chiều sâu.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện toàn tỉnh có hơn 9.000 ha vầu. Trong đó, phần lớn là vầu tự nhiên, nằm phân tán, nhỏ lẻ, không được chăm sóc, nên hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, để nâng cao giá trị và phát triển bền vững diện tích trồng cây vầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang định hướng cho các huyện có diện tích vầu xác định và có lộ trình xây dựng vùng trồng vầu thâm canh, tập trung, quy mô lớn. Gắn việc phát triển vùng nguyên liệu với thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến theo chiều sâu. Điều này vừa giúp nâng cao giá trị cho cây vầu, vừa tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người trồng vầu. Cùng với đó, chú trọng mở rộng diện tích trồng vầu theo chứng chỉ quản lý rừng bền vững - FSC để tạo ra vùng nguyên liệu chất lượng cao.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14911


Các tin khác:
 Phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (13/09/2021)
 Phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn - giải pháp tái cơ cấu đầu tư ngành lâm nghiệp (13/09/2021)
 Phát triển rừng luồng thâm canh (03/07/2021)
 Thành lập BQL Dự án “Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học” (01/07/2021)
 Tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng 2021 (01/06/2021)
 Huyện Mường Lát nỗ lực quản lý, bảo vệ rừng (31/05/2021)
 Tăng cường các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (31/05/2021)
 Hạt Kiểm lâm TP Thanh Hóa: Tăng cường quản lý các cơ sở chế biến lâm sản (02/05/2021)
 Bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở huyện Lang Chánh (26/04/2021)
 Thanh Hóa: trên 19.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC (22/04/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang