Số lượt truy cập
Hôm nay 18982
Hôm qua 58866
Tuần này 182552
Tháng này 3220378
Tất cả 193015962
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 14/10/2021
Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát thực hiện Chương trình OCOP và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp

Chiều 13-10, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá do ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Khoa học và Công nghệ về “Thực hiện chính sách, pháp luật trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2018-2020” và công tác quản lý, sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp, các ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh.

Tham dự hội nghị có các ĐBQH: Trần Văn Thức, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Võ Mạnh Sơn, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Cầm Thị Mẫn, ĐBQH chuyên trách; Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Phạm Thị Xuân, Thư ký Toà án Nhân dân huyện Quan Hoá; đại diện lãnh đạo các ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Uỷ ban MTTQ tỉnh.

ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi làm việc.

Trong giai đoạn 2018-2020, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh đã tham mưu cho Hội đồng đánh giá cấp tỉnh tổ chức 5 đợt đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, lựa chọn và được UBND tỉnh phê duyệt 69 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đạt 172,5% kế hoạch. Trong đó, tất cả các sản phẩm OCOP đều được chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất theo các quy trình tiên tiến, như: GMP, VietGAP, Hữu cơ, ISO, HACCP… để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại buổi làm việc.

Để triển khai thực hiện chương trình, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM đã hướng dẫn các địa phương lồng ghép nguồn kinh phí từ các chương trình khác để hỗ trợ các chủ thể tham gia tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm và kinh phí hoàn thiện hồ sơ đánh giá, thẩm định, tem nhãn, bao bì, quảng bá, xúc tiến thương mại… Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố cũng xây dựng những cơ chế riêng để hỗ trợ thực hiện Chương trình. Sau khi được công nhận, các sản phẩm OCOP có mức tăng trưởng bình quân đạt 15%, so với trước khi tham gia chương trình.

Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM cũng thành lập 3 dự án thành phần gồm điểm du lịch cộng đồng Bản Kho Mường, xã Thành Sơn; làng Văn hoá du lịch cộng đồng tại bản Hiêu, xã Cổ Lũng (Bá Thước) và phát triển sản phẩm OCOP Trống đồng Đông Sơn và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ đồng tại xã Thiệu Trung (Thiệu Hoá).

Phó Giám đốc Sở Công thương báo cáo việc thực hiện Chương trình OCOP của Sở.

Cũng trong giai đoạn 2018-2020, Văn phòng đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất các sản phẩm OCOP mang lại hiệu quả tích cực và phối hợp với Sở Công thương và các sở, ban, ngành tổ chức, tham gia nhiều hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh…

Về thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp và BQL rừng phòng hộ, rừng đăc dụng trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua được sắp xếp thực hiện theo đúng pháp luật. Công tác bảo vệ, phát triển rừng, an ninh rừng được bảo đảm, số vụ tranh chấp đất đai, vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được phát hiện và giải quyết kịp thời. Các BQL rừng đã giao khoán hơn 97% diện tích đất được giao, tạo điều kiện cho các hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số hộ nghèo sống gần rừng có đất sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó diện tích đất có rừng hằng năm tăng lên, rừng được bảo vệ nghiêm ngặt và phát triển ổn định. Công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất được thực hiện thường xuyên. Nhiều BQL rừng đã đầu tư nghiên cứu chuyển giao khoa học - công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô lớn gắn với quản lý rừng bền bững và cấp chứng chỉ rừng FSC.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiêp, các BQL rừng phòng hộ, đặc dụng còn bộc lộ nhiều hạn chế, như vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, kinh phí thực hiện còn hạn hẹp; một số đơn vị chưa quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất khi giao khoán dẫn đến việc sử dụng đất sai mục đích; UBND một số huyện, xã chưa làm hết trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn…

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Sau khi nghe báo cáo về các nội dung làm việc, các ĐBQH đánh giá cao những nỗ lực và kết quả mà các sở đã triển khai thực hiện, góp phần vào thành công của Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2018- 2020.

Về công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp và các BQL rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các đại biểu đã chỉ ra những hạn chế, chậm trễ trong công tác đo đạc, bàn giao diện tích đất chồng lấn giữa các huyện với các BQL rừng phòng hộ; hiệu quả sử dụng đất tại các nông, lâm trường, BQL chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế…

Thay mặt đoàn giám sát, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương, chủ thể chú trọng công tác ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm một cách đồng bộ để góp phần nâng tầm sản phẩm OCOP.

Đối với 2 đơn vị chưa thành lập hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và 6 đơn vị chưa có sản phẩm OCOP cấp tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM cần tiếp tục hỗ trợ, tư vấn, đôn đốc các địa phương thực hiện chương trình theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra.

Để các sản phẩm OCOP đứng vững trên thị trường, có sức cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Mai Văn Hải đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục hỗ trợ các sản phẩm OCOP trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và triển khai các dự án khoa học - công nghệ trong thực hiện Chương trình; Sở Công thương hỗ trợ triển khai thành lập các gian hàng, điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trong, ngoài tỉnh để sản phẩm OCOP và các sản phẩm thế mạnh tỉnh Thanh Hoá đến gần hơn với người tiêu dùng cả nước.

Về việc quản lý, sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp, các BQL rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dựa trên chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh, bảo đảm phát huy hiệu quả việc sử dụng đất và quyền lợi cho hộ dân được giao khoán.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17090


Các tin khác:
 Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh: Khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão, mưa lũ (12/10/2021)
 Kêu gọi hành động - xóa bỏ ngư cụ ma (11/10/2021)
 Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh: Triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 7 và mưa lũ (10/10/2021)
 Tin bão số 7 (LIONROCK) (08/10/2021)
 Đề nghị ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025 (07/10/2021)
 Thẩm tra mức độ đạt chuẩn nông thôn mới huyện Thiệu Hóa (07/10/2021)
 Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong thực hiên Chương trình OCOP tại huyện Vĩnh Lộc (07/10/2021)
 Thiệu Hóa cần khắc phục nhanh những hạn chế để phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2021 (29/09/2021)
 Nghe báo cáo cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025 (29/09/2021)
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang kiểm tra tình hình ứng phó với mưa lớn tại huyện Thường Xuân (27/09/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang