Số lượt truy cập
Hôm nay 22785
Hôm qua 39190
Tuần này 127489
Tháng này 3165315
Tất cả 192960899
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ bảy, 17/07/2021
Thanh Hoá: Phát triển các mô hình liên kết sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế vụ Đông Xuân 2020 – 2021.

Vụ Đông Xuân 2020-2021, diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động phục vụ sản xuất như việc xuất bán nông sản, nhập khẩu, cung ứng, lưu thông các loại vật tư phục vụ sản xuất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) bị ảnh hưởng. Thị trường tiêu thụ có những giai đoạn không ổn định, ảnh hưởng đến tâm lý của nông dân trong đầu tư thâm canh cây trồng. Lao động trong khu vực nông nghiệp ngày càng ít....

Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và bà con nông dân trong suốt quá trình sản xuất, vụ Đông Xuân 202-2021 của tỉnh Thanh Hóa đã dành thắng lợi toàn diện về cả năng suất, diện tích và hiệu quả kinh thế. Về mặt diện tích: Cây lúa đạt 115.283,4 ha, năng suất 66,5 tạ/ha; cây ngô 13.843,7 ha, năng suất đạt 47 tạ/ha, cây lạc 6.968 ha, rau đậu các loại 19.818, ha… Cơ cấu cây trồng, cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống tiếp tục có sự chuyển đổi tích cực theo hướng phù hợp với chân đất, thích ứng với điều kiện thời tiết khí hậu và thị hiếu người tiêu dùng; diện tích gieo cấy lúa trà xuân sớm tiếp tục giảm (còn 8,8%), trà xuân muộn tăng; tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao, lúa năng suất cao phục vụ chế biến; tỷ lệ sử dụng các giống ngô mới, ngô biến đổi gen, giống mía mới ngày càng nhiều. Các đối tượng sâu bệnh trong vụ Xuân được quản lý tốt, trong ngưỡng an toàn nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy các loại, sâu keo mùa thu.

Về mặt hiệu quả kinh tế, do tập trung phát triển được các các mô hình liên kết sản xuất, nên thị trường nông sản được mở rộng, sản xuất theo chuỗi ngày càng tăng, số lượng các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản ngày càng nhiều (7 doanh nghiệp lớn thu mua chế biến lúa gạo với tổng công suất 180.000 tấn, tăng 02 doanh nghiệp so với cùng kỳ; 25 doanh nghiệp thu mua chế biến rau quả, tăng thêm 9 doanh nghiệp so với cùng kỳ).

Tổng diện tích liên kết sản xuất gắn bao tiêu sản phẩm trong vụ Đông Xuân trên 65.000 ha. Trong đó chủ yếu là diện tích lúa, bao gồm: 5.790 ha liên kết sản xuất với bao tiêu sản phẩm (cả lúa giống, lúa thương phẩm): Công ty GCT Trung ương 1.200 ha (Yên Định, Nông Cống, Triệu Sơn…), Công ty GCT Bắc Trung Bộ 800 ha (Quảng Xương, Nông Cống, Triệu Sơn), Sao Khuê 800 ha, Công ty Tâm Phú Hưng 570 ha (Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Nông Cống), Công ty Tứ Xuyên 500 ha (Đông Sơn, Thiệu Hóa), An Thành Phong 300 ha (Nông Cống, Hậu Lộc, Hà Trung), Công ty GCT Thái Bình 120 ha (Thọ Xuân), công ty khác 1.500 ha…; Diện tích lúa được bao tiêu sản phẩm 30.000 ha, tương đương 180.000 tấn (các công ty thu mua lúa theo nhiều hình thức: Mua lúa tưới tại bờ, lúa phơi qua 1 nắng hoặc phơi khô). Giá thu mua lúa thương phẩm bình quân đạt 7.000-7.200 đ/kg (tăng khoảng 1.000 đ/kg so với cùng kỳ), đặc biệt một số giống chất lượng cao như HANA 112, RVT, Bắc Thơm, Bắc Thịnh, Thái Xuyên 111… giá thu mua cao hơn giao động 7.500 đ-8.000 đ/kg, đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021. Ngoài ra, gần 30.000 ha diện tích mía, sắn nguyên liệu và rau màu các loại được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trong vụ Đông Xuân.

Tổng giá trị sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021 ước đạt 8.911 tỷ đồng, thu nhập bình quân 45,6  triệu đồng/ha; tăng 111 tỷ đồng so với cùng kỳ (thu nhập bình quân tăng 2,8 triệu đồng/ha). Lợi nhuận vụ Xuân ước đạt một số cây trồng chính: Cây lúa thu nhập 47,8 triệu đồng/ha, lợi nhuận 25,8 triệu đồng/ha; cây ngô thu nhập 30,5 triệu đồng/ha, lợi nhuận 15,5 triệu đồng/ha; lạc thu nhập 51,8 triệu đồng/ha, lợi nhuận 24 triệu đồng/ha; Cây ớt thu nhập 260 triệu đồng/ha, lợi nhuận 164 triệu đồng/ha, khoai tây thu nhập 154 triệu đồng/ha, lợi nhuận 106 triệu đồng/ha; Cây thức ăn chăn nuôi thu nhập 42,5 triệu đồng/ha, lợi nhuận 21 triệu đồng/ha… Diện tích sản xuất rau quả tăng nhanh, nhiều diện tích được ký hợp đồng liên kết và bao tiêu nông sản (gần 10.000 ha, tập trung là ớt, khoai tây, cải chân vịt, ngô ngọt, dưa bao tử, đậu tương rau…)./.


Nguồn tin: Nguyễn Trọng Minh - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 11828


Các tin khác:
 Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi vịt biển tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. (12/07/2021)
 Nguy cơ xâm nhập bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa. (17/06/2021)
 Chăm sóc lúa mùa sau cấy (16/06/2021)
 Khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa trong vụ mùa. (04/06/2021)
 Một số vấn đề lưu ý khi sử dụng thức ăn chăn nuôi gà (15/04/2021)
 Một số lưu ý khi thu gom và bảo quản trứng ấp. (15/04/2021)
 Bệnh thán thư trên cà chua và biện pháp phòng trừ (15/04/2021)
 Sản xuất khoai tây chế biến vụ đông xuân đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (15/04/2021)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa - cá ở huyện Nông Cống (15/04/2021)
 Kết quả nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu tại Thanh Hóa (15/04/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang