Số lượt truy cập
Hôm nay 57571
Hôm qua 39190
Tuần này 162275
Tháng này 3200101
Tất cả 192995685
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 30/10/2018
Một số biện pháp chăm sóc cây trồng vụ đông 2018 - 2019.

Vụ Đông năm 2018 -  2019, toàn tỉnh gieo trồng được 50.000 ha cây trồng các loại, cơ cấu chủ yếu là cây ngô, còn lại là đậu tương và rau các loại.

Thời điểm hiện nay, cây trồng vụ Đông phát triển theo chiều hướng thuận lợi và sẽ đạt thắng lợi lớn. Để cây trồng vụ Đông đạt năng suất, hiệu quả cao, chúng tôi xin khuyến cáo các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh một số cây trồng chính như sau:

1. Đối với cây ngô:

Cây ngô đang trong thời kỳ từ xoắn nõn và chuyển sang trỗ cờ phun râu. Do đó, biện pháp kỹ thuật cơ bản như sau:

Luôn đảm bảo đủ ẩm, tưới nước trong rãnh đảm bảo đủ nước cho cây khi trỗ bông và vào hạt

Làm cỏ và la các lá gốc khoảng 3-4 lá

Bón phân thúc để tạo cho cây ngô tạo bông, bắp và vào  hạt tốt hơn

Phân bón chủ yếu dùng phân vô cơ: Đạm và kali hoặc dùng phân NPK tổng hợp loại N-P-K 13-13-13 hay 10-5-15.

Bón phân khi cây ngô xoắn nõn: đạm ure: 5kg+ 4kg Kali/sào hoặc phân NPK: 8-10kg/sào. Chú ý bón quanh gốc và cách gốc 10-12cm và lấp đất ngay.

Bón phân bổ sung khi cây ngô héo râu 30- 40%: 4 kg kali/sào hay NPK 5-7 kg/sào.

Phòng trừ sâu bệnh: Chú trọng kiểm tra rệp đen hại lá, bông cờ hoa ngô, sâu hại như: sâu đục bắp, sâu hại râu ngô, do đó cần phát hiện sớm và xử lý sâu hại càng sớm càng hiệu quả.

Bệnh hại cây ngô chủ yếu là bệnh khô vằn nên biện pháp cơ bản là phòng bệnh: Tạo độ thoáng ở gốc cây, xử lý nước vôi trong 7-10% hoặc dùng thuốc trị khô vằn để phun phòng sẽ đảm bảo an toàn hơn.

2. Đối với cây đậu tương:

Cây đậu tươnghiện tại đã và đang ra hoa đậu quả, để đậu tương ra hoa, đậu quả và và hạt chắc mảy đều, các địa phương cần chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo hướng các khâu kỹ thuật sau:

Cây đậu tương vừa ra hoa vừa phát triển, đây là điều kiện để chăm sóc nhằm tăng năng suất quả, hạt. Khi đậu ra hoa, nụ hoa (ra gương) cần bón phân kích thích cho hoa ra đều, đậu quả cao.

Phân bón: dùng phân kali là chủ yếu: 3-4 kg/sào và có thể bổ sung thêm 1-2 kg đạm ure/sào tùy theo thực trạng của cây đậu tương. Hoặc dùng phân NPK 13-13-13: 5-7kg/sào. Chú ý bón vào buổi chiều và bón vãi đều trên toàn ruộng.

Chúng ta có thể dùng phân bón qua lá để phun 2 lần: Lần 1 khi đậu bắt đầu có nụ hoa hay ra hoa. Lần 2 phun sau lần 1 từ 10-12 ngày. Yêu cầu phun đều, phun đủ lượng dung dịch đã pha từ 3-4 bình bơm loại 8 -10 lít.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại đậu tương có rất nhiều đối tượng. Song sâu hại là chính như: sâu cuốn lá, sâu hại hoa, đục quả. Do đó, biện pháp là: Phun phòng trừ sâu trước khi ra hoa 7-10 ngày và khi hình thành quả (hoặc khi hoa héo 50%); yêu cầu sử dụng đúng thuốc trừ sâu, phun đúng kỹ thuật và pha chế đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên nhãn bao bì. Tốt nhất là phun vào buổi chiều, trời mát và tạnh ráo./.

Nguồn tin: Thu Hiền - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15116


Các tin khác:
 Một số giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng trong ao, hồ chứa. (17/10/2018)
 Thực trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển nghề nuôi cá biển tại Thanh hóa (17/10/2018)
 Mô hình Trang trại sinh thái tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất đồi Thanh Hóa. (12/10/2018)
 Kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh cho lúa mùa. (09/10/2018)
 Đôi điều cần biết về bệnh dịch tả lợn Châu phi và các biện pháp ứng phó. (04/10/2018)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Nuôi trồng thủy sản ven biển hiệu quả, bền vững”. (26/09/2018)
 Phòng bệnh cho cá nuôi trong giai đoạn chuyển mùa (10/09/2018)
 Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả (07/08/2018)
 Cách dùng Oxytocin trên lợn nái đẻ (07/08/2018)
 Một số lưu ý khi làm vacxin cho gia cầm qua đường uống (07/08/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang