Số lượt truy cập
Hôm nay 41378
Hôm qua 39190
Tuần này 146082
Tháng này 3183908
Tất cả 192979492
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 17/10/2018
Một số giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng trong ao, hồ chứa.

Thanh Hóa có tiềm năng nuôi trồng thủy sản  rất lớn, theo số liệu thống kê toàn tỉnh có 17.730 ha diện tích nước ngọt, lợ, mặn; trong đó diện tích nuôi nước ngọt là 7.798 ha , đặc biệt là có 184 xã có hồ chứa với tổng số 401 hồ chiếm diện tích 5.665ha, trong đó các huyện miền núi có  234 hồ chiếm diện tích 2.655 ha, các huyện đồng bằng có 111 hồ chiếm diện tích 2.742 ha, các huyện miền biển có 56 hồ chiếm diện tích 268 ha. Ngoài ra còn có hệ thống sông Chu, sông Mã, hồ chứa thủy điện Cửa Đạt, hồ Sông Mực...vvv  đã tạo nên hàngnghìn ha diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay phần lớn các hồ chứa trong tỉnh chủ yếu là thả cá, bảo vệ và khai thác và phục vụ mục tiêu chứa nước và cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, các đối tượng thủy sản thả hồ chứa chủ yếu là đối tượng truyền thống như cá Mè trắng, mè hoa, cá trôi là chính và một số cá chép, trắm cỏ, hoàn toàn sử dụng thức ăn tự nhiên là chính nên năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập không cao, chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế.

Nuôi cá lồng trong ao lớn và hồ chứa đã và đang là giải pháp kỹ thuật then chốt để phát huy tiềm năng và lợi thế của hệ thống ao hồ chứa. Hệ thống lồng nuôi đặt trên long hồ và bên trong lồng nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao, chăm sóc quản lý theo quy trình kỹ thuật, ngoài lồng thả các đối tượng truyền thống, sử dụng thức ăn tự nhiên là sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ. Giải pháp kỹ thuật này sẽ phát huy tối đa ưu điểm của hồ chứa, và hạn chế nhược điểm của ao hồ lớn. Cụ thể như sau:

+ Về quy mô diện tích: Ao, hồ chứa phải có diện tích tối thiểu 1 ha, độ sâu ít nhất trên 3 m, có điện lưới và giao thông thuận lợi.

+ Về lồng nuôi : Sử dụng lồng bè quy mô tối thiểu 4 lồng / bè với kích cỡ 6 x 6 x 3 m là phù hợp, khung lồng tốt nhất là dùng  ống kẽm làm khung và phuy nhựa. Tùy vào điều kiện cụ thể có thể sử dụng vật liệu sẳn có ở địa phương thay thế.

+ Về lưới: Nên sử dụng 2 cỡ mắt lưới khác nhau, cỡ mắt lưới dầy để ương cá giống cỡ nhỏ và lưới thưa để nuôi cá thương phẩm.

+ Về trang thiết bị: Sử dụng hệ thống cung cấp ô xy sục khí đáy để cung cấp ô xy cho lồng nuôi, hệ thống cung cấp ô xy nên thường xuyên sử dụng vào giai đoạn cá lớn, thời điểm từ 1 – 8 h sáng, đặc biệt vào những ngày thời tiết âm u, lượng ô xy hòa tan trong ao hồ xuống thấp.

+ Về tổ chức sản xuất: Đối với hồ chứa thực hiện phương án đánh tỉa thả bù, tạo bãi thu hoạch cá, cho cá ăn trong khu vực bãi thu hoạch tạo phản xạ có điều kiện để thu tỉa được thuận lợi. Cơ cấu cá thả gồm Mè trắng 60%, cá trôi 20%, cá chép 10%, Trắm cỏ 5%, mè hoa và các loại cá khác 5%. Đối với lồng nuôi,lựa chọn các loài cá ăn thức ăn trực tiếp như Rô phi, Trắm cỏ, Trắm đen, cá Nheo mỹ…và thả rải vụ để thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm và giảm áp lực vốn lưu động, nên có lồng ương nuôi cá giống từ cá hương lên cá giống cấp II để chủ động nguồn cá giống và giảm chi phí sản xuất.

+ Về công nghệ: Ứng dụng các sản phẩm khoa học trong phòng trị bệnh trong nuôi cá lồng, sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn truyền thống, đặc biệt là đối với đối tượng cá Trắm cỏ. Sử dụng thức ăn công nghiệp đủ số lượng, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho từng loài cá giúp cho cá lớn nhanh, có sức đề kháng tốt, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện bệnh.

+ Về thị trường tiêu thụ: Thực hiện quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng và đăng ký thương hiệu, xúc tiến thương mại và kết nối với thị trường tiêu thụ nội địa  như Hà nội, các thành phố lớn, tạo vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu sang Lào. Hình thành nên các liên kết sản xuất theo chuỗi là giải pháp cốt lõi để nghề nuôi cá lồng trên ao hồ chứa phát triển bền vững.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NUÔI CÁ LỒNG TRONG AO, HỒ CHỨA

Nguồn tin: Vũ Văn Hà - PGĐ TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15504


Các tin khác:
 Thực trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển nghề nuôi cá biển tại Thanh hóa (17/10/2018)
 Mô hình Trang trại sinh thái tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất đồi Thanh Hóa. (12/10/2018)
 Kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh cho lúa mùa. (09/10/2018)
 Đôi điều cần biết về bệnh dịch tả lợn Châu phi và các biện pháp ứng phó. (04/10/2018)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Nuôi trồng thủy sản ven biển hiệu quả, bền vững”. (26/09/2018)
 Phòng bệnh cho cá nuôi trong giai đoạn chuyển mùa (10/09/2018)
 Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả (07/08/2018)
 Cách dùng Oxytocin trên lợn nái đẻ (07/08/2018)
 Một số lưu ý khi làm vacxin cho gia cầm qua đường uống (07/08/2018)
 Đôi điều về thực phẩm hữu cơ (07/08/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang