Số lượt truy cập
Hôm nay 20581
Hôm qua 39190
Tuần này 125285
Tháng này 3163111
Tất cả 192958695
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 17/10/2018
Thực trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển nghề nuôi cá biển tại Thanh hóa

Thanh hóa là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ven biển, với hơn 7000 ha thuộc 8 huyện thị thành phố, bao gồm: Nga sơn, Hậu lộc, Hoằng hóa, Thành phố Thanh hóa, Sầm sơn, Quảng xương, Nông cống và Tĩnh gia.Trong những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản thủy sản ven biển tập chung chr yếu vào các đối tượng nuôi như tôm thẻ chân trắng, tôm sú và cua xanh là những đối tượng có giá trị kinh tế cao, tỷ suất lợi nhuận mang lại rất lớn và có thị trường xuất khẩu, tuy nhiên tủ lệ rủi do cao. Đối với đối tượng cá biển chưa được quan tâm đúng mức, còn tồn tại nhiều vấn đề cả về công nghệ nuôi và thị trường, chưa phát phát huy được vai trò và giá trị của nó.

Các loài cá biển đã và đang được nuôi tại Thanh hóa hiện nay cũng rất đa dạng về giống loài và môi trường nuôi, có thể chia thành 3 nhóm:  Loài đặc sản có giá trị kinh tế cao chủ yếu là các loài cá Mú ( tên phổ thông là cá song…), nhóm thứ 2 là các loài cá  dữ như cá Vược, cá Hồng mỹ, cá Chim vây vàng… và nhóm thức 3 là các loài cá ăn mùn bã hữu cơ, rong biển như cá Đối mục, cá Đối cửa sông, cá Nâu, cá Dìa…Mỗi nhóm loài có đặc tính sinh học khác nhau và có thể nuôi ở các loại hình khác nhau và đều có chung một điểm là có giá trị kinh tế, nhu cầu thị trường ngày càng tăng.

Nuôi cá Mú ở Thanh hóa hiện nay chủ yếu là nuôi lồng ở Nghi sơn và Lạch Bạng, một số ít diện tích nuôi trong ao đất tại xã Hải Bình, Xuân lâm Huyện Tĩnh gia, xã Hoằng yến Huyện Hoằng hóa, xã  Hòa lộc  huyện Hậu lộc và Thành phố Sầm sơn, thức ăn cho Cá Mú chủ yếu là sử dụng cá tạp, hệ số thức ăn từ 10-12 kg cá tạp/kg cá thương phẩm, thời gian nuôi từ 16-18 tháng, năng suất đạt 3-4 tấn/ha, giá thành sản phẩm từ 120.000 - 140.000 đ/kg, giá bán tại ao từ 220.000 - 250.000 đ/kg.

Cá Hồng mỹ hay còn gọi là cá Đù được di nhậpvề Việt Nam lần đầu tiên từ năm 1999. Sau một thời gian nuôi, cá hồng Mỹ đã thể hiện được những đặc tính ưu việt: sinh trưởng nhanh, tính thích nghi cao, đặc biệt là khả năng chịu lạnh, phù hợp các loại hình nuôi từ ao đất, bể xi măng cho đến lồng nuôi trong các môi trường nước khác nhau (mặn, lợ ). Ngoài giá trị kinh tế mang lại, cá Hồng mỹ còn được coi như một đối tượng nuôi phù hợp trong các ao nuôi tôm sú bị dịch bệnh. Hơn nữa, cá Hồng mỹ trong quá trình nuôi ít bị hao hụt nên năng suất rất cao. Hiện nay, tại Thanh hóađã nuôi thương phẩm loài cá này trong ao đất, trong lồng chủ yếu tại Tĩnh gia và Thành phố Sầm sơn, nó cũng là một trong những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao đang được thị trường rất ưa chuộng…. Thời gian nuôi thương phẩm trong trong ao đất của cá Hồng mỹ trong 12 tháng có thể đạt kích cỡ từ 1,0 - 1,3 kg, với tỷ lệ sống > 70%, thức ăn cho Cá Hồng mỹ chủ yếu là sử dụng cá tạp, hệ số thức ăn từ 7- 8 kg cá tạp/kg cá thương phẩm, năng suất đạt 4-5 tấn/ha, giá thành sản phẩm từ 60.000 - 70.000 đ/kg, . Giá bán thường dao động từ 90.000 - 100.000 đ/kg.

Cá Vược tại Thanh hóa đã nuôi thương phẩm loài cá này trong cả 3 môi trường nuôi, nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Trong môi trường nước ngọt, cá Vược chủ yếu là thả ghép với các đối tượng nuôi truyền thống để tận dụng cá tạp trong ao, nuôi cá Vược trong ao đất và nuôi cá lồng, thức ăn là cá tạp, hiện nay một số hộ đã sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá, giá thành sản phẩm từ 65.000 - 70.000 đ/kg, . Giá bán thường dao động từ 95.000 - 110.000 đ/kg.

Cá đối mục nuôi tại vùng triều tỉnh thanh hóa, chủ yếu ở dạng thả xen ghép với tôm sú, cua xanh và tận dụng thức ăn tự nhiên là mùn bã hữu cơ, tốc độ tăng trưởng sau 9 tháng nuôi đạt trên 0,5 kg với giá bán từ 60.000 – 80.000 đ/kg , tuy năng suất nuôi thấp nhưng cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là giúp cải thiện môi trường ao nuôi tôm.

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ sản phẩm cá biển đã có những bước khởi sắc, là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch biển với các khu du lịch Sầm Sơn, Hải tiến, Hải hòa và thị trường Hà nội, nhu cầu sử dụng cá biển ngày càng tăng và giá trị thương mại lớn, hiện nay tại thị trường trong tỉnh, cá biển đang phải di nhập từ các tỉnh bạn, nguồn cung chưa đủ cầu.

Trước thực trạng nêu trên,có thể khẳng định thanh hóa là tỉnh có tiềm nặng và cơ hội rất lớn để phát triển nghề nuổi cá biển. Tuy nhiên, để nghề nuôi cá biển phát triển một cách hiệu quả bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Về quy hoạch: Cần quy hoạch vùng nuôi cá biển tập trung kết hợp với nuôi phân tán tại các vùng nuôi tôm, khuyến khích nuôi cá biển luân canh trong vùng nuôi tôm thâm canh  để cải thiện môi trường ao nuôi và hạn chếdịch bệnh.Quy hoạch vùng nuôi đểphát triển bền vững hài hòa các đối tượng nuôi trong khu vực.

- Về tổ chức sản xuất: Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nghề nuôi cá biển, hình thành liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và hộ nông dân.

- Về khoa học và công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến thích ứng với biến đổi khí hậu để nâng cao năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tập huấn kỹ thuật,nâng cao kiến thức về nuôi cá biển cho cán bộ cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông và bà con ngư dân thông qua các lớp tập huấn chuyên đề về nuôi cá biển; phát hiện, tổng kết các mô hình thực tiễn về nuôi cá biển, tổ chức sản xuất, liên kết để phổ biến, nhân rộng thông qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn phù hợp.

- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp  tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo về thương mại thủy sản trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác tiếp thị để tiếp cận thị trường, tìm hiểu đối tác để có sách lược thích hợp.

- Về cơ chế chính sách: Hỗ trợ đầu tư các hạ tầng vùng nuôi tập trung theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ;chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.

Nguồn tin: Vũ Văn Hà - PGĐ TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16254


Các tin khác:
 Mô hình Trang trại sinh thái tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất đồi Thanh Hóa. (12/10/2018)
 Kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh cho lúa mùa. (09/10/2018)
 Đôi điều cần biết về bệnh dịch tả lợn Châu phi và các biện pháp ứng phó. (04/10/2018)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Nuôi trồng thủy sản ven biển hiệu quả, bền vững”. (26/09/2018)
 Phòng bệnh cho cá nuôi trong giai đoạn chuyển mùa (10/09/2018)
 Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả (07/08/2018)
 Cách dùng Oxytocin trên lợn nái đẻ (07/08/2018)
 Một số lưu ý khi làm vacxin cho gia cầm qua đường uống (07/08/2018)
 Đôi điều về thực phẩm hữu cơ (07/08/2018)
 Một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi (07/08/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang