Số lượt truy cập
Hôm nay 27387
Hôm qua 39190
Tuần này 132091
Tháng này 3169917
Tất cả 192965501
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 09/10/2018
Kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh cho lúa mùa.

Vụ mùa năm 2018, thời tiết rất thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như: rầy nâu, sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt…Có khi cùng một thửa ruộng mà bị 2 đến 3 đối tượng sâu bệnh gây hại. Cũng có ruộng chỉ bị một đối tượng gây hại là sâu đục thân hay bệnh bạc lá, nhưng lúa giảm năng suất và chất lượng nghiêm trọng, thậm chí là mất trắng.

Trong khi đó,một điều nhận thấy khá rõ là địa phương và hộ nông dân nào tuân thủ và các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh thì vẫn tránh được những thiệt hại do sâu bệnh gây ra, lúa cho năng suất cao.

Huyện Hậu Lộc là địa phương mà những năm trước đây thường bị các đối tượng sâu bệnh như sâu đục thân, rầy nâu, bệnh bạc lá gây hại khá nặng nề, đặc biệt là các trà lúa cây muộn hoặc bị thiếu nước do hạn hán. Mấy năm gần đây, huyện Hậu Lộc đã có nhiều nỗ lực trong công tác kiểm soát sâu bệnh, bắt đầu tư cơ cấu thời vụ, giống lúa đến khâu điều tra, phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời.

Vụ mùa 2018, trong khi nhiều địa phương trong tỉnh, lúa mùa bị sâu bệnh gây hại khá lớn thì Hậu Lộc lại kiểm soát sâu bệnh tốt. Điển hình như hai xã Liên Lộc và Quang Lộc. Các trà lúa mùa ở đây nhìn chung sạch sâu bệnh, không có biểu hiện bị các đối tượng sâu bệnh rầy nâu, sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt,…gây hại. Để có kết quả đó, phải bắt đầu ngay từ khâu chọn giống lúa và cơ cấu thời vụ. Ông Cao Văn Hưng- Phó Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Liên Lộc cho biết:"Thực hiện công tác sản xuất, HTX quan tâm đến thời vụ gieo trồng, cơ cấu bộ giống, công tác kiểm tra thăm đồng. Khi phát hiện các đối tượng trên đồng ruộng, chúng tôi kịp thời thông báo cho các hộ khẩn chương làm công tác phòng trừ sâu bệnh. Rút kinh nghiệm chúng ta phải tập trung chọn bộ giống lúa chịu được úng lụt, kháng bệnh".

Khi trên đồng ruộng có nguy cơ bị sâu bệnh gây hại, thì công tác triển khai phun thuốc phòng trừ kịp thời theo phương pháp 4 đúng đóng vai trò quyết định trong việc bảo vệ an toan cho lúa.Ông Cao Văn Hưng- Phó Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Liên Lộc cho biết thêm:"UBND xã, HTX và bà con xã viên chủ động công tác kiểm tra thăm đồng, kết hợp với KHKT, đặc biệt là công tác phòng trừ sâu bệnh. HTX phát động cho bà con kiểm tra thăm đồng, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh đến ngưỡng, tập trung thuốc trừ sâu đục thân, sâu cuốn lá. Diện tích thường xuyên kiểm soát khi phát hiện trên đồng ruộng, có biểu hiện của bệnh vi khuẩn như bạc lá chúng tôi sử dụng thuốc total đặc trị. Riêng diện tích bị nặng chúng tôi kết hợp Total, Tilt super,...bệnh cũng được khống chế".

Trong thực tế, có những hộ nông dân đã phải chi phí khá lớn cho việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, bao gồm cả tiền thuốc và tiền công phun. Có hộ phải phun đi phun lại nhiều lần, trong khi hiệu quả phòng trừ vẫn không cao. Bởi vậy, việc lựa chọn đúng thuốc có ý nghĩa rất quan trọng.Ông Mai văn Thiện - Cán bộ kỹ thuật HTX Dịch vụ nông nghiệp Quang Lộc cho biết:"Có rất nhiều loại thuốc.  Chọn những thuốc phù hợp, đảm bảo chất lượng như Vitako trị sâu cuốn lá, sâu đục thân, Chess trừ rầy,...vv. Đối với địa phương việc này được đặt lên hàng đầu. Nếu sử dụng thuốc rẻ tiền thì hiệu quả không cao".

Những hộ nông dân có ý thức tốt trong việc vận dụng  yêu cầu 4 đúng trong phòng trừ sâu bệnh nhìn thấy rất rõ sự khác biệt của yếu tốt “đúng thuốc và liều lượng nồng độ” mang lại. Ông Mai Văn Hơn - xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết: "Chúng tôi theo hướng dẫn của HTX, riêng gia đình tôi làm 4 sào...bị sâu hại cổ bông, khô đầu lá, tôi lên HTX mua thuốc về phun theo hướng dẫn của HTX, năng suất đạt 80% trở lên. Các hộ khác mua thuốc ngoài chỉ đạt khoảng 35-40%".

Vụ mùa năm 2018, do liên tục xảy ra mưa bão, nên bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát triển và gây hại rất mạnh. Nhiều địa phương trong tỉnh có diện tích lúa bị bạc lá khá lớn, trong khi nếu được phòng trừ kịp thời, thì bệnh bạc lá và vàng lá do vi khuẩn gây hại hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng biện pháp phòng. Với đối tượng sâu hại, phải theo dõi chặt chẽ chu kì sinh trưởng, các lứa sâu để có thể phun thuốc đúng thời điểm. Kinh nghiệm và kết quả trong thực tế ở Hậu Lộc cho thấy điều đó.

Kinh nghiệm thực tế ở Hậu Lộc cho thấy, để kiểm soát được sâu bệnh cho lúa nói riêng và cây trồng nói chung, yêu cầu đặt ra là phải có sự chỉ đạo, phối  hợp thường xuyên, chặt chẽ của các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị có trách nhiệm, trong đó, phải phát huy được vai trò của các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, khuyến nông viên cơ sở - mắt xích cuối cùng, gắn bó trực tiếp với bà con nông dân.

 Quản lý sâu bệnh tốt không chỉ bảo vệ được mùa màng, giảm chi phí thuốc trừ sâu, công lao động cho bà con nông dân, còn góp phần rất lớn trong bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu gây nên.

Nguồn tin: Mạnh Hùng - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15760


Các tin khác:
 Đôi điều cần biết về bệnh dịch tả lợn Châu phi và các biện pháp ứng phó. (04/10/2018)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Nuôi trồng thủy sản ven biển hiệu quả, bền vững”. (26/09/2018)
 Phòng bệnh cho cá nuôi trong giai đoạn chuyển mùa (10/09/2018)
 Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả (07/08/2018)
 Cách dùng Oxytocin trên lợn nái đẻ (07/08/2018)
 Một số lưu ý khi làm vacxin cho gia cầm qua đường uống (07/08/2018)
 Đôi điều về thực phẩm hữu cơ (07/08/2018)
 Một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi (07/08/2018)
 Hiệu quả mô hình phát triển sản xuất giống dưa lê Kim Hoàng Hậu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp (07/08/2018)
 Bệnh đầu đen trên gà thả vườn (07/08/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang