Số lượt truy cập
Hôm nay 16348
Hôm qua 58866
Tuần này 179918
Tháng này 3217744
Tất cả 193013328
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 07/08/2018
Một số lưu ý khi làm vacxin cho gia cầm qua đường uống

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, để đảm bảo phòng bệnh hiệu quả góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi thì việc sử dụng vacxin trong phòng bệnh là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh của vacxin phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật đưa vacxin.

Đối với gia cầm có các đường đưa vaccin chủ yếu như sau: Tiêm; nhỏ trực tiếp vào: mắt, mũi, miệng; phun sương; pha nước cho uống. Tuy nhiên mỗi đường đưa có ưu nhược điểm riêng và mỗi loại vaccin có đường đưa thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối với việc đưa vaccin qua pha nước cho uống tuy có sự phân tán vaccin kém đồng đều đến từng cá thể gia cầm, nhưng phương pháp này ít tốn công lao động và quan trọng là gia cầm ít bị strees do không bị dồn đuổi khi làm vaccin. Chính vì vậy, phương pháp này vẫn là một giải pháp được các gia đình, trang trại lựa chọn. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp này người chăn nuôi cần lưu ý các vấn sau:     

Đối với các bước thực hiện cấp vaccin

Khi làm vaccin cho gia cầm qua pha nước cho uống, muốn đạt hiệu quả phòng bệnh tối ưu nhất người chăn nuôi   cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Loại bỏ tất cả thuốc thú y, chất sát trùng có trong máng uống, treo cao và để khô máng uống trước khi cấp vaccin.

Bước 2: Trước khi làm vacxin cho gia cầm nhịn khát từ 1-2 giờ (mùa hè), 2-3 giờ ở mùa đông.

Bước 3: Cần tính toán cụ thể đủ lượng nước cho đàn gia cầm trong 1 thời gian nhất định (tốt nhất là lượng nước uống trong 1-2 giờ).

Chú ý:  có thể pha sữa tách bơ (sữa gầy), để đảm bảo sức sống của vacxin với tỷ lệ 2,5-3 gam/1 lít nước, cần pha sữa gầy vào nước trước sau 15 phút mới pha vaccin.

Bước 4: Lấy lọ vacxin ra khỏi dụng cụ bảo ôn và đưa về nhiệt độ phòng (22 – 25oC). Cho vacxin vào nước đã pha sữa gầy, sau đó lắc nhẹ nhàng cho tan đều.

 Bước 5: Chia đều vacxin đã pha vào máng uống cho gà. Trong quá trình cấp nên xua nhẹ để đàn gà tản đều. Sau khi gà uống hết vacxin mới cấp nước trắng cho gà uống bình thường. Vaccin được đưa vào máng uống tránh ánh sáng trực tiếp.

Một số điểm cần chú ý khi cấp vacxin qua đường uống.

Lượng nước pha vacxin: đảm bảo nguyên tắc: “Ăn 1 – Uống 2”.

Ví dụ: Lượng nước uống 1 gà 3 tuần tuổi ăn 50g thức ăn sẽ cần uống 100ml nước trong một ngày.Trong một ngày 24 giờ gà uống khoảng 100ml nước, vậy mỗi giờ uống khoảng 4ml nước. Dự kiến thời gian gà uống vaccin trong 2 giờ và thời gian cắt nước trước khi làm vacxin là 2 giờ thì lượng nước pha cho uống vacxin là: 4 giờ x 4ml=16ml/gà (lượng nước này có thể thay đổi tuỳ thuốc vào điều kiện thời tiết và thời gian cắt nước).

Vệ sinh dụng cụ trước khi cấp vacxin:

Dụng cụ cấp vaccin phải được vệ sinh bằng nước sạch và có đủ về số lượng dụng cụ để cấp vaccin cho đàn gia cầm(chú ý không sử dụng nước có chất tẩy rửa hoặc chất sát trùng vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng vacxin).

Các hệ thống lọc trong bình nước dùng pha vacxin phải được vệ sinh sạch và không tồn dư các chất bẩn và các chất lạ khi dùng pha vacxin.

Không nên sử dụng các dụng cụ chứa nước làm bằng kim loại vì có rỉ sét có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng vacxin.

Nguồn nước làm vacxin:

Nguồn nước có tạp chất, kim loại nặng, chất tẩy rửa hoặc vi sinh ảnh hưởng rất lớn đến gia cầm cũng như hiệu quả phòng bệnh của vacxin. Nguồn nước dùng làm vacxin cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Không chứa các hoát chất có tính diệt trùng và các chất tẩy rửa.
  • Khi pha vacxin hạn chế để dung dịch vacxin đã pha tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Không chứa kim loại nặng trong nước, độ pH không quá cao hoặc quá thấp.
  • Không dùng nước máy để pha vacxin (do trong nước máy thường chứa Chlorine có thể diệt virus vacxin).
  • Nhiệt độ nước pha vacxin tốt nhất khoảng 20 – 22oC.
  • Nước không chứa các vi sinh vật có hại như E.coli, Salmonella…

Thời điểm cho uống vacxin:

Thời điểm tốt nhất để làm vacxin là: 7h – 7h30 (vào buổi sáng).

Cắt nước: trước khi cấp vaccin cho gia cầm cần cắt nước từ 1-3 giờ (thời gian cắt nước ngắn hay dài tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường tại thời điểm làm vaccin), nhằm để gia cầm khát nước, khi cấp vaccin sẽ tập chung uống. Sau khi gia cầm uống hết vaccin, tiếp tục cấp nước sạch tránh để gia cầm bị thiếu nước.

Trên đây là một số điểm cần lưu ý khi làm vaccin cho gia cầm qua đường uống mà người chăn nuôi cần quan tâm để sử dụng đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

Nguồn tin: Hà Linh - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18377


Các tin khác:
 Đôi điều về thực phẩm hữu cơ (07/08/2018)
 Một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi (07/08/2018)
 Hiệu quả mô hình phát triển sản xuất giống dưa lê Kim Hoàng Hậu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp (07/08/2018)
 Bệnh đầu đen trên gà thả vườn (07/08/2018)
 Một số biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa lũ trong chăn nuôi (26/07/2018)
 Biện pháp khắc phục cho cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão (20/07/2018)
 Một số lưu ý trong phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi mùa mưa bão (19/07/2018)
 Một số lưu ý khi lúa gặp mưa lớn sau cấy (17/07/2018)
 Phòng trừ ốc bươu vàng và cỏ dại hại lúa mùa. (05/07/2018)
 Kết quả bước đầu mô hình nuôi tôm he chân trắng trong bể xi măng tại xã Bình Minh huyện Tĩnh Gia. (03/07/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang