Số lượt truy cập
Hôm nay 36105
Hôm qua 39190
Tuần này 140809
Tháng này 3178635
Tất cả 192974219
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 07/08/2018
Đôi điều về thực phẩm hữu cơ

1. Nông nghiệp hữu cơ là gì?

Theo tổ chức Liên đoàn Quốc tế về phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), một tổ chức quốc tế bảo trợ cho các tổ chức nông nghiệp hữu cơ được thành lập vào năm 1972. Nông nghiệp hữu cơ "Là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học. Nông nghiệp hữu cơ cấm sử dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, hoóc-môn tăng trưởng, mà phấn đấu cho sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học."

Với định nghĩa trên cho thấy nông nghiệp hữu cơ gần giống với nông nghiệp truyền thống đó là: khuyến khích đa dạng cây trồng, xen canh, luân canh, sử dụng phân xanh, phân ủ, phân động vật, bột khoáng, hạn chế làm đất... để bổ sung nitơ, phốt-pho, kaki cho đất, chống xói mòn.

Ở Mỹ một số hợp chất vô cơ như sắt sulfat, nhôm sulfate, magnesium sulfate, và Bo hòa tan cũng được cho phép trong canh tác hữu cơ.

Trong nông nghiệp hữu cơ vẫn có các yếu tố vô cơ như vốn có trong tự nhiên... nhưng các sản phẩm từ “Hóa học hữu cơ” thì lại bị cấm sử dụng như các phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...

2. Thực phẩm hữu cơ là gì?

Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng “Phương thức” và “tiêu chuẩn” của nông nghiệp hữu cơ. Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ giữa các nước khác nhau là khác nhau trên thế giới. Thực phẩm hữu cơ cũng không được phép xử lý bằng chiếu xạ, dung môi công nghiệp hoặc các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp.

3. Tại sao chúng ta lại lựa chọn thực phẩm hữu cơ?

Lý do quan trọng nhất cho việc mua thực phẩm hữu cơ có lẽ là “Niềm tin” về các lợi ích sức khỏe. Nhiều người cho rằng thực phẩm hữu cơ có hàm lượng các chất dinh dưỡng lớn hơn và do đó đem lại lợi ích sức khỏe lớn hơn sản phẩm nông nghiệp thông thường.

Tuy nhiên, đến nay, vẫn không có cơ sở khoa học nào đảm bảo rằng thực phẩm hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao hơn, an toàn hơn và mùi vị tốt hơn so với thực phẩm được cho là phi hữu cơ. Thậm chí trong một số trường hợp kết quả còn ngược lại. Theo tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, thực phẩm hữu cơ không giàu vitamin và khoáng chất hơn so với thực phẩm thông thường.

Sự khác biệt của thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thông thường được nghiên cứu và xem xét trên các phương diện: chất dinh dưỡng, chất chống hấp thụ dinh dưỡng và dư lượng thuốc trừ sâu.

4. Làm thế nào để chọn được thực phẩm hữu cơ?

Để một loại thực phẩm được công nhận là sản phẩm hữu cơ thì sản phẩm đó phải được cơ quan quản lý Nhà nước cấp giấy chứng nhận, sản phẩm đó phải được gắn logo trên sản phẩm, sản phẩm đó phải truy xuất được nguồn gốc, người bán sản phẩm đó phải có trách nhiệm pháp lý.

Tuy nhiên, tình trạng chung cho hầu hết các sản phẩm “Hữu cơ” hiện nay trên thị trường là đều không có chứng nhận, không rõ nguồn gốc. Do đó, để mua được sản phẩm hữu cơ, chúng ta phải tìm hiểu xem sản phẩm đó được làm ra như thế nào, làm những gì và không làm những gì? Một vài câu hỏi sau với người bán hàng có thể giúp chúng ta lựa chọn được sản phẩm hữu cơ hay không?

- Sản phẩm hữu cơ này có được chứng nhận không?

- Nếu có chứng nhận thì do bên nào cấp?

- Nếu không thì tại sao lại gọi là hữu cơ?

- Quy trình sản xuất như thế nào, có sử dụng cái gì và không sử dụng cái gì, nếu không sử dụng thì thay thế bằng cái gì?

- Sản phẩm này sạch hơn, tốt hơn vậy cái gì chứng minh điều đó?

Nguồn tin: BSTY: Lê Sỹ Thành - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15156


Các tin khác:
 Một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi (07/08/2018)
 Hiệu quả mô hình phát triển sản xuất giống dưa lê Kim Hoàng Hậu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp (07/08/2018)
 Bệnh đầu đen trên gà thả vườn (07/08/2018)
 Một số biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa lũ trong chăn nuôi (26/07/2018)
 Biện pháp khắc phục cho cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão (20/07/2018)
 Một số lưu ý trong phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi mùa mưa bão (19/07/2018)
 Một số lưu ý khi lúa gặp mưa lớn sau cấy (17/07/2018)
 Phòng trừ ốc bươu vàng và cỏ dại hại lúa mùa. (05/07/2018)
 Kết quả bước đầu mô hình nuôi tôm he chân trắng trong bể xi măng tại xã Bình Minh huyện Tĩnh Gia. (03/07/2018)
 Phát triển nghề nuôi cá lồng bè vùng ven biển Thanh Hóa (03/07/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang