Số lượt truy cập
Hôm nay 114898
Hôm qua 58866
Tuần này 278468
Tháng này 3316295
Tất cả 193111879
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 22/03/2018
Một số biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi trong vụ xuân hè

Thời tiết giai đoạn chuyển mùa xuân hè thường diễn biến phức tạp, mưa phùn kéo dài, độ ẩm không khí tăng cao sẽ làm giảm sức đề khángcủa đàn vật nuôi.Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh gây bệnh phát triển làm phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm.

Đối với đàn trâu, bò và các gia súc ăn cỏ khác rất dể nhiễm các bệnh  như viêm phổi, viêm đường hô hấp trên, tụ huyết trùng, lở mồm long móng...

Đối với lợn dễ nhiễm các bệnh tai xanh, lở mồm long móng, đặc biệt hay mắc 04 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn, đóng dấu); ởlợn con hay mắc hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, phân trắng...

Đối với gia cầm một số bệnh hay gặp như bệnh Gumboro, Newcastle, bệnh cúm, cầu trùng...

Vì vậy, để giúp đàn vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt và hạn chế thiệt hại về chăn nuôitrong vụ xuân hè, người chăn nuôi cần thực hiện tốt công tácchăm sóc nuôi dưỡng cho đàn vật  nuôi. Cụ thể như sau:

- Che chắn chuồng trại, thường xuyên thay mới hoặc bổ sung thêm chất độn chuồng như rơm rạ, cỏ khô, vỏ trấu, phôi bào... để giữ ấm cho vật nuôi. Đặc biệt, thực hiện việc nuôi úm tốt đối với đàn bê, nghé bú sữa, đàn lợn con theo mẹ, gà, vịt giai đoạn từ 1 – 21 ngày tuổi.

- Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho đàn vật nuôi. Thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng đủ chất và lượng nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật, chống lại các tác động bất lợi của thời tiết hạn chế phát sinh dịch bệnh.

- Chủ động tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi bằng cách bổ sung thêm men tiêu hóa, thuốc trợ sức, trợ lực... hòa vào nước uống hoặc trộn với thức ăn.

- Chủ động tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo pháp lệnh thú y.

+ Đối với trâu bò:tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

+ Đối với lợn:cần được tiêm phòng đầy đủ 04 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu lợn, dịch tả lợn), lở mồm long móng.

+ Đối với đàn gà:tiêm vắcxin Newcastle, Gumboro, Cúmgia cầm.

+ Đối với đàn thủy cầm:tiêm Cúmgia cầm, Dịch tảvịt. 

- Đối với các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp không có vắc xin có thể chủ động sử dụng kháng sinh để phòng bệnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy – TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13099


Các tin khác:
 Tập trung chăm sóc và bảo vệ cây trồng vụ xuân 2018 (19/03/2018)
 Chọn và thả tôm giống trong vụ xuân hè 2018 (15/03/2018)
 Kết quả nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu tại Thanh Hóa (15/03/2018)
 Một số lưu ý trong chăm sóc bảo vệ lúa xuân 2018 thời kỳ đẻ nhánh (23/02/2018)
 Phòng, chống rét cho cây rau màu vụ Đông Xuân 2017 - 2018 (16/01/2018)
 Chăm sóc và chống rét cho mạ vụ chiêm xuân 2017-2018 (09/01/2018)
 Một số giống bò lai chuyên thịt có giá trị kinh tế cao (09/01/2018)
 Biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018. (09/01/2018)
 Ghi nhận từ khóa tập huấn theo phương pháp FFS trên cây ngô (25/12/2017)
 "Đam mê cơ giới hóa và nông nghiệp công nghệ cao" của một nông dân Xứ Thanh (20/11/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang