Số lượt truy cập
Hôm nay 31889
Hôm qua 39190
Tuần này 136593
Tháng này 3174419
Tất cả 192970003
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 09/01/2018
Hoạt động quản lý và phát triển vùng đệm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Khu BTTN Xuân Liên được thành lập năm 2000 có diện tích 23.815,5 ha, là khu vực đại diện cho hệ sinh thái chuyển tiếp giữa dãy núi Hoàng Liên Sơn và Bắc Trường Sơn, thuộc vùng đầu nguồn lưu vực sông Chu. Đây là khu vực có tính đa dạng sinh học cao với nguồn tài nguyên động thực vật phong phú, có nhiều loài động thực vật đặc hữu, quí, hiếm có giá trị đa dạng cao tầm quốc gia và quốc tế. Về thực vật có 1142 loài thực vật bậc cao, trong đó 38 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ IUCN (2012) như Pơ Mu, Sa Mu, Đinh Hương, Giổi...Hệ động vật có 1631 loài; trong đó khu hệ thú có 80 loài với 27 loài thuộc danh lục quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa cao cần bảo vệ điển hình nhưcác loài thú như: Gấu chó, Gấu ngựa, Mang Roosevelt, Sơn Dương, các trong bộ Linh trưởng như: Vượn đen má trắng, Voọc Xám, các loài Khỉ.  (Nguồn Viện sinh thái– tài nguyên sinh vật, 2013). Bên cạnh các giá trị về đa dạng sinh học, khu vực này là nơi đầu nguồn có vai trò đặc biệt về phòng hộ đầu nguồn, cắt lũ vùng hạ du mùa mưa bão và điều hòa, cung cấp nước cho các hồ chứa thủy lợi- thủy điện: Mang lại giá trị tổng hợp về kinh tế- xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa; cụ thể cấp nước cho 06 nhà máy Thủy điện Cửa Đạt, Dốc cáy với tổng công suất 110 MW; cung cấp nước tưới cho 86.000 ha lúa nước, nước cho công nghiệp, sinh hoạt vùng hạ lưu của tỉnh Thanh Hóa.  Theo Quyết định số 2405/QĐ –UBND ngày  12/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu BTTN Xuân Liên đến năm 2020, vùng đệm Khu BTTN Xuân Liên thuộc địa phận quản lý hành chính của 5 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm và Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Phần lớn người dân sống ở các xã vùng đệm thuộc các dân tộc thiểu số Thái, Mường. Tổng diện tích tự nhiên của các xã vùng đệm là 66.499,91 ha, trong đó diện tích đất rừng chiếm 84,6 %; trong đó diện tích rừng đặc dụng do Khu BTTN Xuân Liên quản lý là 23.815,6 ha. Tổng dân số ở các xã vùng đệm là hộ với tổng số 26.095nhân khẩu, nghề nghiệp chủ yếu và trồng trọt, chăn nuôi buôn bán và các ngành nghề dịch vụ khác. Tuy thu nhập của người dân địa phương phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cộng thêm diện tích đất canh tác ít (trung bình  1.000  m2/hộ để sử dụng, phần lớn diện tích ruộng chỉ canh tác được 1 vụ do thiếu nước, năng suất bình quân thấp 1,5-2 tạ/sào là nguyên nhân  dẫn đến tình trạng đói nghèo của người dân địa phương, người dân thường thiếu lương lực từ 3-4 tháng, thêm vào đó nhận thức về bảo vệ rừng còn hạn chế, xem tài nguyên rừng như là sự ưu đãi của thiên nhiên giành cho người nghèo nên việc khai thác rừng để giải quyết kế sinh nhai trong thực tế là một điều khó tránh khỏi.

Hiện nay, Khu BTTN Xuân Liên đang phải đối mặt với nạn khai thác rừng trái phép do có sự khó khăn về kinh tế của người dân. Đây không phải là vấn đề dễ giải quyết, bởi vì việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một việc làm mang lại thu nhập cao mà không phải đầu tư, chỉ bỏ công sức mà thôi. Do vậy đối với một bộ phận dân chúng kém hiểu biết thì họ cho rằng việc khai thác bất hợp pháp đó là một nguồn thu nhập rất quan trọng cho cuộc sống gia đình họ, một giải pháp tương đối dễ dàng để giải quyết khó khăn về kinh tế đối với người dân nghèo khổ, còn đối với những người có đời sống khá hơn thì đây cũng là một việc làm tăng thêm thu nhập và đối với giới thanh niên thì có thêm tiền để tiêu. Một khó khăn rất lớn nữa là việc khai thác rừng đã tồn tại từ rất lâu và trở thành tập quán khó bỏ của người dân địa phương và các đầu mối là những người buôn bán gỗ lậu luôn có mặt đằng sau để khuyến khích họ.

Bên cạnh đó tình trạng chăn thả gia súctrái phép trong rừng đặc dụng vẫn còn xảy rachủ yếu ở các khu vực giáp ranh với thôn bản; sự dẫm đạp của gia súc làm hủy hoại tầng thảm xanh, trong đó có nhiều loài có giá trị bảo tồn, nhiều cây gỗ tái sinh, đồng thời làm tăng khả năng rửa trôi và xói mòn đất.Chưa có giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác lâm sản ngoài Gỗ, các loài Dược liệu: Tình trạng  khai thác các loại cây Dược liệu và cây cảnh cũng diễn ra rất phổ biến ở Khu bảo tồn. Các loài Lan kim tuyến (Anoectochilus spp), Dây máu chó (Milletia reticulata),Thiên niên kiện (Homalomena aromatica)là những loài cây thuốc đang là đối tượng được săn lùng nhiều nhất của người dân. Ngoài ra, rất nhiều các loài cây thuốc khác như các loại lan và nhiều loài cây cảnh khác.Chưa kiểm soát triệt để tình trạng săn bắt, bẫy bắt động vật hoang dã: Tình trạng săn bắn động vật hoang dã như sử dụng súng ăn, bẫy các loại…vẫn đang diễn ra ở Khu BTTN Xuân Liên với quy mô nhỏ và lén lút. Trình độ nhận thức của Chính quyền địa phương về công tác bảo tồn thiên nhiên chưa cao.

Một trong các giải pháp có tầm chiến lược lâu dài để bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay mà Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên đang quan tâm, áp dụng là lồng ghép và thực hiện song song đồng thời các hoạt động giáo dục bảo tồn và hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm nhằm tăng nguồn thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Đây có thể xem như một chương trình xuyên suốt trong quá trình xây dựng và phát triển Khu bảo tồn.

Trong điều kiện đất nước đang còn gặp nhiều khó khăn, người dân sống trong vùng đệm không chỉ nghèo mà dân trí còn thấp. Vấn đề nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng là học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Ngay từ khi thành lập, Khu BTTN Xuân Liên rất chú trọng đưa hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức thực hiện trong vùng đệm Khu bảo tồn.

Các hoạt động tuyên truyền giáo dục từ trước đến nay đã từng bước được cải tiến như chiếu phim về  Xuân Liên, khẩu hiệu, in ấn từ lịch tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã, du lịch sinh thái; ấn phẩm, tờ bướm;  tổ chức Hội thi lựa chọn người  bảo vệ rừng tốt; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ tổ chức các buổi tuyên truyền, nói chuyện theo từng chuyên đề, sáng tác nhiều tiểu phẩm, hội diễn văn nghệ; phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân tổ chức Hội thi về bảo vệ rừng, PCCCR cho các em học sinh và các thôn bản.

Đã thành lập được 6 câu lạc bộ xanh tại 5 trường trung học cơ sở và 01 trường Phổ thông trung học với tổng số 180 thành viên. Các câu lạc bộ xanh với các tên câu lạc bộ gắn liền với Khu bảo tồn hoặc những hoạt động về bảo vệ rừng như: Rừng  mãi trong ta, chúng em yêu Xuân Liên. Các câu lạc bộ định kỳ sinh hoạt 1 lần/tháng; việc tổ chức sinh hoạt tại các trường do các giáo viên đảm nhận. Định kỳ hàng tháng các kiểm lâm viên phụ trách Tiểu khu tại các xã đều tham gia sinh hoạt, hỗ trợ hoạt động cũng như thu nhận ý kiến phản hồi từ phía giáo viên và các em học sinh. Các hoạt động cụ thể đã thực hiện như tập huấn cho giáo viên, hỗ trợ kinh phí để, bàn giao các dụng cụ hỗ trợ; tuyên truyền cổ động bảo vệ động vật hoang dã.

Hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm phải hướng đến mục tiêu phát triển bền vững; “ phát triển bền vững” nghĩa là phát triển sao cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Chính vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện , Khu BTTN Xuân Liên luôn nắm vững một số nguyên tắc phát triển bền vững cơ bản như: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người; bảo vệ sự sống và tính đa dạng; thay đổi phong tục và thói quen cá nhân để cộng đồng làm chủ được môi trường của chính họ.

Dựa theo nguyên tắc trên, trong 3 năm qua,  Khu bảo tồn đã triển khai một số các hoạt động nhằm phát triển kinh tế vùng đệm và thông qua đó để giáo dục bảo tồn như: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất Nông lâm nghiệp,tập huấn lập kế hoạch phát triển thôn bản, trồng rừng phục hồi sinh thái bằng các loài cây bản địa. Hỗ trợ xây dựng các mô hình như: Mô hình cải tạo Vườn tạpvới diện tích 6,7 ha;quy hoạch vùng chăn thả gia súcvới diện tích 100 ha,kết hợp trồng Cỏ làm thức ăn cho gia súc với diện tích 4 ha, cải thiện nâng cao tầm vóc đàn bò; 01 mô hình canh tác trên đất dốctại thôn Đục và thôn Vịn, xã Bát Mọt; 01 mô hình nuôi Cá lồng với số lượng nuôi tối thiểu 3000 con; nuôi Đonsinh sảnvới số lượng 10 hộ gia đình tham gia,nuôi Ong mật với số lượng 110 đàn,02 mô hình làm Vườn ươm sản xuất cây giống Lâm nghiệp, phát triển du lịch sinh thái, xây dựng  940 m kênh mương, 1000 m đường nước sạch, 2.200 m đường giao thông nông thôn, xây dựng 01 cầu bê tông bắc qua suối, sửa chữa 02 nhà Văn hoá.

Hỗ trợ bò Laisind F1 50% máu laivà trồng Cỏ voi để nâng cao tầm vóc và cải thiện chất lượng đàn bò tại xã Yên Nhân

Giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng cho cộng đồng 11 thôn bản vùng đệm với diện tích gần 20.000 ha theo Chính sách Chi trả Dịch môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP, Nghị địnhsố 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ  về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng. Việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ cũng được giám sát chặt chẽ bởi cán bộ kiểm lâm và ban tự quản thôn, bản nhằm bảo đảm người dân sử dụng tiền đúng mục đích.

Nhìn chung, công tác giáo dục bảo tồn ở khu BTTN Xuân Liên đã đạt được một số kết quả khả quan, từng bước chuyển biến nhận thức bảo tồn cho học sinh, các giáo viên, cán bộ, chính quyền địa phương, nhân dâ. Chính sách hỗ trợ này từ khi vào cuộc sống đã góp phần cải thiện đời sống cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng, bởi người dân thôn, bản nào có hành vi xâm hại đến rừng mà bị phát hiện thì nơi đó sẽ bị xem xét cắt tiền hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ này sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới với mục tiêu nâng cao đời sống người dân, thay đổi bộ mặt kinh tế của các địa phương vùng đệm của Khu bảo tồn.Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp phải một số khó khăn nhất định như: Số lượng kinh phí hỗ trợ cho câu lạc bộ xanh còn ít, chưa có kinh phí hỗ trợ cho giáo viên, đội ngũ cán bộ ở trường để thực hiện Chương trình giáo dục bảo tồn. Do vậy các hoạt động giáo dục bảo tồn thực hiện chưa được thường xuyên và liên tục. Kinh phí cho các hoạt động hỗ trợ phát triển vùng đệm  Khu bảo tồn còn rất hạn chế. Trương tương lai, chúng tôi mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành; sự hỗ trợ về tài chính của các tổ chức trong nước và quốc tế để duy trì hoạt động phát triển vùng đệm để góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu BTTN  Xuân Liên.

Nguồn tin: Đỗ Ngọc Dương - Phó giám đốc BQL Khu BTTN Xuân Liên
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 22239


Các tin khác:
 Tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ rừng cho cán bộ kiểm lâm và tổ đội bảo vệ rừng các thôn bản vùng đệm tại Khu BTTN Pù Hu. (25/07/2017)
  Trồng rừng vì một Việt Nam xanh (17/04/2017)
 Một số đặc điểm lâm học của loài Vù Hương (Cinnamomum balansae Lecomte) tại Vườn Quốc gia Bến En (16/03/2017)
 Công bố các Khung chính sách Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tang cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) (24/01/2017)
 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác Kiểm lâm và hoạt động Công đoàn năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 (26/12/2016)
 Hội thao cầu lông Kiểm lâm Thanh Hóa năm 2016 (26/12/2016)
 Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tại trại giam Thanh Lâm (21/12/2016)
 Đại hội Chi đoàn Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017-2019 (21/12/2016)
 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban định kỳ tháng 12/2016 (11/12/2016)
 Cụm thi đua số 2 tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2016 (25/11/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang