Số lượt truy cập
Hôm nay 42848
Hôm qua 58866
Tuần này 206418
Tháng này 3244244
Tất cả 193039828
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 16/03/2017
Một số đặc điểm lâm học của loài Vù Hương (Cinnamomum balansae Lecomte) tại Vườn Quốc gia Bến En

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI

VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae Lecomte) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

                        Trần Ngọc Hải[1], Đặng Hữu Nghị2, Lê Đình Phương2, Tống Văn Hoàng2

 

TÓM TẮT

Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte )là cây gỗ lớn thường xanh, thuộc họ Long não (Lauraceae) có phạm vi phân bố hẹp, đã tìm thấy ở Ba Vì, Cúc Phương và Bến En. Kết quả điều tra tại Vườn quốc gia Bến En – Thanh Hóa cho thấy, Vù hương phân bố rải rác ở khu vực núi đất quanh độ cao 40 - 350m, địa hình tương đối bằng phẳng, không có sự chia cắt lớn, độ dốc từ 100 - 250, thuộc loại đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên nhóm thạch sét, độ dầy tầng đất lớn, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng và sét,trong các trạng thái rừng IIb, IIIa1, IIIa2 tại khu vực Xuân Bái, Sông Chàng, Đồng Thổ (TK 616, 619 và 634A) có diện tích 2.781,62 ha. Thành phần loài ở các trạng thái rừng có Vù hương phân bố rất đa dạng nhưng số lượng cá thể Vù hương không nhiều nên hệ số tổ thành không cao, không có vai trò kiến tạo hoàn cảnh rừng. Trong tất cả các trạng thái rừng được điều tra không thấy xuất hiện cây Vù hương tái sinh tự nhiên cho thấy Vù hương là loài đang đối diện với nguy cơ bị đe dọa cao, vì vậy cần phải có ngay những công trình nghiên cứu và giải pháp để bảo tồn, phát triển loài Vù hương tại vùng phân bố của chúng.

Từ khóa: Bến En, cấu trúc phân bố, tổ thành, Vù hương.

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng núi Tây bắc và Bắc Trường Sơn, đồng thời cũng là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển Thanh – Nghệ Tĩnh, với các kiểu địa hình núi đất đai thấp xen lẫn hệ thống núi đá vôi và sông hồ đã đem lại cho VQG Bến En một sự đa dạng rất cao về thành phần các loài động, thực vật. Theo số liệu điều tra các năm 1997, 2000 và điều tra bổ sung năm 2013, VQG Bến En có 1.417 loài thực vật bậc cao với 46 loài quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007.

Theo các tài liệu đã công bố, Vù hương là loài đặc hữu của Việt Nam, phạm vi phân bố rất hẹp, đã gặp ở một số địa phương như: Hà Nội (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Bến En). Trước những năm 1990, Vù hương là một trong những loài phổ biến trong khu vực VQG Bến En nhưng với việc khai thác cả thân, rễ, lá để lấy gỗ và chưng cất tinh dầu kết hợp với khả năng tái sinh tự nhiên cực kỳ kém đã dẫn đến việc suy giảm nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng của loài cây này, để hiện nay Vù hương đã trở thành loài cực kỳ nguy cấp và thuộc nhóm IIa, cấm buôn bán, khai thác vận chuyển, trong Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ.

Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải bảo tồn và phát triển loài cây này ngay tại vùng phân bố tự nhiên của chúng. Để làm tốt công tác bảo tồn và phát triển Vù hương thì việc nghiên cứu các đặc điểm lâm học của loài Vù hương, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Loài Vù hương phân bố tự nhiên tại khu vực vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Bến En – Thanh Hóa.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Phương pháp điều tra thực địa.

Sử dụng các phương pháp điều tra điển hình trong lâm nghiệp:

- Khảo sát sơ bộ vùng lõi của VQG Bến En để xác định khu vực phân bố tương đối tập trung của loài Vù hương.

- Điều tra theo tuyến: Lập 12 tuyến với tổng chiều dài là 37,18kmtrên toàn bộ diện tích có loài Vù hương phân bố tương đối tập trung. Các tuyến đi qua hầu hết các kiểu địa hình, trạng thái rừng đặc trưng để xác định khu vực phân bố của loài.

- Lập OTC: Tại khu vực phát hiện Vù hương phân bố, lập 10 OTC diện tích 2.000m2/OTC để nghiên cứu các đặc điểm lâm học của loài Vù hương.

-  Điều tra thành phần cây đi kèm: Sử dụng phương pháp ô tiêu chuẩn 6 cây. Trên các tuyến điều tra nưi gặp cây Vù hương (có D1,3 ≥ 10cm) lấy làm tâm điều tra 6 cây xung quanh để xác định các loài đi kèm.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Excel và SPSS 13.0

- Sử dụng công thức tính hệ số tổ thành theo số cây và theo chỉ số IV% để xác định các loài ưu thế trong lâm phần.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

3.1. Đặc điểm phân bố.

+ Địa hình và đất đai khu vực phân bố:

Qua khảo sát ban đầu, kết hợp với quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong những năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy Vù hương phân bố rải rác ở hầu hết diện tích của VQG Bến En. Chính vì vậy, các tuyến điều tra đã được bố trí đi qua tất cả các kiểu địa hình núi đất, núi đá, ven hồ và các trạng thái rừng chính IIb, IIIa1, IIIa2 của Vườn. Kết quả điều tra chi tiết chỉ ghi nhận Vù hương có phân bố nhiều hơn tại khu vực Xuân Bái, Sông Chàng, Đồng Thổ (TK 616, 619 và 634A) có diện tích 2.781,62 ha.

Trong số 37,18 km của tuyến điều tra có 12 km đi qua núi đá nhưng không bắt gặp một cây Vù hương nào. Trên khu vực núi đất, Vù hương cũng chỉ phân bố quanh độ cao 40-350m, địa hình tương đối bằng phẳng, không có sự chia cắt lớn, độ dốc từ 100 - 250, thuộc loại đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên nhóm thạch sét, độ dầy tầng đất lớn, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng và sét.

Tần suất bắt gặp loài Vù hương trung bình 0,89cây/km. Nhiều nhất là tuyến 4 (Xuân Thái – Đồng Thô – Điện Ngọc) với tần suất 2,06 cây/km, tiếp đến là các tuyến 6,8,9,10,12 với tần suất 1,0cây/km, thấp nhất là tuyến số 1,2,5,7 và tuyến 11 với tấn xuất 0,67cây/km.

Sự xuất hiện của Vù hương trong các trạng thái rừng: Trạng thái IIb có tần suất lớn nhất, trung bình đạt 1,08cây/km, tiếp đến là trạng thái IIIa1 với tần suất trung bình là 0,93cây/km và cuối cùng là trạng thái IIIa2 có tần suất bắt gặp là 0,66cây/km.

+ Khí hậu khu vực nghiên cứu: Vườn quốc gia Bến En nằm ở khu vực có đặc điểm về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 23,30C, lượng mưa 1.790 mm/năm tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, độ ẩm trung bình 85%. Hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10, trong đó có gió phơn Tây Nam (gió Lào khô nóng) vào tháng 6 hoặc tháng 7 khoảng 19 - 22 ngày.

3.2. Một số đặc điểm cấu trúc quần xã có Vù hương phân bố.

Kết quả điều traố của loài Vù hương có phân bố trên 4 trạng thái rừng, trong đó trạng thái IIa và IIb có 02 ô tiêu chuẩn, trạng thái Gỗ - Nứa có 04 ô tiêu chuẩn, còn lại các trạng thái IIIa1 và IIIa2 mỗi loại có 1 ô tiêu chuẩn. Để đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ thuần nhất về chỉ số D1.3, Hvn,giữa các ÔTC trong cùng trạng thái rừng bằng tiểu chuẩn U của Mann- Whitney đối với trường hợp 02 mẫu và tiêu chuẩn K của Kruskal-Wallis đối với trường hợp 04 mẫu thông qua phần mềm SPSS 13.0. Kết quả kiểm tra được tổng hợp tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra độ thuần nhất về chỉ số D1.3, Hvn giữa các ÔTC trong cùngtrạng thái rừng

TT

Trạng thái

Trị số sử dụng

Đại lượng kiểm tra

Kết luận

D1.3

Hvn

1

IIa

Z

-1,081

-0,364

Z< 1,96, Giữa 02 ô không có sự khác biệt đáng kể.

2

IIb

Z

-0,610

-0,039

Z< 1,96, Giữa 02 ô không có sự khác biệt đáng kể.

3

Gỗ - Nứa

χ2

0,636

0,242

χ2>0,05, Giữa 2 ô không có sự khác biệt đáng kể.

 

Kết quả trên cho thấy chỉ số D1.3và Hvnở các trạng thái rừng có từ 02 OTC trở lên không có sự khác biệt rõ rệt. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành ghép số liệu giữa các OTC trên cùng một  trạng thái rừng để tính toán các chỉ tiêu mà vẫn đảm bảo độ tin cậy của kết quả.

3.2.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao.

Tổ thành là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Trong nghiên cứu này chỉ phân tích công thức tổ thành rừng theo số cây (N) và công thức tổ thành rừng theo chỉ số quan trọng (IV%).

   3.2.1.1.  Tổ thành theo số cây tại khu vực có loài Vù hương phân bố

Kết quả nghiên cứu về tổ thành rừng theo số cây ở khu vực có Vù hương phân bố tập trung được thể hiện tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tổ thành rừng theo số cây trên các trạng thái rừng

ở khu vực có Vù hương phân bố

TT

Trạng thái rừng

Tổng số loài

Số loài tham gia CTTT

Công thức tổ thành

1

IIa

46

15

1,59 Lê + 0,7 Tm + 0,51 Mo - 0,45 Ta – 0,45 Să – 0,45 Sâ – 0,38 Vư – 0,38 Tn – 0,38 Đ3 - 0,32 Xđ – 0,32 Dâ – 0,25 Vơ – 0,25 Tư – 0,25 Sn – 0,25 Dê + 3,06 Lk(31)

2

IIb

71

21

0,9 Tơ + 0,83 Mo + 0,54 Tu – 0,49 Dê – 0,47 Ta – 0,41 Đx – 0,36 Tr – 0,31 Nv – 0,31 Lo – 0,28 Si – 0,26 So - 0,26 Bu – 0,21 Ti – 0, 21 Ga – 0,21 Đ3 – 0,18 Tt – 0,18 St – 0,18 Cđ – 0,18 Bâ – 0,16 Vư – 0,16 Le + 2,92 Lk (50).

3

IIIa1

42

11

1,07 Tă + 0,98 Nv + 0,89 Ti + 0,71 Ci + 0,54 Tô – 0,45 Ta – 0,45 Tg – 0, 36 Sn – 0,36 Le – 0,36 Dx – 0,27 Xđ + 3,57 Lk (31)

4

IIIa2

45

12

0,99 Kh + 0,81 Va + 0,63 Cc + 0,63 Mn + 0,54 Cl – 0,45 Tâ – 0,45 Tđ – 0,36 Ts – 0,36 Su – 0,27 S2 – 0,27 Ss – 0,27 Đt + 3,96 Lk (33)

5

Gỗ - Nứa

74

18

0,92 Mơ + 0,85 Đ3 + 0,75 Tu + 0,59 Lê – 0,49 Dđ – 0,39 Nv – 0,39 Bô – 0,30 Vơ – 0,26 Ta – 0,26 Le – 0, 23 Mo – 0, 20 Bo – 0,20 Ha – 0,16 Tă – 0,16 S1 – 0,16 La – 0,16 Ka – 0,16 Cô + 3,34 Lk (56).

Qua bảng 3.2. ta thấy, số loài tham gia công thức tổ thành từ 12 – 21 loài tùy theo trạng thái rừng. Đa dạng nhất là trạng thái Gỗ - Nứa với 74 loài, trong đó có 18 loài tham gia công thức tổ thành; tiếp đến là trạng thái IIb với 71 loài, trong đó có 21 loài tham gia công thức tổ thành; trạng thái IIa với 46 loài, trong đó có 15 loài tham gia công thức tổ thành; trạng thái IIIa2 với 45 loài, trong đó có 12 loài tham gia công thức tổ thành và cuối cùng là trạng thái IIIa1 với 41 loài, trong đó có 10 loài tham gia công thức tổ thành. Vù hương có hệ số tổ thành theo số cây thấp, trong 05 trạng thái rừng điều tra, Vù hương chỉ có mặt trong công thức tổ thành của trạng thái IIa với thứ tự số 12, hệ số tổ thành 0,25 và trạng thái Gỗ - Nứa với thứ tự số 8, hệ số tổ thành 0,30. Ở trạng thái rừng IIIa1, Vù hương (Vh) có hệ số tổ thành là 0,18, xếp thứ 22, đồng hạng với các loài Lá nến (Ln), Mãi táp trơn (Mtt), Dẻ đen (D) Sui (S), Chè đuôi lươn (Chdl), Hải mộc (Hm) Gội trắng (Gt), SP4, Vạng trứng (Vtr) Xoan đào (Xd) và Re xanh (Rx); ở trạng thái IIIa2, Vù hương có hệ số tổ thành là 0,18, xếp thứ 23, đồng hạng với các loài Mãi táp (Mt): Đẻn 3 lá (Đbl), Lá nến (Ln), Thàn mát (Thm), Chiêu liêu nghệ (Chl), Ô rô (Ô), Dâu gia (Dg) Ngô đồng (Ngd) và Táu (Ta); trong trạng thái rừng IIb, bắt gặp 03 cây tuy nhiên do trạng thái IIB có mật độ cây khá cao nên Vù hương vẫn là loài có số lượng cá thể quá ít, hệ số tổ thành là 0,08, xếp thứ 30, đồng hạng với các loài Trường vải Trv), Sảng nhung (Sn), Hải mộc (Hm), Mò lông (Ml), Khế rừng (Kh), Đa gùa (Đa) Trám hồng (Trh), Máu chó lá nhỏ (Mcn), SP1 và Thừng mực trâu (TMt); không đủ để tham gia công thức tổ thành.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, thành phần thực vật ở các trạng thái rừng nơi có loài Vù hương phân bố khá đa dạng và có sự thay đổi tùy thuộc hoàn cảnh rừng. Tại các trạng thái rừng IIa, IIb là các trạng thái rừng non mới phục hồi và rừng phục hồi có trữ lượng, các loài cây tiên phong ưa sáng như: Lá nến, Mé cò ke, Trám trắng, Vạng trứng, Trẩu, Thôi ba, Ngát vàng… luôn là những loài có hệ số tổ thành cao, có nghĩa đây là những loài có vai tròkiến tạo nên hệ sinh thái và hoàn cảnh rừng.

 Như vậy, Vù hương ở khu vực VQG Bến En có số lượng cá thể rất hạn chế, vai trò kiến tạo nên sinh cảnh thấp. Ở các trạng thái rừng có mật độ cây gỗ cao như IIb, IIIa1 và IIIa2, Vù hương có mật độ thấp, vai trò đối với hệ sinh thái ở mức thấp, ở các trạng thái rừng non mới phục hồi (IIa) và trạng thái Gỗ - Nứa, mật độ cây gỗ thấp Vù hương có vai trò lớn hơn trong hệ sinh thái và là một trong số ít loài cây tham gia công thức tổ thành theo số lượng cá thể nhưng với thứ hạng 14 ở trạng thái IIa và thứ hạng 9 ở trạng thái Gỗ - Nứa, Vù hương cũng không thực sự là loài có khả năng kiến tạo hoặc chi phối hoàn cảnh lâm phần.

3.2.1.2. Tổ thành theo chỉ số quan trọng (IV%) tại khu vực có loài Vù hương phân bố

Công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng IV% là chỉ số chỉ mức độ quan trọng của loài đối với lâm phần mà nó phân bố. Chỉ số IV% không chỉ phụ thuộc vào số cây mà còn phụ thuộc vào tổng tiết diện ngang của loài trong hệ sinh thái. loài có chỉ số IV% càng cao thì mức độ ảnh hưởng của nó tới lâm phần càng lớn và ngược lại. Những loài có chỉ số IV% ≥ 5% là loài kiến tạo nên hoàn cảnh rừng, tạo ra sinh cảnh của lâm phần. Kết quả tính toán công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng được tổng hợp trong bảng 3.3.

Bảng 3.3.Tổ thành theo IV% trên các trạng thái rừng

ở khu vực có Vù hương phân bố

TT

Trạng thái rừng

Công thức tổ thành loài tầng cây cao theo IV%

1

IIa

13,6 Lê + 8,34 Vư + 6,37 Tm + 5,15 Să + 66,55 Lk (42)

2

IIb

7,11 Tơ + 6,23 Mo + 6,14 Tu + 5,73 St + 5,58 Ta + 69,21 Lk (66)

3

IIIa1

9,05 Ci + 6,72 Ta + 6,66 Tă + 6,24 Nv + 5,8 Ti + 5,4 Vư + 61,13 Lk (36)

4

IIIa2

9,66 Va + 7,2 Kh + 5,42 Vơ + 77,72 Lk (42)

5

Gỗ - Nứa

12,04 Mơ + 7,95 Tu + 6,5 Bô + 6,34 Đ3 + 6,12 Dđ + 5,17 Vơ +  55,89 Lk (68)

Trong công thức tổ thành theo chỉ số IV%, Vù hương có mặt ở trạng thái IIIa2 và Gỗ - Nứa. Trong đó, ở trạng thái IIIa2, Vù hương có hệ số tổ thành là 3 là 5,42 xếp thứ 3/3 và ở trạng thái Gỗ - nứa có hệ số tổ thành là 5,17, xếp thứ 6/6 loài tham gia công thức tổ thành. Ở các trạng thái IIa, Vù hương có hệ số tổ thành là 3,44 xếp thứ 10, trạng thái IIIa1 có HSTT là 1,15 và trạng thái IIb có HSTT là 1,43 đều xếp thứ 19, không tham gia công thức tổ thành. Điều đó chứng tỏ trong trạng thái IIIa2 và Gỗ - Nứa, Vù hương là loài có vai trò quan trọng trong sự phát triển của rừng và đặc điểm cấu trúc lâm phần.

            Mặt khác, mặc dù số lượng loài ở các trạng thái rất đa dạng nhưng số loài tham gia công thức tổ thành rất ít, chỉ từ 03 - 06 loài và các loài có hệ số tổ thành thấp chiếm tỷ lệ cao, từ 36 - 68 loài đã tạo nên những hệ sinh thái rừng có tính bền vững cao, khả năng thích nghi với môi trường tốt đồng thời cũng cho thấy các trạng thái rừng ở Bến En đều ít nhiều có khai thác chọn đối với các loài cây có giá trị kinh tế cao trong suốt quá trình phát sinh, phát triển ở quá khứ cũng như trong những năm gần đây.

3.2.2. Đặc điểm tổ thành các loài cây đi kèm của Vù hương.

            Trong mỗi quần xã thực vật, mỗi hệ sinh thái hay mỗi lâm phần luôn có mối quan hệ tương tác hai chiều với nhau. Chúng tồn tại và phát triển không chỉ vì thích nghi được với điều kiện lập địa mà còn thích ứng được với các loài thực vật xung quanh nó.

Đây là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên qua một giai đoạn dài. Do đó khi nghiên cứu về đặc điểm phân bố của loài Vù hương thì việc tìm hiểu đặc điểm các loài cây đi kèm là việc làm rất cần thiết. Nó có ý nghĩa to lớn về mặt sinh thái cũng như ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm chọn ra một phương thức phối trí cây trồng hợp lý trong kinh doanh rừng cũng như trồng rừng phục vụ bảo tồn để phát huy tối đa sức sản xuất đất rừng, tạo nên những lâm phần có tính bền vững cao, có giá trị kinh tế và sinh thái lớn, có hiệu quả thiết thực đối với hiện tại cũng như tương lai.

Từ số liệu tại OTC 6 cây trên các tuyến điều tra, qua phân tích xử lý kết quả về công thức tổ thành các loài cây bạn của loài Vù hương theo số cây được tổng hợp trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tổ thành các loài cây đi kèm của loài Vù hương theo trạng thái rừng

TT

Trạng thái

Công thức tổ thành các loài cây bạn

 

rừng

 

1

IIb

1,43 Vơ + 0,79 Mơ + 0,89 Le + 0,71 Tơ + 0,71 Ta + 0, 71 Go + 0,54 Tu + 4,11 Lk (26).

2

IIIa1

1,43 Vơ + 1,0 Ta + 0,71 Tơ + 0,71 Lê + 0,57 Cô - 0,43 Tă - 0,43 Dâ + 4,71 Lk(26).

3

IIIa2

1,18 Vơ + 0,88 Sâ + 0,88 Nv + 0,59 Vư + 0, 59 Tn + 0,59 S1 + 5,29 Lk (18).

Công thức tổ thành các loài cây bạn chung trên tất cả các trạng thái rừng

1,43 Vơ + 0,78 Ta + 0,65 Tơ - 0,39 Tă - 0,32 Tu - 0,32 Mơ - 0,32 Le - 0,26 Tâ - 0,26 S1 - 0,26 Go - 0,26 Cô - 0,26 Bâ - 0,19 So - 0,19 Sâ - 0,19 Nv - 0,19 La - 0,19 Dâ - 0,19 Đa - 0,19 Cđ - 0,19 Ba + 2,92 Lk (36).

Qua bảng 3.4 ta thấy thành phần loài cũng như tần suất xuất hiện của các loài cây bạn đối với Vù hương rất khác nhau trong các trạng thái rừng. Điều này chứng tỏ Vù hương không kén chọn loài sống cùng. Tuy nhiên qua công thức tổ thành loài cây bạn chúng ta cũng thấy các loài cây đi kèm với Vù hương chủ yếu là cây tiên phong ưa sáng. Thực tế này có thể khẳng định Vù hương là loài cây có mặt ngay sau khi các loài cây ưa sáng đã kiến tạo nên hoàn cảnh rừng. Kết quả này phù hợp với đặc điểm sinh thái của Vù hương, bởi lúc nhỏ Vù hương chịu bóng, cần có độ tàn che để sinh trưởng, khi trở thành cây tái sinh triển vọng Vù hương trở thành cây ưa sáng và vươn lên rất nhanh để trở thành cây vượt tán trong các trạng thái rừng tự nhiên.

            3.2.3. Đặc điểm cấu trúc mật độ và trữ lượng rừng

            Mật độ và trữ lượng rừng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời là các chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng rừng cũng như dự đoán các diễn thế tự nhiên của lâm phần.

Từ kết quả điều tra tính toán tổng hợp số liệu về mật độ, trữ lượng các lâm phần theo trạng thái rừng kết quả được tổng hợp trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Mật độ và  trữ lượng rừng theo trạng thái rừng nơi có loài Vù hương phân bố

Trạng thái rừng

Số OTC

Dg

(cm)

Hg

(m)

N/ha

(cây)

M/ha

(m3)

IIa

2

16,62

10,07

393

45,44

IIb

2

14,22

10,23

967

83,28

IIIa1

1

17,84

12,34

560

91,48

IIIa2

1

21,32

11,88

555

124,67

Gỗ-Nứa

4

20,08

12,6

381

80,58

 

            So sánh với các chỉ tiêu phân loại rừng theo Thông tư 34/2009/BNN&PTNT thảm thực vật rừng tại khu vực nhiên cứu thuộc rừng nghèo đối với trạng thái IIa, IIb, IIIa1, Gỗ - Nứa và rừng trung bình đối với các trạng thái IIIa2 [3].

3.2.4. Đặc điểm cấu trúc tầng thứ

Cấu trúc rừng tầng cây cao tại Vườn quốc gia Bến En tại những nơi có loài Vù hương phân bố chủ yếu chỉ có 2 cấp chiều cao theo tán cây, kết quả tổng hợp tại bảng 3.6.

Bảng 3.6. Cấu trúc tầng thứ cây gỗ trong các TTR ở Bến En

Cấp chiều cao (m)

IIIa1

IIIa2

IIa

IIb

Gỗ - Nứa

∑N (cây/ ha)

%

∑Vù hương (cây/ ha)

∑N (cây/ ha)

%

∑Vù hương (cây/ ha)

∑N (cây/ ha)

%

∑Vù hương (cây/ ha)

∑N (cây/ ha)

%

∑Vù hương (cây/ ha)

∑N (cây /ha)

%

∑Vù hương (cây/ ha)

<12

355

63,4

5

350

63,1

0

300

76,3

3

707

73,1

8

186

48,9

2

>12

205

36,6

5

205

36,9

10

93

23,7

7

260

26,9

0

195

51,1

9

Tổng

560

100

10

555

100

10

393

100

10

967

100

8

381

100

11

Nhìn chung các trạng thái rừng nơi có loài Vù hương phân bố ở VQG Bến En đã có sự phân tầng nhưng không rõ nét, tầng ưu thế sinh thái có chiều cao dưới 12m chiếm từ 48,9-76,3% số lượng cây trong lâm phần tùy theo trạng thái rừng.

Tầng tán trên có chiều cao từ 12m trở lên, số cây chiếm từ 23,7-51,1%, trong cấp chiều cao này ở các trạng thái rừng IIIa1, IIIa2 và Gỗ - Nứa có từ 5- 10 cây có chiều cao từ 24 – 25 m, chiếm tỷ lệ  rất nhỏ, từ 0,9-3,6%, nên không tạo nên tầng vượt tán.

            3.2.5. Đặc điểm phân bố số cây theo  đường kính

Kết quả nghiên cứu về phân bố N/D1.3 trên các trạng thái rừng có Vù hương phân bố được mô tả tại hình 3.1.

Hình 3.1. Phân bố thực nghiệm N/D1.3 trong các TTR ở Bến En

 

Phân bố số cây theo cỡ D1,3 của các trạng thái rừng ở VQG Bến En đều có dạng phân bố khoảng cách. Các trạng thái IIIa1 và IIb, số cây chủ yếu tập trung vào 02 cấp đường kính 8 cm và 10cm, trạng thái Gỗ nứa và IIIa2 tập trung ở 02 cấp kính 14cm và 16cm, riêng trạng thái IIa số cây phân bố tương đối đều trong 04 cấp đường kính: 10cm, 12cm, 14cm và 16cm. Số cây có đường kính từ 50cm trở lên rất hiểm, chỉ chiếm 0,6% và tập trung chủ yếu ở trạng thái IIIa2.

Riêng loài Vù hương, số lượng ở các trạng thái rừng hiện còn rất ít, chỉ từ 8-11 cây/ha và phần lớn là những cây có đường kính dưới 30 cm. Trong tổng số 20 cây Vù hương bắt gặp trong quá trình điều tra, chỉ có 07 cây, chiếm 35% có đường kính từ 30cm trở lên, tập trung ở trạng thái rừng IIIa2 và Gỗ - Nứa, các trạng thái khác hầu như không có cây Vù hương ở cấp đường kính 30cm trở lên.

3.2.6. Mức độ phong phú của Vù hương trong các lâm phần điều tra

            Chỉ số phong phú K của loài thể hiện số lượng cá thể loài trong khu vực nghiên cứu vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra các phương án bảo tồn và phát triển loài nghiên cứu trong khu vực điều tra, K < 1% là loài hiếm gặp, K= 1 đến dưới 5% là loài ít gặp, K = 5 – 10% là loài thường gặp và K>10% là loài phổ biến.

            Kết quả nghiên cứu về độ phong phú của loài Vù hương tại VQG Bến En được tổng hợp tại bảng 3.7.

Bảng 3.7. Mức độ phong phú của loài Vù hương tại VQG Bến En

TT

Trạng thái rừng

 K (%)

Kết luận

1

IIIa2

        0,90

Hiếm gặp

2

IIIa1

        0,89

Hiếm gặp

3

IIa

        2,55

Ít gặp

4

IIb

        0,78

Hiếm gặp

5

Gỗ - Nứa

        2,95

Ít gặp

6

Chung cho tất cả trạng thái đã điều tra

        1,68

Ít gặp

            Từ kết quả nghiên cứu tại bảng 3.7 cho thấy Vù hương là loài hiếm gặp ở các trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, IIb và là loài ít gặp trong các trạng thái rừng IIa và Gỗ - Nứa đồng thời là loài ít gặp trong cả diện tích của VQG Bến En. Đây là một thực tế đáng lo ngại về sự tồn tại và phát triển của loài Vù hương do đó rất cần có những giải pháp bảo tồn nguyên vẹn số lượng hiện có và từng bước nhân rộng các mô hình trồng rừng Vù hương để cải thiện tình hình, đảm bảo duy trì và phát triển loài Vù hương tại khu vực phân bố tự nhiên của chúng.

3.3. Đặc điểm tái sinh của loài Vù hương  

3.3.1. Mật độ, chất lượng cây tái sinh.

            Các trạng thái rừng ở VQG Bến En đều thuộc kiểu thảm thực vật của rừng mưa nhiệt đới núi đất đai thấp khu vực Bắc Trường Sơn nhưng phần lớn đã bị tác động rất mạnh bởi quá trình khai thác chọn cường độ cao, khai thác trắng, canh tác nương rẫy và các hoạt động chăn thả gia súc; nhiều diện tích rừng hiện đang trong quá trình phục hồi. Tuy nhiên do tính đa dạng của Khu hệ thực vật bản địa và thời gian khai thác rừng chưa lâu nên nguồn giống ở đây còn khá dồi dào. Đó chính là nguyên nhân làm cho quá trình tái sinh diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các trạng thái rừng.

Bảng 3.8. Mật độ và chất lượng cây tái sinh ở các trạng thái rừng

Trạng thái rừng

N cây tái sinh/ha (cây)

Cây Vù hương tái sinh

Cây tái sinh chung

Chất lượng tốt

Chất lượng xấu

N cây/ha

Tỷ lệ (%)

N cây/ha

Tỷ lệ (%)

N cây/ha

Tỷ lệ (%)

IIB

4.920

0

0

4.720

95,93

200

4,07

IIIA2

6.640

0

0

6.560

98,80

80

1,20

Gỗ-Nứa

7.600

0

0

7.020

92,37

580

7,63

IIA

8.480

0

0

7.360

86,79

1.120

13,21

IIIA1

10.560

0

0

9.840

93,18

720

6,82

Qua bảng 3.8 ta thấy mật độ cây tái sinh khá cao ở tất cả các trạng thái. Trong đó trạng thái IIIa1 có mật độ cây tái sinh cao nhất, đạt 10.560 cây/ha, tiếp đến là các trạng thái IIa, Gỗ - Nứa, III a2 và thấp nhất là IIb, nhưng vẫn đạt tới 4.920 cây tái sinh/ha (xem hình 3.2). Căn cứ vào tiêu chuẩn 5 cấp mật độ về cây tái sinh của Viện điều tra quy hoạch rừng thì với mật độ cây tái sinh của khu vực có loài Vù hương phân bố cho thấy số lượng cây tái sinh ở đây thuộc cấp độ tái sinh từ khá đến tốt.

Bảng 3.8 cũng cho thấy chất lượng cây tái sinh của các trạng thái rừng ở Bến En rất cao. Tỷ lệ số cây tốt đạt tỷ lệ từ 86,79 đến 98,8%, cây có chất lượng kém tối đa chỉ có 13,21% ở trạng thái IIa, đây là trạng thái rừng non phục hồi chưa có trữ lượng nên hoàn cảnh rừng chưa được thiết lập. Vì vậy ảnh hưởng đến chất lương cây tái sinh cũng không phải là sự ngoại lệ. Hơn nữa, mật độ cây tái sinh ở trạn thái này cũng lên đến 8.480 cây/ha và số cây có chất lượng tốt là 7.360 cây/ha cho thấy khả năng phục hồi rừng bằng khoanh nuôi không trồng bổ sung là hoàn toàn có thực hiện được.

Tuy nhiên, trong tất cả các trạng thái rừng đã điều tra đều không có cây Vù hương tái sinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong trước đây khi còn thuộc lâm trường những cây lớn đã bị khai thác, chỉ còn sót lại cây nhỏ đến nay chưa ra hoa, quả. Vì vậy, cần tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ các lâm.phần có Vù hương phân bố tự nhiên.

Hình 3.2. Mật độ và chất lượng cây tái sinh theo trạng thái rừng

3.3.2. Cấu trúc tổ thành và nguồn gốc cây tái sinh có triển vọng.

Lớp cây tái sinh triển vọng là một sự cam kết của tự nhiên trong việc tái tạo lại thảm thực vật rừng trong những diễn thế tiếp theo. Chính vì thế lớp cây tái sinh có triển vọng có vai trò tối quan trọng trong các động thái rừng, nhất là những khu rừng có sự đa dạng sinh học cao trong những điều kiện môi trường nhạy cảm, dễ bị tác động.

Cấu trúc tổ thành cây tái sinh triển vọng có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nên tổ thành tầng cây cao ở diễn thế tiếp theo. Ý nghĩa của việc nghiên cứu này là để xác định ở giai đoạn tiếp theo Vù hương có được bổ sung vào công thức tổ thành tầng cây cao trong những năm tới hay không làm cơ sở cho những nghiên cứu và tác động tiếp theo.

Bảng 3.9. Tổ thành cây tái sinh có triển vọng

TT

Trạng thái rừng

Công thức tổ thành

1

IIIa2

1,36 Gt + 1,14 Cl + 0,91Va + 0,91Mt + 0,68Ts + 0,68Sc + 0,68Le + 3,64Lk(11 loài).

2

IIIa1

 

 2,21Ln + 0,78 Ct + 0,65 Tă + 0,65 Su + 0,65 Le + 0,65 Dg + 0,52 Nv + 0,52 Mt + 0,52 Lt + 0,52 Cc + 2,34 Lk(10 loài).

3

IIa

3,62 Bb +1,17 Kh + 1,17 Cc + 0,96 Ln + 0,85 Xđ + 2,23 Lk (12 loài).

4

IIb

1,46 Dđ + 0,98 Nv + 0,98 Mk + 0,98 Bu + 0,73 Tă + 0,73 Tt + 0,73 Sc + 0,73 Nc + 0,73 Lt + 0,73 Đb + 1,22 Lk (4 loài).

5

Gỗ - Nứa

2,04 Le + 1,69 Ct + 0,99 Mơ + 0,85 Tb + 0,85 Mt + 0,77 Sl + 0,77 Bb + 2,04 Kl (14 loài).

(Tên loài trong công thức tổ thành: Ba = Ba bét trắng, Bâ = Ba bét nâu, Bđ = Bã đậu, Bo = Bộp lá cò ke, Bô = Bông bạc, Bu = Bưởi bung, Cc = Chò chỉ, Cđ = Chè đuôi lươn, Ci = Chân chim, Cl = Cà lồ, Cô = Dẻ cà ổi, Ct = Côm tầng, Dâ = Dung giấy, Dđ = Dẻ gai Ấn độ, Dê = Dền đỏ, Du = Duối rừng, Dx = Dâu da xoan, Đ 3 = Đẻn 3 lá, Đa = Đa ba gân, Đt = Đại phong tử, Đx = Đa quả xanh, Ga = Gội tía, Go = Găng bọc, Ha = Hồng mang, Ka = Khế nhà, Kh = Khổng, La = Lòng mang, Le = Lim xẹt, Lê = Lá nến, Lo = Lòng trứng, Lx = Lim xanh, Mc = Máu chó lá to, Mn = Máu chó lá nhỏ, Mo = Mé cò ke, Mơ = Mỡ, Mt = Mãi táp, Na = Ngán, Nđ = Ngô đồng, Nv = Ngát vàng, Rb = Re bầu, Re = Re xanh, S1 = Sp1, S2 = Sp2, Sa = Soài tóc, Să = Sồi phẳng, Sâ = Sồi bán cầu, Sc = Sảng cánh, Si = Sòi tía, Sn = Sảng nhung, So = Song sụ, Sô = Suôi, Ss = Song sanh, St = Sòi lá tròn, Su = Sung, Ta = Thôi ba, Tă = Trám trắng, Tâ = Trường mật, Tc = Trường chua, Tđ = Thị lông đỏ, Tg = Thổ mật gai, Ti = Trám chim, Tm = Thàn mát, Tn = Thành ngạnh, Tô = Trám hồng, Tơ = Thừng mực mỡ, Ts = Trường sang, Tt = Thẩu tấu, Tu = Trẩu, Tư = Thừng mực trâu, Tr = Trâm trắng, Va = Vàng anh, Vơ = Vù hương, Vư = Vạng trứng, Xđ = Xoan đào, Lk = Loài khác)

Công thức tổ thành ở bảng 3.8 cho ta thấy thành phần loài tham gia tổ thành cây tái sinh ởntất cả các trạng thái đều rất đa dạng và không có loài ưu thế hoàn toàn do đó hệ số tổ thành của các loài rất nhỏ. Trong 5 trạng thái điều tra không có trạng thái nào có loài Vù hương tham gia công thức tổ thành. Điều này càng khẳng định thêm tại VQG Bến En loài Vù hương đang trở nên hiếm gặp.

4. Kết luận

- Đặc điểm phân bố: Tại Vườn quốc gia Bến En, Vù hương chỉ phân bố trên các khu vực núi đất, từ độ cao từ 40-350m, địa hình tương đối bằng phẳng, không có sự chia cắt lớn, độ dốc từ 100 – 250. Trong đó tập trung tại khu vực Xuân Bái, Sông Chàng, Đồng Thổ (TK 616, 619 và 634A) có diện tích 2.781,62 ha.

- Đặc điểm cấu trúc tổ thành: Thành phần loài trong các trạng thái rừng có Vù hương phân bố ở VQG Bến En khá đa dạng, số loài tham gia công thức tổ thành từ 12 – 21 loài tùy theo trạng thái rừng. Vù hương là loài có số lượng cá thể ít do đó, trong công thức tổ thành theo số cây Vù hương chỉ có mặt ở trạng thái IIa với thứ tự số 12, hệ số tổ thành 0,25 và trạng thái Gỗ - Nứa với thứ tự số 8, hệ số tổ thành 0,30; trong công thức tổ thành theo chỉ số IV%, Vù hương cũng chỉ có mặt ở trạng thái IIa, IIIa2 và Gỗ - Nứa. Như vậy, nhìn chung Vù hương ở khu vực VQG Bến En là loài ít có vai trò trong việc kiến tạo hoặc chi phối hoàn cảnh lâm phần.

- Thành phần loài cũng như tần suất xuất hiện của các loài cây bạn đối với Vù hương rất khác nhau trong các trạng thái rừng, cho thấy Vù hương chung sống với nhiều loài nhưng thường là những cây tiên phong ưa sáng tại khu vực nghiên cứu.

- Mật độ các trạng thái rừng ở VQG Bến En đạt từ 381 – 967 cây/ha và tữ lượng gỗ đạt từ 45,44 m3/ha đến 124,67 m3/ha, thuộc nhóm rừng nghèo đối với trạng thái IIa, IIb, IIIa1, Gỗ - Nứa và rừng trung bình đối với các trạng thái IIIa2.

- Cấu trúc rừng tầng cây gỗ tại Vườn quốc gia Bến En tại những nơi có loài Vù hương phân bố chủ yếu chỉ có 2 tầng tán chính, tầng tán trên 12 m và tầng tán dưới 12 m.

- Phân bố số cây theo đường kính: Phân bố này của các trạng thái rừng ở VQG Bến En đều có dạng phân bố khoảng cách. Riêng loài Vù hương, số lượng ở các trạng thái rừng hiện còn rất ít, chỉ từ 8 - 11 cây/ha và phần lớn là những cây có đường kính dưới 30 cm.

- Với hệ số K từ 0,78 – 2,95, Vù hương là loài hiếm gặp ở các trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, IIb và là loài ít gặp trong các trạng thái rừng IIa và Gỗ - Nứa đồng thời là loài ít gặp trong cả diện tích của VQG Bến En.

- Không găp tái sinh loài Vù hương ở khu vực nghiên cứu, cần tiếp tục khoanh nuôi phục hồi và xúc tiến tái sinh tự nhiên loài để bảo tồn nguồn gen loài quý hiếm, có giá trị sử dụng cao này.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật. NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

2. Chính phủ, Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006.

3. Viện điều tra quy hoạch rừng (1995). Sổ tay điều tra quy hoạch rừng. NXB. Nông nghiệp. Hà Nội.

4. Vườn quốc gia Bến En, Báo cáo tổng kết dự án “Điều tra bổ sung, lập danh lục động, thực vật rừng Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa”, năm 2013.

5. Vườn quốc gia Bến En, Báo cáo công tác bảo tồn các năm 2011, 2012 và 2013.

6. Phạm Xuân Hoàn (chủ biên) (2005). Một số vấn đề trong Lâm học nhiệt đới. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

7. P. Odum(1978), Cơ sở sinh thái học, Tập 1, NXB. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

.

STUDY ON THE SYLVICULTURE CHARACTERS OF CINNAMOMUM BALANSAE LECOMTE AT BEN EN NATIONAL PARK

Tran Ngoc Hai1, Dang Huu Nghi2, Le Dinh Phuong2, Tong Van Hoang2

1. VietnamNational Universityof Forestry

2. Ben En National Parks

SUMMARY

Cinnamomum balansae Lecomte (Lauraceae) is an evergreen, big tree, and has been known only from some protected areas in Vietnam such as Ba Vi, Cuc Phuong and Ben En National Parks. The previous expeditions from Ben En National Park showed that the species was scattered on soil mountains, with the elevation of under 40-350 m, flat terrain, slope of mountains ranging from 100 to 250, which is brown Feralit soil, developed from sandy loam, with thick layers, soil texture is mostly clay and silt, mainly found in the following types of vegetation: IIb, IIIa1, IIIa2 in Xuan Bai, Song Chang, and Dong Tho localities (sub-areas 616, 619 and 634A). Although the species composition in studied plots is very diverse, the number of individuals of Cinnamomum balansae is not high, so this species has not been considered as a dominant plant in forest ecology in the national park. Furthermore, we did not record any regeneration of this species through the studied plots, which may make it to be in danger in future. Therefore, the studies on the suitable conservation and sustainable development of Cinnamomum balansae at Ben En National Park are needed and urgent.

Keywords: Ben En, Cinnamomum balansae, distribution, forest structure.



[1]. Trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam

2. Vườn quốc gia Bến En – Thanh Hóa

Nguồn tin: Vườn Quốc gia Bến En
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25254


Các tin khác:
 Công bố các Khung chính sách Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tang cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) (24/01/2017)
 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác Kiểm lâm và hoạt động Công đoàn năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 (26/12/2016)
 Hội thao cầu lông Kiểm lâm Thanh Hóa năm 2016 (26/12/2016)
 Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tại trại giam Thanh Lâm (21/12/2016)
 Đại hội Chi đoàn Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017-2019 (21/12/2016)
 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban định kỳ tháng 12/2016 (11/12/2016)
 Cụm thi đua số 2 tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2016 (25/11/2016)
 Hạt Kiểm lâm huyện Tĩnh Gia thực hiện tập huấn, huấn luyện nâng cao nghiệp vụ Kiểm lâm địa bàn năm 2016. (16/11/2016)
 Tập huấn nghiệp vụ công tác BVR - PCCCR cho lực lượng cấp xã phường năm 2016 (14/11/2016)
 Nghiên cứu về đặc điểm phân bố loài lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv) ở Vườn quốc gia Bến En - Thanh Hoá (31/10/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang