Số lượt truy cập
Hôm nay 110687
Hôm qua 58866
Tuần này 274257
Tháng này 3312083
Tất cả 193107667
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 31/10/2016
Nghiên cứu về đặc điểm phân bố loài lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv) ở Vườn quốc gia Bến En - Thanh Hoá

 

TÓM TẮT:

Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv.) là loài cây gỗ lớn, chất lượng gỗ rất tốt và phân bố tự nhiên ở vùng núi đất ở đai cao từ 50-500m ở Vườn Quốc gia Bến En. Kết quả nghiên cứu v cấu trúc mật độ cho thấy Lim xanh xuất hiện trong các loài cây chính tham gia công thức tổ thành ở các trạng thái rừng IIa, IIb, IIIa1, IIIa2 cùng nhiu loài cây gỗ lớn khác như Trám trắng, Lim xẹt, Trâm trắng, Vạng trứng, Trường sâng hay một số cây gỗ nhỏ như Bưởi bung, Máu chó, Vỏ mản, Thừng mực. Lim xanh cũng xuất hiện trong trong tổ thành theo chỉ số quan trọng (IV%) của 4 trạng thái rừng trên. Ở trạng thái gỗ xen tre nứa không có Lim xanh phân bố. Trong lâm phần Lim xanh loài mọc cùng rất hay gặp chính là Lim xanh, những loài hay gặp như Đẻn ba lá, Đa, Lim xẹt, Ngát; những loài ít gặp như Máu chó, Trám chim, Thừng mực, Săng lẻ, Trường sâng. Lim xanh tham gia tầng tán chính trong cấu trúc tầng thứ và giữ vai trò ưu thế trong cấu trúc rừng ở khu vực.Kết quả nghiên cứu là những cơ sở khoa học có ý nghĩa cho công tác quản lý tài nguyên rừng của Vườn Quốc gia Bến En.

Từ khóa: Bến En, cấu trúc rừng, Lim xanh, mật độ, tổ thành

1. ĐẶT VẤN Đ

Vườn Quốc gia (VQG) Bến En có diện tich tự nhiên trên 14.000ha với nhiu dạng sinh cảnh và trạng thái rừng khác nhau chứa đựng nguồn tài nguyên thực vật rừng khá đa dạng và phong phú. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay đã phát hiện được trên 100 loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được xếp hạng trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Danh lục Đỏ IUCN. Loài Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv.) là loài cây gỗ lớn sống lâu năm, gỗ rất cứng, nặng và bn thuộc nhóm gỗ tứ thiết được ưa chuộng trong xây dựng nên bị săn lùng khai thác mạnh trong nhiu năm, làm cho trữ lượng, số lượng cây trưởng thành loài Lim xanh suy giảm mạnh trong tự nhiên ở các tỉnh có loài phân bố [1], [3]. VQG Bến En là một trong những khu vực có Lim xanh phân bố, tuy nhiên những nghiên cứu v loài tại địa phương chưa nhiu và chưa sâu.Vì vậy, bài viết sẽ phản ánh kết quả nghiên tập trung v một số đặc điểm v phân bố, cấu trúc rừng nơi có Lim xanh tại VQG Bến En. Đây cũng là những cơ sở khoa học quan trọng cho công tác quản lý tài nguyên rừng nói chung, loài Lim xanh nói riêng của VQG Bến En.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Là các trạng thái rừng thuộc VQG Bến En.

Nội dung: Điu tra đặc điểm phân bố, cấu trúc tổ thành theo mật độ, theo chỉ số quan trọng, cấu trúc tầng thứ, cấu trúc tuổi, thành phần loài cây đi kèm.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp điu tra thu thập số liệu theo tuyến và ô tiêu chuẩn điển hình trong điu tra lâm học. Điu tra 20 tuyến, 100 ô tiêu chuẩn (2.000m2) tại những khu vực có Lim xanh phân bố tập trung để điu tra đặc điểm lâm học của loài Lim xanh (Erythrophleum  fordii Oliv.) tại Vườn quốc gia Bến En [2], [3].

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm phân bố loài Lim xanh

Kết quả điu tra trên 20 tuyến cho thấy tần suất xuất hiện loài Lim xanh là 7,33 cây/1km. Trong số 20 tuyến điu tra có 02 tuyến 14 (Cống Xi măng - Cầu sập - Dốc đỏ) và tuyến số 15 (Bến Xuồng - Trạm Bằng) không có Lim xanh phân bố. Các tuyến có tần suất bắt gặp Lim xanh cao nhất là Tuyến số 1 (25,66 cây/km -  Khu vực rừng giống Sông Chàng), Tuyến số 6 (21,33 cây/km - Đường tuần tra Trạm Đức Lương đi chốt Xuân Bình), Tuyến số 7 (16,33 cây/km -  Chốt Xuân Bình đi trạm Bằng), Tuyến số 10 (15,33 cây/ha – Khe Kẹn) và Tuyến số 9 (11,66 cây/km – Tiểu khu 614 đi Trạm Đồng Thổ), các tuyến còn lại có tần suất bắt gặp từ 2,66 – 8,66 cây/km. Vùng núi đá vôi có tuyến số 8 và tuyến số 16 với tổng chiu dài là 2,9km nhưng không gặp Lim xanh trong khu vực này.

Như vậy, tại VQG Bến En Lim xanh không có phân bố trên núi đá vôi. Lim xanh có phân bố tập trung tại khu vực Sông Chàng và Điện Ngọc trên kiểu địa hình đồi núi thấp và kiểu địa hình đồi thoải, có độ cao từ 50 – 150 m, địa hình tương đối bằng phẳng, không có sự chia cắt lớn, độ dốc từ 100 - 250. Ở các độ cao từ 30– 50m và từ 150 – 500m trên núi đất đu thấy có Lim xanh phân bố nhưng mật độ thưa. Kết quả nghiên cứu trên có thể khẳng định: Lim xanh có phân bố ở hầu hết các trạng thái rừng và các dạng địa hình ở Vườn quốc gia Bến En, trừ núi đá vôi [3]

3.2. Đặc điểm cấu trúc lâm phần nơi Lim xanh phân bố

a. Đặc điểm cấu trúc tổ thành rừng nơi có loài Lim xanh phân bố:

            Tổ thành các loài cây rừng là một chỉ tiêu sinh thái thể hiện mức độ tham gia của các loài cây rừng trong quần xã thực vật rừng. Do đó tổ thành rừng nói lên mối quan hệ sinh thái, mức độ phong phú, vai trò của các loài cây rừng trong từng trạng thái rừng. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích cấu trúc tổ thành rừng theo số cây (N) và cấu trúc tổ thành rừng theo chỉ số quan trọng (IV%).

            * Kết quả nghiên cứu v tổ thành rừng theo số cây (N).

Bảng 01:  Tổ thành theo N trên các TTR ở khu vực có Lim xanh phân bố

TT

TTR

Số OTC

CTTT loài tầng cây cao theo N

1

IIa

16

4,13 Trẩu + 1,52 Vỏ mãn + 1,30 Lim xanh - 0,47 Thừng mực mỡ - 0,47 Trường sâng – 0,35 Đa lá lệch – 0,35 Hải mộc + 1,40 Loài khác

2

 

 

 

IIb

 

 

 

29

 

 

 

1,24 Ngát + 0,63 Lim xanh + 0,57 Lim xẹt + 0,54 Chân chim - 0,47 Đẻn 3 lá - 0,43 Trám trắng - 0,37 Vỏ mãn - 0,34 Thừng mực mỡ - 0,32 Đa 3 gân - 0,29 Đỏm gai - 0,26 Dẻ xanh - 0,26 Trâm trắng - 0,25 Đa quả xanh - 0,25 Rè tổ sâu - 0,25 Côm tầng

- 0,22 Lòng mang - 0,21 Dung giấy - 0,20 Huỳnh nương - 0,20

Ươi + 2,46 Loài khác

3

IIIa1

21

0,96 Lim xanh + 0,91 Ngát + 0,70 Chân chim + 0,66 Trâm trắng + 0,63 Trám trắng - 0,49 Lim xẹt - 0,44 Bưởi bung - 0,41 Thừng mực mỡ - 0,36 Đẻn 3 lá - 0,34 Đa quả xanh - 0,27 Vạng trứng - 0,26 Dung giấy - 0,24 Đa 3 gân - 0,24 Lòng mang - 0,24 Máu chó lá nhỏ - 0,21 Trám chim - 0,21 Mé cò ke + 2,25 Loài khác

4

IIIa2

19

2,51 Lim xanh + 0,83 Súm chè + 0,75 Chân chim - 0,43 Trám trắng - 0,37 Dn đỏ - 0,34 Lim xẹt - 0,31 Trám chim - 0,28 Sau sau - 0,27 Lá nến - 0,27 Ngát - 0,27 Trám hồng - 0,25 Thàn mát - 0,24 Đẻn 3 lá - 0,22 Dung giấy - 0,20 Đỏm gai - 0,20 Lòng trứng + 2,27 Loài khác.

5

Gỗ - nứa

15

1,60 Ngát +1,28Thừng mực mỡ + 0,64 Đẻn 3 lá + 0,64 Trường sâng + 0,56 Trám hồng - 0,48 Giổi bà - 0,48 Re sâu - 0,48 Sồi phảng - 0,40 Khế - 0,40 Mé cò ke - 0,32 Dẻ gai - 032 Gội tía - 0,32 Trám trắng - 0,24 Bời lời lá dài - 0,24 Bời lời nhớt - 0,24 Chua nao - 0,24 Đa quả xanh - 0,24 Lim xẹt - 0,24 Trẩu + 3,20 Loài khác

           

Từ bảng 01 cho thấy, trong 05 trạng thái IIa, IIb, gỗ - nứa, IIIa1và IIIa2 có 4 trạng thái, trừ trạng thái rừng hỗn giao gỗ - nứa, Lim xanh đu là thành phần chính tham gia cấu trúc tổ thành. Kết quả điu tra cũng cho thấy: trạng thái rừng IIa có 7/29 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành rừng chiếm 24,14% tổng số loài, Lim xanh đứng thứ 3 trong tổ thành. Trạng thái rừng IIb có 20/157 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành rừng chiếm 12,74% tổng số loài trong đó Lim xanh đứng thứ 2 trong tổ thành. Trạng thái rừng IIIa1 có 18/138 loài tham gia cấu trúc tổ thành rừng chiếm 13,08%, trạng thái rừng IIIa2 có 16/142 loài tham gia cấu trúc tổ thành chiếm 11,27% trong đó ở cả hai trạng thái này Lim xanh đu đứng đầu trong cấu trúc tổ thành. Trạng thái gỗ - nứa có 20/57 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành rừng chiếm 35,09%, nhưng trong trạng thái này Lim xanh không tham gia vào cấu trúc tổ thành. Kết quả trên cũng phù hợp với các quy luật v sinh thái học, với các trạng thái rừng IIa, IIb đứng đầu tổ thành rừng luôn là những loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh, với các trạng thái rừng đã bị khai thác IIIa1, IIIa2 đứng đầu tổ thành rừng là Lim xanh và một số loài còn sót lại của quá trình khai thác chọn.

* Cấu trúc tổ thành theo chỉ số quan trọng (IV%).

Chỉ số quan trọng (IV%) dùng để đánh giá, phân tích cấu trúc tổ thành của lâm phần. Đây là chỉ số chỉ mức độ quan trọng của loài đối với lâm phần mà nó phân bố.Loài có chỉ số IV% càng cao thì mức độ ảnh hưởng của nó tới lâm phần càng lớn. Những loài có chỉ số IV% ≥ 5%  tham gia vào cấu trúc tổ thành. Kết quả tính toán cấu trúc tổ thành theo chỉ số quan trọng được tổng hợp trong bảng 02.

 

Bảng 02: Tổ thành theo IV% trên các TTR ở khu vực có Lim xanh phân bố

TT

TTR

Số OTC

CTTT loài tầng cây cao theo IV%

1

IIa

16

17,59 Trẩu + 8,56 Vỏ mãn + 7,50 Lim xanh + 5,78 Trường sâng + 5,68 Thừng mực mỡ + 54,90 Loài khác

2

IIb

29

11,69 Ngát + 5,50 Lim xẹt + 5,42 Lim xanh + 77,40 Loài khác

3

IIIa1

21

7,69 Lim xanh + 7,51 Ngát + 84,80 Loài khác

4

IIIa2

19

21,25 Lim xanh + 5,73 Chân chim + 73,02 Loài khác

5

 

gỗ - nứa

15

 

11,76 Ngát + 8,87 Thừng mực mỡ + 6,01 Lim xanh +

5,31 Sòi lá tròn + 68,05 Loài khác

           

Mặc dù khi tính tổ thành theo số cây thì Lim xanh không tham gia vào cấu trúc tổ thành ở trạng thái gỗ - nứa nhưng qua bảng 02 cho thấy Lim xanh đều có mặt trong cả 5 trạng thái nghiên cứu.

Trong cấu trúc tổ thành theo IV%, loài nào có IV%≥ 5% tức là có sự chi phối đến lâm phần. Như vậy, với hệ số 7,50% ở trạng thái rừng IIa; 5,42% ở trạng thái rừng IIb; 7,69% ở trạng thái rừng IIIa1; 21,25% ở trạng thái rừng IIIa2 và 6,01% ở trạng thái rừng gỗ - nứa, Lim xanh thực sự là loài quan trọng, có ảnh hưởng chi phối đến sự phát triển của rừng và đặc điểm cấu trúc lâm phần nơi chúng phân bố.

            Trạng thái IIIa1 và IIIa2 Lim xanh là loài quan trọng nhất, đứng đầu trong công thức tổ thành tạo nên cấu trúc mỗi lâm phần. Ở trạng thái IIa, IIb và rừng hỗn giao gỗ - nứa thì Lim xanh là loài quan trọng thứ 3 tạo nên cấu trúc lâm phần.Mặt khác trên tất cả các trạng thái có rất ít các loài tham gia công thức tổ thành và chỉ số IV% của các loài rất thấp. Trạng thái IIa có 5/29 loài; trạng thái IIb có 3/157 loài; trạng thái  IIIa1có 2/138 loài; trạng thái IIIa2 có 2/142 loài; trạng thái gỗ - nứa có 4/57 loài chính tham gia vào cấu trức tổ thành rừng.

b. Thành phần các loài cây bạn phân bố cùng Lim xanh

            Trong hệ sinh thái rừng các loài thực vật luôn có mối quan hệ tương tác hai chiều với nhau. Chúng tồn tại và phát triển được trong tự nhiên không những do chúng thích ứng được với điều kiện lập địa mà còn thích ứng được với các loài thực vật xung quanh nó, đây là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên. Do đó khi nghiên cứu về đặc điểm phân bố của loài Lim xanh việc tìm hiểu đặc điểm các loài cây đi kèm là việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái cũng như ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm chọn ra một phương thức hợp lý trong kinh doanh và trồng rừng phục vụ bảo tồn để phát huy tối đa sức sản xuất của rừng.

Từ kết quả điều tra bằng phương pháp OTC 7 cây, phân tích xử lý số liệu thu được kết quả cấu trúc tổ thành các loài cây bạn theo số cây như sau:

3,19 Lim xanh + 0,75 Ngát - 0,43 Lim xẹt - 0,39 Đa 3 gân - 0,29 Săng lẻ - 0,25 Ba bét nâu - 0,25 Chân chim - 0,25 Đỏm gai - 0,25 Sau sau - 0,22 Côm tầng - 0,22 Đẻn 3 lá - 0,22 Trám trắng - 0,22 Trường mật - 0,18 Máu chó lá nhỏ - 0,18 Trẩu + 2.72 Loài khác.

Số loài điều tra được là 88 loài, số cây bình quân của một loài là 3,68 cây. Các loài cây xuất hiện bên cạnh loài cây nghiên cứu có tần suất khác nhau, việc xếp hạng các loài cây bạn theo mức độ thường gặp được dựa vào tần suất xuất hiện tính theo số ô (Po%) hay số cá thể (Pc%). Hai cách này có thể cho kết quả khác nhau, vì tại một điểm điều tra có thể gặp nhiều cá thể của cùng một loài, những loài có tính quần sinh rõ rệt sẽ có vị trí xếp hạng cao hơn khi tính theo số cá thể. Với mức ý nghĩa α = 0,05 có thể phân biệt các loài cây bạn thành 3 nhóm:

- Nhóm I: Rất hay gặp gồm những loài có Po>30% và PC>7%.

- Nhóm II: Hay gặp gồm những loài có 15%< Po <30%, 3% < Pc < 7%.

- Nhóm III: Ít gặp, gồm những loài không đủ các điều kiện trên

Trong đó:        Po: Tần số xuất hiện tính theo điểm điều tra

                        Pc: Tần số xuất hiện tính theo số cá thể

Kết quả tính toán tần số xuất hiện các loài cây đi kèm với Lim xanh được tổng hợp ở bảng 03.

Bảng 03: Nhóm loài cây bạn của Lim xanh tại Bến En

TT

Nhóm loài

Tên loài

Số cây

Pc (%)

Số ô

Po (%)

Ghi chú

1

I

Lim xanh

25

7,72

18,00

34,62

 

2

II

Đẻn 3 lá

10

3,09

10

19,23

 

Đa 3 gân

11

3,40

8

15,38

 

Côm tầng

12

3,70

12

23,08

 

Lim xẹt

13

4,01

9

17,31

 

Ngát

21

6,48

16

30,77

 

3

III

82 loài

232

 

 

 

 

 

Từ bảng 03 cho thấy, Lim xanh là loài cây sống quần thụ với khá nhiều loài cây khác. Trong đó:

Nhóm cây rất hay gặp (Nhóm I) có 01 loài là Lim xanh. Lim xanh xuất hiện như cây bạn của chính nó với tần suất 7,72% theo số cây và 34,62% theo số ô điều tra. Điều này phản ánh tính quần thụ rõ rệt của Lim xanh và cho thấy xu hướng mọc thuần loài của Lim xanh trong rừng tự nhiên.

            Nhóm cây hay gặp (Nhóm II) có 5 loài gồm Đẻn 3 lá, Đa 3 gân, Côm tầng, Lim xẹt và Ngát.

            Nhóm cây ít gặp (Nhóm III) như Mãi táp, Máu chó lá nhỏ, Đỏm gai, Thừng mực mỡ, Chân chim, Săng lẻ, Trám chim, Trường mật,…

Đây là một vấn đề rất quan trọng cần được áp dụng khi xây dựng các chương trình trồng rừng, bảo tồn và phát triển Lim xanh.

c. Cấu trúc tầng thứ

            Cấu trúc tầng thứ là cấu trúc hình thái rừng theo chiều thẳng đứng, phản ánh sự phân chia ánh sáng giữa các nhóm thực vật khác nhau, thể hiện đặc tính chịu bóng hay ưa sáng của các nhóm loài.

 

Bảng 04: Cấu trúc tầng thứ của tầng cây gỗ trong các TTR ở Bến En

TT

Giá trị giữa cỡ Hvn(m)

Phân bố N/Hvn theo TTR (cây/ha)

IIa

IIb

IIIa1

IIIa2

gỗ - nứa

1

4

45

21

14

24

17

2

6

135

111

75

86

55

3

8

125

97

106

128

72

4

10

50

118

116

95

87

5

12

 

90

101

121

67

6

14

 

44

70

74

78

7

16

 

28

13

45

28

8

18

 

3

4

33

8

9

20

 

1

-

27

11

10

22

 

1

1

29

2

11

24

 

 

 

20

 

12

26

 

 

 

4

 

13

28

 

 

 

1

 

14

30

 

 

 

0

 

15

 

355

514

500

687

425

 

Kết quả điều tra cho thấy ở lâm phần có Lim xanh phân bố, cấu trúc rừng có 5 tầng, trong đó:

Tầng cây cao có 3 tầng tán (A): Tầng vượt tán (A1) có chiều cao >20m, tầng ưu thế sinh thái (A2) có chiều cao từ 10 – 20m, tầng dưới tán (A3) có chiều cao từ 4 – 10m.

Tầng cây bụi thấp (B): Cao từ 2 – 4m, gồm những cây bụi thân gỗ, các loài tre trúc và một số loài trong họ cau.

Tầng cỏ quyết (C): Có chiều cao <2m, gồm những thực vật thân thảo ưa ẩm và chịu bóng.

Từ kết quả ở bảng 04 cho thấy:

- Trạng thái IIa: Cây rừng chủ yếu tập trung ở cấp chiều cao 6 - 8m (chiếm tới 73%), biên độ chiều cao cũng chỉ nằm trong khoảng 4 - 10m. Cấu trúc tầng thứ khá đơn giản nên có thể coi là chưa có sự phân tầng trong trạng thái này. Tỷ lệ loài Lim xanh của TTR này chỉ chiếm 8,45% xếp thứ 3 sau Trẩu (26,76%) và Đa 3 gân (9,86%), cho thấy mặc dù Lim xanh chiếm tỷ trọng không cao nhưng vẫn là loài đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc quần thể.

Tầng cây bụi (B): Ở trạng thái rừng này tầng cây bụi đang phát triển mạnh do trong lâm phần còn nhiều chỗ trống, với một số loài đặc trưng như: Găng bọc, Chòi mòi lông, Đom đóm lá đay... có chiều cao từ 2-4m.

Tầng cỏ quyết (C): Tương tự như tầng cây bụi, lớp thảm tươi ở trạng thái rừng này cũng đang phát triển rất mạnh với các loài như: Dương xỉ, Cỏ lá tre, Cỏ lào, Mua chua...   

            - Ở trạng thái IIb: Mặc dù chiều cao cây rừng cũng tập trung khá cao trong khoảng chiều cao từ 4 – 10 m (chiếm 54%) nhưng đã bắt đầu có sự phân hóa chiều cao để hình thành tầng ưu thế sinh thái, với Hvn =  10 - 20m (chiếm 46%). Trong tầng ưu thế sinh thái gồm các loài: Ngát, Đa 3 gân, Lim xanh, Chân chim, Lim xẹt, Trám trắng và Trường mật. Các loài khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Riêng đối với Lim xanh thì số cây ở cỡ chiều cao từ 4 – 10 m chiếm 43,3% và cỡ chiều cao 10 – 20m chiếm 56,7% trong tổng số cây Lim xanh có mặt trong TTR IIb. Như vậy, Lim xanh phân bố khá đều ở tầng dưới tán và tầng ưu thế sinh thái.

Tầng cây bụi (B): Một số loài đặc trưng như Đơn nem, Mao mụt việt, Găng bọc....chiều cao từ 1,5-3m.

Tầng cỏ quyết (C): Một số loài đặc trưng như: Cỏ lá tre, Ráng thận lân, Chặc chìu, Móng bò ...

- Trạng thái gỗ - nứa: Cây gỗ ở cấp chiều cao từ 4 – 10m chiếm 34,2%, ở cấp chiều cao từ 10 – 20m chiếm 65,1%, tầng vượt tán chỉ có  0,7% số cây, do đó cây gỗ cũng chỉ có 02 tầng tán chính là tầng dưới tán và tầng ưu thế sinh thái. Những loài điển hình ở tầng dưới tán là: Ngát, Thừng mực mỡ, Đẻn 3 lá và Re sâu. Lim xanh ở tầng dưới tán chỉ chiếm 2,94%  tổng số cây nhưng chiếm tới 61,9% số cây Lim xanh có trong TTR gỗ - nứa. Điều đó cho thấy Lim xanh là loài tái sinh sau khi đã xuất hiện thảm thực vật rừng tại trạng thái này.

Ở trạng thái rừng này tầng cây bụi, thảm tươi chủ yếu là Nứa có chiều cao từ 2 – 6m và một số loài dây leo như: Móng bò, Chặc chìu, Dất mèo lông... Tầng cỏ quyết hầu như không có do không sinh trưởng và phát triển được dưới tán Nứa.

- Trạng thái IIIa1: Cây gỗ không có tầng vượt tán, có 39% số cây gỗ nằm trong tầng dưới tán, 60,8% số cây nằm ở tầng ưu thế sinh thái. Trong tầng dưới tán có các loài cây như: Ngát, Chân chim, Trâm trắng, Trám trắng, Thừng mực, Bưởi bung, Lim xẹt là những loài chiếm số đông. Loài Lim xanh ở TTR IIIa1chủ yếu nằm ở cỡ chiều cao 10 – 20m (chiếm 88,1% số cây Lim xanh trong trạng thái) và là loài có số lượng lớn nhất. Do đó, đây là loài có vai trò quan trọng nhất trong cấu trúc tầng tán của TTR IIIa1. Tuy nhiên ở tầng dưới tán chỉ có 11,9% tổng số cây Lim xanh có trong trạng thái cho thấy sự thiếu hụt số lượng cây bổ sung của loài này trong thời gian tới.

Tầng cây bụi, thảm tươi chủ yếu là Nứa tép, Găng bọc và một số loài dây leo như: Dây dẻ, Móng bò, Dất na...

Tầng cỏ quyết gồm Cỏ lá tre, Cỏ lào..phát triển mạnh tại những điểm trống trong rừng.

            - Trạng thái IIIa2: Là trạng thái mà cây gỗ đã có sự phân tầng rõ nhất và đã hình thành 03 tầng tán rừng. Ở tầng dưới tán có 34,7% số cây, tầng ưu thế sinh thái có 57,8% và tầng vượt tán có 7,8% số cây nhưng giữa các cấp chiều cao không có sự phân định  rõ ràng vì luôn có một tỷ lệ khá lớn cây rừng có chiều cao trung gian. Trong tầng dưới tán, những loài có số lượng lớn là Lim xanh, Súm chè, Trám trắng.Ở tầng ưu thế sinh thái (10 – 20m), những loài có số lượng lớn là Lim xanh, Ngát, Dền đỏ, Súm chè, Chân chim.Ở tầng vượt tán, các loài chiếm ưu thế là Lim xanh, Lim xẹt, Ngô đồng, Sau sau. Trong TTR IIIa2, Lim xanh chiếm tới 20,6% tổng số cây có trong TTR, trong đó: Tầng dưới tán có 20,4%, tầng ưu thế sinh thái có 68,4% và tầng vượt tán có 11,2% tổng số cây Lim xanh trong TTR. Như vậy, Lim xanh luôn chiếm ưu thế ở cả 03 tầng tán cho thấy vai trò chi phối của loài cây này đối với cấu trúc tầng thứ của TTR IIIa2.

Tầng cây bụi (B): Cây bụi chỉ có một số ít cây phát triển yếu như: Ớt sừng, Lấu, Trọng đũa ... có chiều cao từ 1 -2m.

Tầng cỏ quyết (C): Phát triển tương đối mạnh, ở một số vị trí độ che phủ lên đến 90% diện tích mặt đất, với các loài như: Dương xỉ, Sa nhân, Riềng giá, Ráng thận lân...   

/data/data/com.infraware.PolarisOfficeStdForTablet/files/.polaris_temp/image1.emf

Hình 01. Phân bố thực nghiệm N/Hvn trong các TTR ở Bến En

            Hình 01 cho thấy, phân bố thực nghiệm N/Hvn của tất cả các TTR ở Bến En đều có dạng phân bố chuẩn hơi lệch trái (theo phân bố Weibull). Kiểu phân bố N/Hvn của trạng thái IIb có dạng 2 đỉnh ở cỡ chiều cao 6m, 10m và trạng thái IIIa2  có dạng 2 đỉnh ở cỡ chiều cao 8m và 12m.

            Nhìn chung, phần lớn số cây của các trạng thái rừng ở Bến En nằm ở cấp chiều cao từ 6- 12m cho thấy, các TTR ở đây đang trong giai đoạn phục hồi nên biện pháp lâm sinh quan trọng nhất là thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng để quá trình phục hồi được diễn ra theo đúng quy luật tự nhiên.

d. Cấu trúc mật độ

            Mật độ có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng D1,3 , Hvn của cây, từ đó ảnh hưởng đến trữ lượng rừng. Thực tế nghiên cứu ở nhiều nơi cho thấy tại các trạng thái rừng phục hồi thường có mật độ khá cao, trong khi ở các TTR nghèo thường có mật độ thấp.

Bảng 05: Mật độ cây gỗ nơi Lim xanh phân bố

TT

TTR

Số OTC

D1.3 (cm)

Hvn (m)

N/ha (cây/ha)

1

IIa

16

12,4

7,5

355

2

IIb

29

19,6

10,5

514

3

IIIa1

21

17,9

11,6

500

4

IIIa2

19

20,3

14,5

687

5

gỗ - nứa

15

24,2

13,0

425

 

Mật độ cao nhất thuộc về các trạng thái IIIa2, IIb, tiếp đến là IIIa1, gỗ - nứa và cuối cùng là IIa. Điều này kết hợp với sự có mặt của những loài cây tiên phong ưa sáng trong tổ thành rừng một lần nữa khẳng định rằng trong các TTR nghèo ở Bến En đã có hiện tượng tái sinh lỗ trống cách đây một thời gian khá dài.

            Mật độ khá thấp ở các trạng thái IIa và gỗ - nứa không đảm bảo cho sự phục hồi mạnh mẽ các hệ sinh thái rừng có tính ổn định cao.

e. Cấu trúc tuổi

            Cấu trúc tuổi cho chúng ta biết số lượng cá thể loài cây rừng ở các độ tuổi khác nhau, thể hiện sự liên tục hay gián đoạn của thảm thực vật trong hệ sinh thái rừng. Trong các TTR ở VQG Bến En thì tuổi cây rừng không phân biệt rõ ràng mà thường có sự kế tiếp nhau do quá trình tái sinh diễn ra liên tục vì thế việc nghiên cứu cấu trúc tuổi của các hệ sinh thái rừng này được thông qua sự phân bố N/D1,3.

/data/data/com.infraware.PolarisOfficeStdForTablet/files/.polaris_temp/image2.emf

Hình 02. Biều đồ phân bố số cây theo cấp đường kính

Hình 02 cho thấy, cấu trúc tuổi của các trạng thái rừng ở Bến En có dạng phân bố chuẩn hơi lệch trái.Cây gỗ trong các lâm phần chủ yếu tập trung ở cỡ đường kính nhỏ, cấp tuổi thấp. Trạng thái gỗ - nứa không có sự liên tục của cấp D1,3 = 61 - 101cm cho thấy có sự thiếu hụt về số cây ở cấp tuổi lớn do quá trình khai thác chọn trước khi thành lập Vườn quốc gia để lại. Do đó, để thúc đẩy quá trình phục hồi rừng cần phải có biện pháp làm giàu rừng tại phân khu phục hồi sinh thái và làm tốt công tác bảo vệ rừng

4. KẾT LUẬN

Lim xanh phân bố trên các trạng thái rừng IIa,,IIb,,IIIa1, IIIa2 ở  Vườn Quốc gia Bến En, không gặp phân bố của loài ở sinh cảnh núi đá vôi trong khu vực.

Lim xanh tham gia vào công thức tổ thành mật độ cũng như tổ thành theo chỉ số quan trọng IV% và ở tầng tán chính của rừng, khẳng định vai trò quan trọng của loài trong cấu trúc lâm phần.

Hiện nay ít gặp Lim xanh có kích thước lớn, tuổi già bởi rừng đã bị tác động mạnh do khai thác trước khi Vườn quốc gia được thành lập.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo cũng như công tác bảo tồn loài Lim xanh ở Vườn quốc gia Bến En.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam.NXB Nông nghiệp-Tp. Hồ Chí Minh.

2. Đặng Hữu Nghị, 2013. Nghiên cứu động thái rừng phục hồi sau nương rẫy ở Vườn Quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hóa.Luận văn cao học ĐH Lâm nghiệp.

3. Đặng Hữu Nghị và cộng tác viên,2014. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển  loài Lim xanh tại Vườn Quốc gia Bến En. Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh.

 

NATURAL DISTRIBUTION CHARACTERISTICS OF IRON TREE

(ERYTHROPHLEUM FORDII OLIV.)

IN BN EN NATIONAL PARK

Tran Ngoc Hai, Dang Huu Nghi

Summary

                  Erythrophleum fordii Oliv. is a large tree species with high quality wood. This species is naturally distributed in the mountains at elevations from 50-500m in Ben En National Park. The research results about the density structure showed that  Erythrophleum fordii Oliv. is one of the major tree species of forest types IIa, IIb, IIIa1, IIIa2 accompanying with other large woody species such as Canarium album, Peltophorum tonkinensis, Endospermum chinens)and small woody species such asAcronychia pedunculata, Knema conferta, Wrightia pubescens. In the composition formula of four above forest types, Erythrophleum fordii Oliv. is of IV% importance. However, this species is not distributed in bamboo forest. In the forest containing Erythrophleum fordiiOliv., the more frequent species are Vitex tripinnata, Ficus sp., Peltophorum tonkinensis, Gironniera subaequalis; the less frequent species are Knema conferta, Canarium tonkinensis, Wrightia pubescens, Lagerstroemia calyculata, Amesiodendron chinense. Erythrophleum fordii Oliv.contributes significantly in the main canopy structure and plays important role in the forest structure of the region. The research results presented in this paper provide the scientific basis for better management of forest resources in Ben En National Park.

Keyword: Ben En National Park, density, Erythrophleum fordii, forest structure

 

 
 

Nguồn tin: Vườn quốc gia Bến En
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 30756


Các tin khác:
 Cần tháo gỡ những bất cập trong thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý hình sự đối với hành vi, vi phạm về động vật hoang dã (13/10/2016)
 Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền cấp xã tại địa bàn huyện Quan Hóa (03/10/2016)
 Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Thành giúp đỡ xây dựng Nông thôn mới tại thôn Ngọc Liên xã Thành Tâm. (03/10/2016)
 TAND huyện Thường Xuân tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng tại xã Bát Mọt (29/09/2016)
 Ký kết chương trình phối hợp BVR khu vực biên giới giữa huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào) và huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa (29/09/2016)
 Huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị sơ kết công tác BVR, PCCCR 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2016. (26/09/2016)
 Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa tổ chức hội nghị Sơ kết Chương trình phối hợp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng vùng biên giới hai tỉnh: Thanh Hoá - Hủa Phăn, năm 2016 (06/09/2016)
 Thanh Hóa quản lý tốt công tác gây nuôi động vật hoang dã (01/09/2016)
 Hạt Kiểm lâm huyện Hà Trung triển khai thực hiện Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT (25/08/2016)
 Hội nghị phổ biến, quán triệt một số nội dung văn bản QPPL mới, gắn với việc khắc phục những tồn tại hạn chế của cá nhân các đồng chí Hạt trưởng, Đội trưởng các đơn vị trực thuộc (22/08/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang