Số lượt truy cập
Hôm nay 29154
Hôm qua 58866
Tuần này 192724
Tháng này 3230550
Tất cả 193026134
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 17/07/2013
Một số công thức luân canh hợp lý để tăng hiệu quả trồng mía ở Thanh Hoá

Mía là một trong những cây có năng suất sinh vật học rất cao, hàng năm mía có trả lại cho đất một khối lượng chất hữu cơ khá lớn, song cũng lấy đi của đất một khối lượng chất dinh dưỡng không ít, nhất là đạm. Mía lại thường bị một số loại sâu bọ ở dưới đất phá hại rất nghiêm trọng như ấu trùng bọ hung, bọ hung và mối, v.v... phá hại gốc, nhất là các chân đất nhẹ, đất cát, đất xấu, đất cao hạn, đất bãi ven sông tỷ lệ bọ hung phát triển rất mạnh làm cho năng suất mía gốc bị giảm sút và thời gian lưu gốc bị rút ngắn. Ở tỉnh ta, phần lớn diện tích không được luân canh, sâu bệnh gia tăng, nhất là bọ hung hại mía phát triển. Luân canh là biện pháp diệt trừ sâu hại gốc triệt để và rẻ tiền nhất. Qua số liệu điều tra ở nhiều vùng mía trong nước, chỉ riêng biện pháp luân canh hợp lý có thể làm tăng năng suất từ 15-30% so với liên canh.

Ngoài tác dụng cải tạo đất, điều hoà sinh trưởng, diệt trừ sâu bệnh và cỏ dại; luân canh còn có tác dụng điều hoà lao động, nước và phân hữu cơ; làm phong phú sản phẩm trong vùng sản xuất nông nghiệp trong vùng.

1. Tuỳ điều kiện đất đai, giống, lao động, khả năng phân bón (nhất là phân hữu cơ) trình độ thâm canh và yêu cầu về nguyên liệu mía đối với nhà máy, có thể chọn một trong các chu kỳ luân canh sau:

- Chu kỳ luân canh 9 năm: Trong đó 8 năm trồng mía, một năm trông cây khác; Trong 8 năm trồng mía gồm 2 tiểu chu kỳ. Mỗi tiểu chu kỳ gồm một năm mía tơ 3 năm lưu gốc. Công thức này có ưu điểm là mức độ chuyên canh cao, cây mía chiếm ưu thế tuyệt đối trong vùng, các cơ sở và thiệt bị chuyên dùng cho mía được tận dụng cao độ, .... Công thức này áp dụng nơi đất đai phì nhiêu, thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng; có điều kiện tưới tiêu chủ động hoặc chế độ nước điều hoà, không bị hạn nặng và úng nghiêm trọng; có giống mía tốt, tái sinh mạnh; có điều kiện và biện pháp phòng trừ sâu bệnh tốt; trình độ thâm canh cao; phân bón đầy đủ, nhất là phân hữu cơ.

- Chu kỳ luân canh 7 năm: Mía tơ- mía gốc vụ 1- mía gốc vụ 2- mía tơ- mía gốc vụ 1- mía gốc vụ 2- năm luân canh: Trong đó 6 năm trồng mía, 1 năm trồng cây khác; Trong 6 năm trồng mía gồm 2 tiểu chu kỳ; mỗi tiểu chu kỳ gồm 1 năm mía tơ, 2 năm mía gốc. Công thức này cũng có ưu điểm tương tự với công thức trên, nhưng mức độ tập trung và chuyên canh thấp hơn.

- Chu kỳ luân canh 5 năm: Mía tơ- mía gốc vụ 1- mía gốc vụ 2- mía gốc vụ 3- năm luân canh: Trong đó 4 năm trồng mía, 1 năm trồng cây khác. Trong 4 năm trồng mía có thể 1 năm mía tơ, 3 năm lưu gốc; hoặc chia thành 2 tiểu chu kỳ, mỗi tiểu chu kỳ gồm 1 năm mía tơ và một năm lưu gốc.Trường hợp bắt buộc phải chia thành 2 tiều chu kỳ chỉ áp dụng đối với những nơi đất cát già, giống tái sinh yếu, sâubọ hại gốc quá nhiều và có dư thừa lao động.Chu kỳ luân canh 5 năm có thể vận dụng phổ biến cho nhiều loại đất và tương đối phù hợp với trình độ canh tác của tỉnh ta hiện nay. Nó vừa đáp ứng được lợi ích của người  trồng mía (có hiệu quả kinh tế cao); vừa thoả mãn được yêu cầu của nhà máy (trình độ chuyên canh khá, vùng tương đối tập trung).

- Chu kỳ luân canh 4 năm: Mía tơ- mía gốc vụ 1- mía gốc vụ 2- 1 năm luân canh: Trong đó có 3 năm trồng mía, 1 năm trồng cây khác. Trong 3 năm trồng mía gồm một năm mía tơ, 2 năm mía lưu gốc. Công thức này có nhược điểm là tỷ lệ mía thấp, mức độ chuyên canh chưa cao, nên vùng phải mở rộng, chưa tận dụng đúng mức các thiết bị chuyên dùng cho cây mía. Ưu điểm là quay vòng nhanh, đất chóng được cải thiện, hiệu quả kinh tế đối với người trồng mía cao hơn các công thức trên, cơ cấu sản phẩm trong vùng phong phú hơn. Công thức này nên áp dụng đối với các vùng mía phục vụ cho nhà máy nhỏ, yêu cầu về chuyên canh chưa cao, vần đề cự ly vận chuyển chưa gây khó khăn.

- Chu kỳ luân canh 3 năm: Một năm mía tơ- một năm mía gốc- một năm luân canh. Công thức này nên áp dụng cho các vùng đất có tỷ lệ cát quá cao, đất nghèo dinh dưỡng, đất mầm mống các loại sâu bọ hại gốc quá nhiều; hoặc những nơi trồng mía phục vụ cho các lò thủ công, chưa đòi hỏi trình độ chuyên canh cao.

2. Tuỳ tập quán canh tác, khả năng lao động và phân bón, điều kiện nước và thổ nhưỡng của từng vùng, có thể chọn áp dụng một trong các công thức sau đây:

- Đậu tương xuân- đậu tương hè-khoai tây- gối mía: Công thức này thường dùng ở các nơi đất tốt, nhẹ, thoát nước, lao động đòi dào, trình độ thâm canh khá. Công thức này thoã mãn được yêu càu cải tạo đất. Khôi phục đạm, góp phần giải quyết lượng thực và có thể trồng mía sớm (gối với khoai tây) có lợi cho săng suất mía vụ sau.

- Đậu co ve-đậu xanh- rau vụ thu- rau vụ đông-mía: Công thức này có hiệu quả kinh tế cao, cải tạo đất tốt, rất có lợi cho vụ mía sau; song chỉ có thể thực hiện đối với các nơi gần thành thị, có thị trường tiêu thụ rau, nơi có dòi dào sức lao động và có trình độ thâm canh cao.

- Lạc xuân- lạc thu- cây phân xanh-mía:Công thức này tuy thu nhập không cao nhưng có tác dụng cải tạo đất mạnh, cung cấp cho đất một lượng phân xanh (kể cả giây lạc) và đạm đáng kể, tạo điều kiện rất tốt cho chu kỳ mía tiếp theo. Công thức này nên áp dụng ở các vùng đồi trung du, đất có độ phì thấp và bình quân ruộng đất cho đầu người cao.

-  Đậu xanh-vừng-khoai tây hoặc rau vụ đông-mía:Công thức này thường áp dụng đối với các nơi đất có tỷ lệ cát cao, độ phì nhiêu thấp, thường bị hạn trong mùa hè.

- Đậu xanh-đậu tương hè- cây vụ đông-mía: Công thức này nen áp dụng ở các vùng trung du, đất đai bằng phẳng, độ phì trung bình, trình độ thâm canh chưa cao.

-  Lạc -lúa xuân- cây vụ đông-mía: Công thức này được áp dụng rộng rãi ở các nơi chủ động nước; vừa có tác dụng tăng đạm, cải tạo đất, vừa tăng thêm lượng thực; tiêu diệt triệt để các loại sâu hại gốc mía.

- Khoai tây-lúa xuân-lúa mùa-cây vụ động-mía: Công thức này có ưu điểm là tăng được lượng lương thực đáng kể, phù hợp với các nơi thiếu lương thực. Có tác dụng tiêu diệt sâu bọ hại gốc mía một cách triệt để, song chỉ có thể áp dụng được ở các nơi chủ động nước và có điều kiện thu hoạchmía sớm vào đầu tháng11.

         - Đậu tương-lạc hoặc lúa gieo cạn-khoai lang gối mía: Công thức này thường áp dụng ở các vùng bãi cao, chỉ dựa vào nước trời, không chủ động được khâu tưới. Công thức này có ưu đỉem là vừa cải tạo đất, vừa tăng được lượng lương thực.

- Khoai lang-cây bộ đậu hoặc lúa mùa- cây vụ đông-mía: Công thức này được áp dụng ở các nơi dựa vào nước trời, trình độ thâm canh trung bình.

-  Các cây bộ đậu-lúa mùa-gối mía thu: Công thức này có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi, vừa cải tạo đất, vừa giải quyết tốt vấn đề lượng thực, trừ sâu bệnh triệt để và có thể trồng mía sớm.

Tác giả: Đặng Duy Huynh - Phòng Trồng trọt
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 30522


Theo dòng sự kiện:
 Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm (07/11/22)
 Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Cu Ba tham quan, trao đổi kinh nghiệm với Nhà máy chế biến tinh bộ sắn Phúc Thịnh (03/10/22)
 Thiệu Hóa chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ đông (07/09/22)
 Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở khu vực miền núi (16/08/22)
 Đồng chí Cao Văn Cường, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra công tác phát triển cây gai nguyên liệu năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn huyện Như Thanh và Nông Cống (25/07/22)
 Như Thanh tập trung lãnh đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh (18/07/22)
 Hội thảo xác định thích nghi, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thạch Thành (15/04/22)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất (11/02/22)
 Phạm vi phân bố và mức độ gây hại của bệnh khảm lá sắn tại Thanh Hóa (26/12/21)
 Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa (23/12/21)


Các tin khác:
 Sử dụng phân bón lá cho lúa (23/06/2015)
 Sâu tơ hại rau và biện pháp phòng trừ (23/06/2015)
 Cách trồng bầu an toàn (23/06/2015)
 Một số sâu bệnh hại chính trên cây lúa và biện pháp phòng trừ (23/06/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang