Số lượt truy cập
Hôm nay 22880
Hôm qua 58866
Tuần này 186450
Tháng này 3224277
Tất cả 193019861
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 05/10/2022
Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất lúa chất lượng BT09 theo chuỗi giá trị hàng hóa”.

Xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một xã thuần nông có khoảng 60-70% số lao động là nông dân gắn bó với nông nghiệp. Mặc dù đã đạt được nhiều thành công trong phát triển sản xuất nông nghiệp, giúp nâng cao đời sống cho người nông dân. Tuy nhiên, việc hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, gắn với tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều thách thức trong đó có cây lúa.

Xuất phát từ nhu cầu nói trên, với mục tiêu đưa nhanh các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, giảm chi phí đầu tư, gắn sản xuất với tiêu thụ, nâng cao giá trị thu nhập cho người trồng lúa. Vụ Mùa năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã phối hợp với UBND xã Vĩnh Quang triển khai thực hiện mô hình “Sản xuất lúa chất lượng BT09 theo chuỗi giá trị hàng hóa” thuộc dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi giá trị hàng hóa tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ” tại xã Vĩnh Quang huyện Vĩnh Lộc. Giống lúa đưa và sản xuất là giống BT09, trên diện tích 20 ha, với 80 hộ tham gia thực hiện, được hỗ trợ 50% giống.

Qua 5 tháng triển khai cho thấy, do áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật như: Mạ khay máy cấy, bón phân cân đối hợp lý, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh theo IPM nên cây lúa trong mô hình sinh trưởng phát triển tốt. Qua đánh giá cho thấy giống BT09 rất phù hợp với đồng đất địa phương, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh. Mặt khác, thông qua mô hình đã hình thành được liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra giúp nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, tạo chuỗi sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao hơn.

Trên diện tích 20 ha, lúa BT09 được đánh giá đạt hiệu quả kinh tế rõ rệt, năng suất trung bình đạt trên 62 tạ/ha, giá trị đạt trên 48.000.000 đồng/ha, tăng hơn 10.000.000 đồng/ha so với lúa tẻ khác. Toàn bộ sản phẩm đã tổ chức thu mua. Mô hình đã giúp nông dân chuyển đổi tư duy từ sản xuất lúa truyền thống manh mún, sang sản xuất tập trung quy mô lớn, thâm canh cùng một loại giống, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học./.

20220821_151915


Nguồn tin: Nguyễn Trọng Minh - Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 7579


Các tin khác:
 Mô hình nuôi các vược hiệu quả cao (13/09/2022)
 Mô hình chăn nuôi gà thả vườn (13/09/2022)
 Khởi sắc ở làng nghề sản xuất cá giống Minh Tâm (13/09/2022)
  Phương pháp chăm sóc đàn gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão (12/09/2022)
 Thanh Hóa: Bàn giao gà giống và thuốc thú y cho các hộ tham gia mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2022 (07/09/2022)
  Nuôi vịt trong nhà lạnh theo kỹ thuật của công ty CP (24/08/2022)
  Hiểu đúng câu tục ngữ "Cà làng Hạc ăn gãy răng" (24/08/2022)
  Thăm và kiểm tra các mô hình sản xuất lúa vụ Mùa thuộc chương trình khuyến nông địa phương năm 2022 (15/08/2022)
  Lợi ích và hiệu quả từ việc nuôi cá biển trong ao đất (15/08/2022)
  Một số quan tâm khi tự phối trộn thức ăn trong chăn nuôi (15/08/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang