Số lượt truy cập
Hôm nay 21505
Hôm qua 58866
Tuần này 185075
Tháng này 3222901
Tất cả 193018485
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 18/03/2020
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển

Thời gian qua, công tác phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên các vùng biển đã được các sở, ngành có liên quan của tỉnh, địa phương ven biển triển khai thực hiện nhằm giảm thiểu thiệt hại xảy ra.

Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển

Ngư dân xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) chuẩn bị vươn khơi.


Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù không có bão, áp thấp nhiệt đới, nhưng tình trạng tai nạn tàu cá xảy ra trên biển vẫn diễn ra. Ngày 4-2, tàu cá TH 90183TS, có công suất 280CV, làm nghề bóng ghẹ của ông Trần Văn Thành, thôn Tiến, xã Quảng Nham (Quảng Xương) đang khai thác hải sản cách bờ biển Lạch Hới 26 hải lý về hướng Đông thì bị chìm. Khi bị nạn trên tàu có 7 ngư dân. Đồn Biên phòng Sầm Sơn và Hải đội 2 đã huy động 10 cán bộ, chiến sĩ, sử dụng xuồng cao tốc, tàu tuần tra để tìm kiếm cứu nạn và huy động 2 tàu cá đang khai thác gần đó tham gia hỗ trợ, tìm kiếm cứu vớt kịp thời. Ngày 1-3 vừa qua, khi đang trên đường vào bờ, đến phao số 0 cửa Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tàu cá TH 90178TS, công suất 360 CV, chở 11 thuyền viên do ông Ngô Văn Bảo (TP Sầm Sơn) làm thuyền trưởng bị sóng to đánh vỡ mạn thuyền. Nhận được thông tin, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thuận An cùng người dân địa phương đã kịp thời ứng cứu 11 thuyền viên trên tàu. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn tàu cá do khai thác hải sản trong điều kiện sóng, gió bất thường, tàu cá cũ không kiểm định... Việc các tàu cá chưa đủ điều kiện an toàn nhưng vẫn ra khơi đã khiến không ít vụ tai nạn thương tâm trên biển xảy ra. Thậm chí, một số ngư dân ở các địa phương ven biển vẫn còn tồn tại quan niệm sai lầm rằng, đi biển mang theo áo phao là chẳng lành cho nên nếu có trang bị cũng để cho vui chứ không sử dụng. Mặt khác, công tác quản lý tàu thuyền của các cơ quan có liên quan, địa phương chưa tốt, còn để nhiều tàu thuyền chưa đủ điều kiện kỹ thuật, thiếu các thiết bị an toàn ra khơi.

Hiện toàn tỉnh có 7.286 tàu cá, thu hút khoảng 28.000 lao động trực tiếp tham gia khai thác hải sản trên biển. Ngư trường khai thác của ngư dân trong tỉnh chủ yếu ở Vịnh Bắc bộ và một số tàu hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Theo dự báo, năm nay thời tiết có nhiều tính chất bất thường, diễn biến phức tạp. Để bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, các huyện, thành phố ven biển chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các đơn vị có liên quan của tỉnh phổ biến cho chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân nắm vững các quy định về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển. Tầm quan trọng và trách nhiệm đối với việc trang bị đầy đủ các thiết bị bảo đảm an toàn cho người và tàu cá. Tăng cường quản lý chặt chẽ các tàu cá khai thác hải sản trên địa bàn quản lý; vận động ngư dân mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên theo quy định. Tiếp tục triển khai củng cố, phát triển các tổ đoàn kết trên biển để phát huy được sức mạnh tập thể trong khai thác hải sản, hỗ trợ, cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra. Yêu cầu các chủ tàu trang bị, vận hành sử dụng thiết bị giám sát hành trình theo quy định và ký bản cam kết không vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn cho người, tàu cá hoạt động trên biển. Các lực lượng: Công an, chi cục thủy sản, đồn biên phòng tuyến biển quản lý chặt chẽ việc xuất cảng, về cảng của tàu cá, kiên quyết không cho tàu đi khai thác khi chưa bảo đảm đủ điều kiện an toàn. Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến đến cộng đồng ngư dân các quy định về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên các vùng biển. Vận động ngư dân mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên theo quy định. Đồng thời, hướng dẫn chủ tàu/thuyền trưởng các quy tắc an toàn về cứu sinh, cứu hỏa, chống thủng, chống chìm, trang bị và vận hành thiết bị giám sát hành trình. Các biện pháp phòng tránh tai nạn, kỹ năng sơ cấp cứu cho bà con ngư dân, người điều khiển tàu thuyền hoạt động trên biển để người đi biển có thể tự cứu mình, xử lý vết thương trong thời gian chờ lực lượng cứu nạn hỗ trợ khi gặp sự cố trên biển. Thường xuyên thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển theo quy định.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20240


Các tin khác:
 Triển khai các chính sách tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (05/03/2020)
 Áp dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản (05/03/2020)
 “Quả ngọt” từ Nghị quyết 04 (05/03/2020)
 Phát triển HTX nuôi trồng thủy sản - còn nhiều khó khăn (05/03/2020)
 Tăng cường quản lý các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá (05/03/2020)
 Chấn chỉnh công tác xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác trên địa bàn tỉnh (03/03/2020)
 Nhiều khó khăn trong hoạt động chế biến nông, thủy sản (03/03/2020)
 Gặp mặt đầu xuân Canh Tý năm 2020 - Câu lạc bộ Hưu trí ngành Thủy sản (05/02/2020)
  Hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao (04/12/2019)
 Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tôm hùm và tôm càng đỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (04/10/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang