Số lượt truy cập
Hôm nay 9244
Hôm qua 58866
Tuần này 172814
Tháng này 3210640
Tất cả 193006224
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 18/10/2010
VỆ SINH THÚ Y VÀ LỊCH TIÊM PHÒNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN

 

I. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG MẮC

 BỆNH CỦA LỢN.

 

1. Stress/các yếu tố tác động bất lợi.

- Thời tiết quá nóng, quá lạnh, thay đổi đột ngột.

- Do vận chuyển đường dài, thay đổi chuồng trại và môi trường nuôi.

- Do nhốt quá chật, nhốt chung với gia súc khác.

- Do dinh dưỡng kém hoặc các yếu tố sinh lý khác theo chu kỳ, độ tuổi làm hệ thống bảo vệ cơ thể yếu đi, gia súc mất khả năng chống bệnh và dễ mắc bệnh.

2. Thức ăn nước uống.

- Thức ăn không đầy đủ hoặc không đảm bảo chất lượng (ôi, mốc, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm mốc…).

- Nước uống không đủ, không đảm bảo vệ sinh.

3. Ký sinh trùng.

- Ký sinh trùng là loại sinh vật sống ký sinh bên ngoài (ruồi, ve, nghẻ…), hoặc ký sinh bên trong cơ thể (giun sán), hút chất dinh dưỡng, làm tổn thương da, niêm mạc, ruột và cơ quan bên trong, gây tắc nghẽn hoặc ảnh hưởng đến tiêu hoá dẫn đến lợn gầy còm, suy dinh dưỡng, tạo tiền đền cho một số bệnh khác phát triển.

4. Vi sinh vật có hại.

- Các loại vi trùng, vi rút có hại thâm nhập vào cơ thể vi rút bằng nhiều con đường: qua da, vết thương, niêm mạc, không khí, thức ăn, nước uống… kết hợp với các nhân tố khác làm gia súc bị bệnh và chết.

5. Sức đề kháng của lợn.

- Bình thường lợn có khả năng tự đề kháng không đặc hiệu: tiêu diệt, ngăn cản mầm bệnh thông qua các hệ thống tự bảo vệ, như men tiêu hoá, bạch cầu và các hạch bên trong cơ thể. Khi sức kháng của con vật yếu đi, mầm bệnh dễ xâm nhập và phát triển thành bệnh.

    II. NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ VỆ SINH PHÒNG BỆNH

1. Vệ sinh chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi.

- Nên phân biệt khu vực nuôi hoặc chuồng nuôi cho các gia súc khác nhau và độ tuổi khác nhau. Ví dụ nuôi lợn thịt riêng, lợn nái riêng, các lứa lợn khác nhau nuôi ở các ngăn chuồng riêng.

- Cần giữ cho chuồng trại luôn luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

- Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ…

- Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng khoảng 10-15 ngày trước khi nuôi lứa mới.

- Lợn mới mua phải nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 15-20 ngày trước khi nhập đàn.

- Hạn chế người và súc vật vào khu vực chăn nuôi để đề phòng việc phát tán mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi.

2. Các biện pháp khử trùng.

- Sử dụng ánh sáng mặt trời để phơi máng ăn, mắng uống, dụng cụ chăn nuôi.

- Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi mới tôi xung quanh và bên trong chuồng nuôi, để 2-3 ngày rồi quét dọn.

- Dùng Formol từ 1-3% hoặc Crezil 3-5% phun toàn bộ nền và tường chuồng.

- Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím với liều lượng cứ 17,5g thuốc tím + 35ml Formol cho 1m3 chuồng nuôi. Khi xông đòi hỏi chuồng phải kín mới có tác dụng.

- Chú ý không khử trùng khi có gia súc trong chuồng vì:

+ Bột vôi có thể xông vào mũi, họng làm ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp

+ Nước vôi có thể gây bỏng cho gia súc.

3. Vệ sinh thức ăn nước uống.

- Không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc.

- Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tù đọng hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao.

- Bổ sung thêm khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho gia súc.

- Không cho lợn ăn thức ăn không rõ nguồn gốc.

- Không mổ lợn ốm gần khu vực chăn nuôi và không cho lợn ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của lợn bệnh và lợn mua về từ chợ không rõ nguồn gốc.

 

 

III. CÁC CHÚ Ý KHI LƠN MẮC BỆNH HOẶC NGHI MẮC BỆNH

      Việc kiểm tra, phát hiện dịch bệnh thường xuyên không chỉ để phòng bệnh cho một trang trại mà còn phòng dịch bệnh lây lan sang các trang trại khác trong khu vực.

1. Nhận biết lợn mắc bệnh.

- Bỏ ăn hoặc kém ăn.

- Ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, lười đi lại.

- Mắt lờ đờ, lông xù

- Sốt cao, uống nước nhiều, tai đỏ hoặc tím tái.

- Ho, khó thở, thở mạnh, kêu la, ỉa chảy.

- Các bệnh truyền nhiễm có thể gây xuất huyết ngoài da hoặc tím tái các vùng da như đầu, tai, chân…

2. Các biện pháp cần làm khi lợn mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.

- Cách ly lợn ốm ngay để theo dõi.

- Đưa ngay xác lợn chết ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ theo từng loại bệnh.

- Báo cán bộ thú y đến để kiểm tra hoặc lấy mẫu gia súc ốm để gửi đi kiểm tra.

- Tăng cường các biện pháp vệ sinh sát trùng chuồng trại.

- Không bán chạy gia súc ốm, không mổ lợn ốm gần khu vực chăn nuôi.

- Không đem thức ăn thừa của lợn bệnh cho gia súc khác ăn.

- Hạn chế đi lại hoặc vận chuyển các vật dụng.

                     

IV. VẮC XIN VÀ TIÊM PHÒNG.

          Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Vắc xin là các chế phẩm sinh học được chế từ mầm bệnh đã bị làm yếu (vắc xin nhược độc) hoặc chết (vắc xin chết/vô hoạt) có tác dụng phòng chính bệnh đó cho các gia súc được tiêm vắc xin.

          Chú ý rằng khi tiêm vắc xin vào cơ thể, kháng thể chưa có sức chống bệnh, mà cần thời gian 7-21 ngày (tuỳ loại vắc xin) mới có thể miễn dịch bảo hộ được cho gia súc.

          Nhiều loại vắc xin chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, do đó, việc tiêm nhắc lại đối với nhiều loại vắc xin là rất cần thiết.

1. Nguyên tắc khi sử dụng vắc xin.

- Khâu bảo quản: Một số loại vắc xin đòi hỏi phải bảo quản lạnh từ nhiệt độ 4-100C (chỉ dẫn ghi trên nhãn vắc xin), và bị phân huỷ bởi ánh sáng trực tiếp. Nếu để ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ yêu cầu thì vắc xin sẽ không còn tác dụng. Một số loại vắc xin nhược độc phòng bệnh do siêu vi trùng gây ra phải được bảo quản trong tủ lạnh âm sâu 200C trở lên.

- Vắc xin chỉ dùng cho lợn khoẻ, không dùng cho lợn yếu hay đang mắc bệnh

- Vắc xin phòng bệnh nào chỉ dùng phòng bệnh đó.

- Dùng vắc xin đúng liều lượng, đúng vị trí, đúng lứa tuổi.

- Phải tiêm nhắc lại vắc xin đúng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Khi dùng phải kiểm tra lọ vắc xin bằng mắt thường xem màu sắc, độ vẩn có gì khác thường. (Ví dụ: không dùng vắc xin bị đổi màu hoặc vẩn đục).

- Không dùng vắc xin đã quá hạn sử dụng.

- Vắc xin pha xong phải dùng ngay, không để quá 2-4 giờ sau khi pha, không cầm lâu trong lòng bàn tay.

- Các loại vắc xin có thể tiêm cùng một lúc nhiều vị trí khác nhau theo đúng qui định.

- Dụng cụ, ống tiêm, kim tiêm, nước cất đều vô trùng, sau khi hấp hoặc luộc phải để nguội mới dùng.

- Trước khi pha hoặc lấy vắc xin, tay phải sát trùng bằng cồn 700, nút lọ thuốc phải được sát trùng trước khi lấy thuốc.

- Đối với vắc xin nhược độc, các dụng cụ phải để nguội, không được dùng thuốc sát trùng dụng cụ và vị trí tiêm.

          - Nếu là vắc xin có bổ trợ nhũ dầu phải tiêm bắp sâu, lắc kỹ trước khi dùng.

- Dụng cụ làm xong phải diệt trùng, kim tiêm, lọ thuỷ tinh không được vứt bừa bãi.

2. Lịch tiêm phòng cho lợn (Tham khảo) 

2.1. Lợn con và lợn nuôi thịt.

                          Loại vắc xin và sắt hoá trị II

Thời gian tiêm

Tiêm sắt lần 1

2-3

Tiêm sắt lần 2

12-13

Dịch tả lợn lần 1 (nếu lợn mẹ chưa tiêm phòng)

20

Dịch tả lợn lần 2

45

Phó thương hàn lần 1

20

Phó thương hàn lần 2

28-34

Phù đầu lợn con

28-35

Tụ huyết trùng

60

Đóng dấu

70

 

 

2.2. Lợn nái:

Áp dụng lịch tiêm phòng theo bảng trên và tiêm phòng thêm:

- Vắc xin tụ huyết trùng sau 120 ngày tuổi.

- Vắc xin đóng dấu: Sau 180 ngày tuổi.

2.3. Lợn đực giống:

Áp dụng lịch tiêm phòng theo bảng trên và lịch tiêm phòng cho lợn nái. Ngoài ra tiêm phòng thêm vắc xin dịch tả lợn trước khi bắt đầu phối giống15 ngày, tiêm nhắc lại 6 tháng 1 lần.

Tác giả: Nguyễn Duy Minh - TTKN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 32719


Theo dòng sự kiện:
 Kiểm tra việc buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới (22/06/23)
 Khẩn cấp tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người (07/11/22)
 Hội nghị giao ban công tác tiêm phòng Đợt 2 năm 2022 với 06 huyện miền núi (ngày 24/9/2022) (28/09/22)
 Buổi làm việc của Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa cùng với Công ty TNHH MTV Avac Việt Nam (04/08/22)
 Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững (25/07/22)
 Hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ (15/07/22)
 Triển khai tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (13/03/22)
 5 huyện công bố hết dịch bệnh tả lợn Châu Phi (23/12/21)
 Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT về Đề án phát triển chăn nuôi (21/03/12)


Các tin khác:
 NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý TRONG CHĂM SÓC CÂY VỤ ĐÔNG (03/10/2011)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang