Số lượt truy cập
Hôm nay 55594
Hôm qua 39190
Tuần này 160298
Tháng này 3198124
Tất cả 192993708
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 04/03/2019
Một số lưu ý trong phòng trừ đạo ôn hại lúa xuân.

Hiện nay, lúa Chiêm Xuân của tỉnh đang ở giai đoạn đẻ nhánh, do điều kiện thời tiết thuận lợi, nhất là nắng ấm trong thời gian vừa qua nên lúa sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, từ cuối tháng 2/2019 thời tiết mưa ẩm, trời âm u tạo điều kiện rất thuận lợi cho sâu bệnh hại lúa, đặc biệt là bệnh đạo ôn phát sinh.

Để phòng trừ tốt bệnh đạo ôn nhằm tránh sự bùng phát dịch bệnh trong thời gian tới bà con nông dân cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thường xuyên thăm đồng phát hiện sớm bệnh đạo ôn để khoanh vùng phòng trừ triệt để. Đặc biệt chú ý đến chân ruộng trũng, lầy thụt, ruộng bón phân không cân đối, bón thừa đạm. Chú ý theo dõi diễn biến của bệnh trên các giống nhiễm như Nếp, TBR1, TBR 225, Thiên ưu 8, Q5, D.ưu 527, AC5, BC15... và những giống năm 2018 bị nhiễm nặng

Bón phân cân đối, hợp lý, bón tập trung, tuyệt đối không bón đạm lai rai. Đảm bảo lượng nước trong ruộng duy trì từ 1 – 3 cm để cho lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

- Ở những ruộng đã bị nhiễm bệnh, dừng bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng. Thực hiện phòng trừ theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn và tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” khi phun thuốc.

* Lưu ý: Sau phun 3 – 4 ngày phát hiện thấy nếu vết bệnh đã khô thì tiến hành chăm sóc lúa bình thường, liều lượng phân bón theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn và của địa phương. Nếu vết bệnh chưa dừng cần tiến hành phun kép lần 2 để trừ bệnh triệt để.

- Tiếp tục bám sát, theo dõi và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh khi có phát sinh như: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh lùn sọc đen phương nam...

Nguồn tin: Th.s Nguyễn Trọng Minh - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18252


Các tin khác:
 Thanh Hóa: Kết quả bước đầu mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (01/03/2019)
 Bệnh dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp ứng phó. (20/02/2019)
 Khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau dịp Tết nguyên đán. (20/02/2019)
 Một số kỹ thuật cần thiết trong quá trình chăm sóc và bảo vệ lúa vụ Xuân 2018-2019 giai đoạn sau khi cấy đến đẻ nhánh. (19/02/2019)
 Tăng cường các biện pháp trồng và chăm sóc rừng gỗ lớn. (19/02/2019)
 Làng hoa Đông Cương những ngày cận tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019. (29/01/2019)
 Úm cho lợn con vào mùa đông. (23/01/2019)
 Biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò. (23/01/2019)
 Một số biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho mạ và lúa mới cấy (21/01/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình liên kết hộ trong chăn nuôi gà tại xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân. (16/01/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang