Số lượt truy cập
Hôm nay 119384
Hôm qua 58866
Tuần này 282954
Tháng này 3320780
Tất cả 193116365
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 09/01/2018
Chăm sóc và chống rét cho mạ vụ chiêm xuân 2017-2018

Đợt không khí lạnh trong những ngày vừa qua đã bao trùm và gây rét đậm, rét hại cho hầu hết các tỉnh miền Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ và miền Trung nước ta. Nhiệt độ xuống thấp 10-130C, thậm chí các tỉnh miền núi phía Bắc xuống chỉ còn 4 - 60C, cộng thêm mưa nhỏ rải rác làm nho thời tiết càng trở nên khắc nghiệt hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là nhiều diện tích mạ xuân vừa được gieo sẽ sinh trưởng phát triển chậm, có thể bị chết rét nếu không có các biện pháp phòng chống tích cực và kịp thời.

Hiện nay, hầu hết các địa phương đã gieo xong các trà mạ xuân sớm, mạ đã đạt từ 1-2,5 lá. Diện tích trà mạ xuân Muộn đang được các địa phương chuẩn bị gieo, trên chân đất vàn trung bình chủ động nước sẽ kết thúc gieo mạ trước ngày 25/1/2018, trên chân đất vàn, vàn cao sẽ kết thúc gieo mạ trước ngày 5/2/2018. Để đảm bảo cho mạ sinh trưởng phát triển khoẻ, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, đặc biệt chịu rét tốt, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động nông dân, chăm sóc và phòng chống rét cho mạ theo biện pháp sau:

Đối với mạ dược xúc cấy, đất gieo mạ cần được làm kỹ, nhuyễn, sạch cỏ dại, bón lót đầy đủ bằng phân chuồng hoai, phân lân hoặc phân hữu cơ vi sinh, tro bếp, bón từ 20-25 kg NPK chuyên dùng bón lót có chứa hàm lượng lân cao, không lót bằng đạm đơn. Lên luống mạ phẳng không được để lắng đọng nước cục bộ, trên bề mặt luống phải có nhiều bùn hoa, lên luống nhỏ: 1-1,2m để thuận lợi cho che phủ nilon. Mạ được gieo chìm ½ trong bùn hoa, sau khi gieo tăng cường sử dụng tro bếp hoai, phân chuồng hoai mục phủ đều trên mặt luống để chống rét cho mạ. Riêng mạ trên nền đất cứng chỉ bón lót bằng lân, phân chuồng hoai, tro bếp, phân HCSH, không lót bằng NPK và đạm đơn.

Sau khi gieo, cần đảm bảo đủ ẩm để dưỡng mạ và giữ ấm chân mạ. Tổ chức che phủ nilon cho mạ đúng quy cách, khoảng cách từ mặt luống đến đỉnh nilon che cao 0,4-0,5 m. Thường xuyên kiểm tra ruộng mạ, che kín vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 150C, nếu thấy ni lon bị lốc cần che lại để tránh gió lùa. Đối với mạ ruộng, cần duy trì mực nước ngâm chân giữ ấm cho mạ, không được để  mất nước trong ruộng mạ sẽ làm cây mạ dễ chết rét. Đối với mạ trên nền đất cứng cần tưới nước ấm để giữ ẩm và ấm cho mạ. Sử dụng phân lân super ngâm ngấu và kali pha loãng với nước ấm tưới trực tiếp cho mạ 3-5 ngày/lần, tuyệt đối không sử dụng đạm Urê bón thúc hoặc tưới thúc cho mạ. Phun hoặc hoà cùng với nước để bổ sung cho mạ bằng các loại phân bón qua lá như siêu lân, phân vi lượng, kích thích rễ…để chống rét cho mạ như: KH Thanh Hà, Polyfeed 5 chim én, Siêu ra rễ...liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng phân bón lá chứa GA3, đạm để phun hay tưới vì sẽ làm mạ vống, yếu ớt chống chịu kém.

Trước khi đưa mạ ra ruộng cấy cần tiến hành luyện mạ như sau: khi nhiệt độ ngoài trời trên 180C trời ấm, vào buổi trưa cần mở 2 đầu ni lon, buổi tối đậy kín lại. Tiến hành mở dần ni lon sao cho trước khi đưa mạ ra ruộng cấy 3-5 ngày phải mở ni lon hoàn toàn để mạ thích ứng tốt với điều kiện bên ngoài. Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh trên mạ, nhất là bệnh vàng lá, bị chết từng chòm, phun phòng và trừ bằng một số loại thuốc trừ nấm đặc hiệu hoặc phun phòng bằng các loại thuốc sinh học theo hướng dẫn. Đảm bảo cây mạ đanh dảnh, sạch sâu bệnh, cứng khoẻ khi ra ngoài ruộng cấy.

Nguồn tin: Trịnh Hà - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 12942


Các tin khác:
 Một số giống bò lai chuyên thịt có giá trị kinh tế cao (09/01/2018)
 Biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018. (09/01/2018)
 Ghi nhận từ khóa tập huấn theo phương pháp FFS trên cây ngô (25/12/2017)
 "Đam mê cơ giới hóa và nông nghiệp công nghệ cao" của một nông dân Xứ Thanh (20/11/2017)
 Ý nghĩa của công tác tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. (10/11/2017)
 Hiệu quả mô hình ứng dụng đồng bộ các TBKHKT trong sản xuất lúa ở Thiệu Hóa (08/11/2017)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ sản xuất trong chăn nuôi gà thịt  (08/11/2017)
 Cách tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi gà (tiếp theo) (08/11/2017)
 Bệnh khô mỏ, khô chân, xù lông và chết sớm ở gà, vịt, ngan, ngỗng, con mới nở (Debilitas Vitae Avium) (08/11/2017)
 Một số giải pháp kỹ thuật phát triển nghề nuôi tôm chân trắng thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với năng lực của bà con nông dân (08/11/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang