Số lượt truy cập
Hôm nay 106415
Hôm qua 58866
Tuần này 269985
Tháng này 3307811
Tất cả 193103395
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 09/01/2018
Một số giống bò lai chuyên thịt có giá trị kinh tế cao

Ứng dụng công nghệ cao tạo ra các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, tạo điều kiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động khu vực nông thôn, nâng mức thu nhập của người chăn nuôi trong những năm qua luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Chăn nuôi bò lai chuyên thịt của người dân ở các tỉnh thành trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay.

Trước đây, chăn nuôi bò của tỉnh Thanh Hóa chủ yếu sử dụng con bò Vàng truyền thống. Giống bò này sinh sản tốt, chịu kham khổ, thích ứng với điều kiện nóng ẩm và có khả năng chống chịu bệnh tốt.Tuy nhiên, nhược điểm của giống bò này là tầm vóc bé, năng suất thịt thấp, sinh trưởng phát triển không cao (khối lượng sơ sinh 14-15kg, trọng lượng trưởng thành khoảng 180-220kg, tỷ lệ thịt xẻ khoảng 45-50%). Hiệu quả kinh tế thấp.

 Nhằm nâng cao năng suất trong chăn nuôi bò cũng như nâng mức thu nhập của người chăn nuôi, từ những năm 1980 Bộ Nông nghiệp đã có chủ trương “Sind” hóa và “Zebu” hóa đàn bò của Việt Nam bằng cách dùng con đực Redsinhi (Pakistan), Brahman (Ấn Độ), Sahiwal (Pakistan) cho lai tạo với con cái nền là bò Vàng Việt Nam để tạo ra con lai Sind, Zebu có tầm vóc lớn hơn, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn (cụ thể: khối lượng sơ sinh 22-24kg, trọng lượng trưởng thành 280-330kg, tỷ lệ thịt xẻ 48-50%). Tuy nhiên khả năng sản xuất thịt cũng như hiệu quả kinh tế của các giống bò này vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao thông qua việc cải tạo đàn bò theo hướng thịt bằng cách dùng tinh của các giống bò đực chuyên thịt cho phối giống với bò cái nền Zebu, con lai F1, F2 ra đời có tầm vóc lớn hơn, khả năng sinh trưởng phát triển cao; năng suất, chất lượng thịt tốt hơn. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của một số giống bò chuyên thịt và con lai có hiệu quả như sau:

- Bò Droughtmaster và con lai F1 (Droughtmaster x Zebu): bò Droughtmaster có nguồn gốc từ Úc, bò có màu lông đỏ, phần lớn không sừng; khối lượng con đực 800-1000kg, tỷ lệ thịt xẻ 60-64%. Con lai F1 có khối lượng sơ sinh 22-23kg; trọng lượng trưởng thành 450-560kg; tỷ lệ thịt xẻ 52-58%.

- Bò Angus và con lai F1(Angus xZebu): bò Angus có nguồn gốc từ Scotland, màu lông chủ yếu là màu đỏ sẫm, không có sừng, khối lượng 1000-1300kg, tỷ lệ thịt xẻ 60-65%.  Bò F1 phát triển tốt, ít bệnh trong điều kiện nuôi bán chăn thả, phù hợp với khí hậu nóng ẩm của nước ta. Bò có chất lượng thịt tốt, có vân mỡ (mỡ dắt) xen kẽ trong thớ thịt giúp thịt mềm và béo. Đối với  giống bò này, ở giai đoạn từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi khối lượng không lớn và tăng trọng chậm, tuy nhiên từ 6 tháng tuổi trở lên bò sinh trưởng, phát triển nhanh, tỷ lệ thịt cao hơn so với các giống bò lai khác. Khối l­ượng bê sơ sinh nặng 24-25 kg; trọng lượng trưởng thành ở 21 tháng tuổi bình quân 270-380kg; tỷ lệ thịt xẻ 60-62%. .

- Bò BBB và con lai F1(BBB xZebu): bò BBB có nguồn gốc từ Bỉ, màu lông của bò thuần chủ yếu là màu xanh trắng; cơ bắp phát triển, khối lượng 1100-1300kg, tỷ lệ thịt xẻ trên 66%. Con lai F1 có khối lượng sơ sinh 26-32kg, bò lớn nhanh tăng trọng bình quân 25kg/tháng, trọng lượng trưởng thành khoảng 600-750kg; tỷ lệ thịt xẻ 58-60%.

Thực tế cho thấy, tăng trưởng của bê lai F1 (giữa bò Zebu với các giống bò ngoại trên) cao hơn bê lai Sind 16-45%. Bê đực lai F1 từ 18-24 tháng tuổi sau khi vỗ béo có tỷ lệ thịt xẻ khoảng 50-51% và tỷ lệ thịt tinh khoảng 41-43%, do vậy khối lượng thịt tinh đạt khoảng từ 155-194kg/con , cao hơn 3-4 lần so với bò địa phương. Tất cả con lai F1 đều dễ nuôi, ít bệnh tật trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và thức ăn nghèo dinh dưỡng của nước ta.

Với xu thế hiện nay, để chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả cao, bà con nên sử dụng tinh bò đực của các giống bò chuyên thịt trên lai tạo với bò cái nền nhóm Zebu có khối lượng từ 220kg trở lên; tạo ra con lai F1 có tầm vóc lớn, sinh trưởng phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi.


Ảnh: Bò lai F1 BBB x Zebu 12 tháng tuổi tại Thiệu Hóa

Nguồn tin: Lê Sỹ Thành, Cao Thị Dung - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13484


Các tin khác:
 Biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018. (09/01/2018)
 Ghi nhận từ khóa tập huấn theo phương pháp FFS trên cây ngô (25/12/2017)
 "Đam mê cơ giới hóa và nông nghiệp công nghệ cao" của một nông dân Xứ Thanh (20/11/2017)
 Ý nghĩa của công tác tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. (10/11/2017)
 Hiệu quả mô hình ứng dụng đồng bộ các TBKHKT trong sản xuất lúa ở Thiệu Hóa (08/11/2017)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ sản xuất trong chăn nuôi gà thịt  (08/11/2017)
 Cách tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi gà (tiếp theo) (08/11/2017)
 Bệnh khô mỏ, khô chân, xù lông và chết sớm ở gà, vịt, ngan, ngỗng, con mới nở (Debilitas Vitae Avium) (08/11/2017)
 Một số giải pháp kỹ thuật phát triển nghề nuôi tôm chân trắng thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với năng lực của bà con nông dân (08/11/2017)
 Phát triển nuôi tôm nước lợ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu tại Thanh hóa (08/11/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang